ÐHY Cottier chú thích Sứ Ðiệp cho Ngày Hoà Bình của ÐGH

 

Vatican ngày 22/12/2003

 

Nhà thần học gần gũi Gioan Phaolô II nhận định rằng lời yêu cầu của ÐGH để thực hiện một sự đổi mới Liên Hiệp Quốc cho « thích nghi » với hoàn cảnh thế giới mới hôm nay là điều trọn vẹn nằm trong khung cảnh của tiến trình thay đổi của học thuyết xã hội của Giáo Hội.

 

Trong một cuộc nói chuyện với Zenit, ÐHY Georges Cottier, thần học gia của Toà Thánh, đã lấy lại một trong những lập luận của Sứ Ðiệp cho Ngày Thế Giới Hoà Bình của ÐGH, sẽ diễn ra ngày 01/01 : sự cần thiết của một trật tự quốc tế mới.

                   

Trong Sứ Ðiệp, ÐGH yêu cầu rằng « Tổ Chức LHQ luôn vượt từ trình độ một cơ chế lạnh lùng hành chánh đến một trung tâm đạo đức, nơi đó mọi quốc gia cảm thấy như nhà mình, phát triển ý thức chung là « một gia đình những quốc gia »     

 

ÐGH nói tiếp : « các quốc gia phải coi mục tiêu này như một bổn phận đạo đức và chính trị chính xác, đòi hỏi sự thận trọng và quyết tâm ».

 

ÐTC không đòi LHQ trở nên một loại đại quốc gia, nhưng ngài yêu cầu « một sự đổi mới để Tổ Chức LHQ có thể hoạt động một cách hữu hiệu hầu đạt tới những mục đích trong Hiến Chương luôn luôn có giá trị ».

 

ÐHY Cottier, thuộc dòng Ða Minh và quốc tịch Thuỵ Sĩ, nhận định rằng theo nghĩa này, « lý thuyết xã hội của Giáo Hội đã biến chuyển trên phương diện chính trị một cách hấp dẫn ».

 

« Từ thời của thông điệp “ Pacem in Terris ” của Gioan XXIII, ngườI ta ý thức rằng những vấn đề chính trị và kinh tế quan trọng được đặt ra ở mức độ thế giới ».

 

ÐHY nhấn mạnh : « Ngay trên bình diện chính trị, cảm hứng từ Phúc Âm giúp lý trí con người thông hiểu rằng chúng ta cần những thể chế thích nghi với tính cách duy nhất của loài người ».

 

« Bởi thế chúng ta cần một thẩm quyền nằm trên mọi quốc gia. Mặc dù biết những giới hạn và những điểm mong manh của LHQ, Giáo Hội luôn luôn cổ võ ý tưởng rằng LHQ chẳng hạn phải can thiệp vào những xung đột ».

 

Sứ điệp của ÐGH gợi lên nguồn gốc của LHQ và Hội Ðồng Bảo An, cũng như những điều kiện trong luật quốc tế để dùng tới sức mạnh.

 

ÐHY, nguyên thư ký của Uỷ Ban Thần Học Quốc Tế, giải thích rằng bởi thế Tổ Chức LHQ cần có « một thẩm quyền mạnh mẽ hơn để can thiệp, bảo vệ những nhân quyền, để chiến đấu chống lại sự khốn cùng… ».

 

Ngài kết luận : « Ðó là một mới mẻ đã chín mùi ở thời Công Ðồng Vatican II, có lẽ trước đó một chút, nhưng cũng là một khía cạnh rất quan trọng trong giáo huấn của triều giáo hoàng này »                

 

 

Thông tấn Zenit                      

Lang Biang dịch

 

 

 

 

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà