Một bản tóm lược  để vượt qua sự « ly dị » giữa Tin Mừng và văn hoá được Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hoá xuất bản

 

Vatican ngày 14/11/2003

 

Một bản tóm lược những trung tâm văn hoá công giáo sẽ góp phần vượt qua sự ly dị giữa Tin Mừng và văn hoá : con số những trung tâm này là 1200 trên thế giới và 341 tại Ý, hoạt động trong nhiều lãnh vực của đời sống văn hoá.

 

« Bản tóm lược của những trung tâm văn hoá công giáo » đã được giới thiệu ngày thứ sáu hôm nay bởi ĐHY Paul Poupard, chủ tịch hội đồng giáo hoàng về văn hoá, và ÐGM Giuseppe Betori, tổng thư ký hội đồng giám mục Ý.

 

Cuốn niên lịch mới bao gồm địa chỉ của những trung tâm văn hoá công giáo, cũng như “những đường hướng tổng quát, những đề nghị chính và những dịch vụ do những trung tâm này cống hiến ”.

 

ÐHY Poupard giải thích rằng cuốn sách này là hoa quả của những cuộc gặp gỡ quốc tế của những trung tâm văn hoá công giáo “ cùng chung vùng địa lý và văn hoá giống nhau ” bắt đầu từ năm 1993. Ðó là “ những đồn biên giới ” giữa người tin và người vô thần, những người khác tôn giáo nhưng luôn sẵn sàng đối thoại. Ðối chiếu niềm tin và văn hoá của thời đại để đừng rào kín Giáo Hội trong bốn bức tường câm lặng : “ Chúng ta không thể loan báo Phúc Âm và sống niềm tin vào Ðức Giêsu mà cố quên đi thực tại quanh mình ”.

 

“ Mỗi dịp có cơ hội, ngoài sự đóng góp giới thiệu và phát triển những trung tâm này, chúng tôi cũng ghi nhận một cách chăm chú những mong muốn của môi trường, khai thác những cậu hỏi được đặt ra, những nhu cầu và những mong chờ của từng người. Ðiều mong chờ đầu tiên đã được toại nguyện là sự thiết lập một khí cụ thông tin nhằm tạo nên cả  một hệ thống sau này ”.

 

Hội Ðồng Giáo Hoàng về Văn Hoá đã in danh sách của những trung tâm công giáo về văn hoá trên toàn thế giới mà người ta có thể tra tìm trên internet.            

 

Bộ trưởng bộ văn hoá của Giaon Phaolô II cũng nói rằng tên “ trung tâm công giáo về văn hoá ” qui tụ những “ những thực tại rất khác nhau trong hoạt động và mục tiêu ”, nhưng chính tương quan giữa niềm tin và văn hoá là trục chính của những trung tâm này. Theo ÐHY, sứ mạng của những trung tâm này là “ lấp đầy hố chia cách giữa niềm tin và văn hoá, giữa Phúc Âm và đời sống hằng ngày, giữa sự loan báo Ðức Kitô và sự thờ ơ hay vô thần thực tiễn của biết bao người hiên đại ”.

 

Trong lãnh vực này, ngài nói : “ Giáo Hội đã thực hiện nhiều tiến bộ lớn, nhất là từ Công Ðồng Vatican II và lời kêu gọi của ÐGH Phaolô VI trong Evangelii Nuntiandi khi ngài lên án sự rạn nứt này như một thảm trạng của thời đại chúng ta ”. Bởi vì ngày hôm nay, sau khi những giáo huấn đã được thiết lập, đây là lúc cần phải phát triển một hành động tỉ mỉ và  rõ ràng, đánh giá cao những truyền thống văn hoá địa phương cho phù hợp với những nhu cầu của mỗi dân tộc.                         

 

Về phần ĐGM Betori, ngài nhấn mạnh đến sự quan trọng của “ một dự án văn hoá Kitô giáo ” và nhắc đến sự thành lập “ từ tám năm qua một dự án nhằm phối kết Phúc Âm và văn hoá ” bởi Giáo HộI Ý.

 

ĐHY Poupard đã nói trong đài Radio Vatican : “ĐGM đầu tiên của Rôma, thánh Phêrô, trong thư thứ nhất nói chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng trả lời với sự tôn trọng và dịu dàng những người muốn biết nguyên do niềm hy vọng của chúng ta. Chung quanh chúng ta bao nhiêu người mất hướng đi; rồi những nhà thờ, những xứ đạo với bao người đang cần sự giao tiếp bớt long trọng và đơn giản hơn để trả lời cho bao câu hỏi được đặt ra bởi những thách thức và những cơ hội trong giây lát và tóm lại là để giới thiệu cho mọi người kho tàng văn hoá của niềm tin ”.

 

Nhưng giữa sự cực đoan và sự nhắm mắt tuân theo, ĐHY Poupard xác định : “ tôi nghĩ những trung tâm nay có sứ mệnh ngăn ngừa khỏi rơi vào hai thái cực nhờ sự mềm dẻo. Đó là những trung tâm, những vòng, những viện, những nơi thụ huấn thần học, khoa học, giáo dục, nghệ thuật với những hướng đi khác nhau. Điều đó muốn nói một điều nền tảng : luôn luôn có một sự nhận diện rõ ràng đó là những trung tâm công giáo và chúng ta cùng luôn đối thoại với những văn hoá khác trên thế giới.

 

Nhưng “ làm sao đem sức mạnh và vẻ đẹp lại cho một nền văn hoá dựa trên những giá trị của Phúc Âm ? ”         

 

“ Bằng cách sống nó qua nhân chứng của những cộng đồng Kitô giáo và qua sự sáng tạo văn hoá. Thật vậy, đó là điều mà những trung tâm văn hoá công giáo nhắm tới. Thí dụ như chúng ta đang có một cuộc tranh luận lớn về Hiến Pháp Âu châu, câu trả lời cho cuộc tranh luận phát xuất từ nhân chứng sống. Sự hiện diện của chúng ta trong lãnh vực rất rộng lớn, nhiêu khê, phức tạp nhưng cần thiết của văn hoá là điều rất quan trọng đối với chúng ta ”.

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà