Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 04.01 ĐẾN 10.01.2010 - CUỐI TUẦN)

 

VỤ GÂY HẤN MỚI CỦA CÔNG AN TRONG MỘT GIÁO XỨ Ở HÀNỘI

(ZENIT 06.01) Theo Hãng tin Hội Thừa Sai Paris ngày 06.01 : Sáng sớm ngày 06.01, mạng Internet TGP Hànội thông tin rằng các lực lượng quan trọng công an đã bao vây giáo xứ Đồng Chiêm và đang hạ một cây thập tự đặt trên một ngọn núi nhỏ (Núi Thờ,còn gọi là Núi Cấm) nhô lên trên phần đất của giáo xứ thuộc về TGP Hànội nầy. Hai linh mục phụ trách giáo xứ đang tham dự tĩnh tâm linh mục tại Toà TGM, đã được giáo dân hiện diện trên núi vào lúc phá hủy thập giá, thông báo các biến cố qua điện thoại. Được ban thông tin TGP đặt câu hỏi, cha quản xứ đã tuyên bố rằng vào khoảng 7:30,Ngài đã được báo có nhiều công an bao vây làng và tiến hành dập phá cây thánh giá dựng trên núi. Được báo động, giáo dân đã đến để cố gắng bảo vệ cây thánh giá. Họ đã đụng độ với công an và đã bị đánh đập. Hai người trong họ đã bị thương nặng hơn hết. Cuục hành quân công an nhắm phá hủy cây thánh gía có lẽ khởi đầu ban đêm vào khoảng 3:00 sáng. Khoảng 500 nhân viên an ninh công cộng được trang bị lựu đạn cay, dùi cui điện,súng và chó nghiệp vụ vẫn còn có mặt tại hiện trường khi giáo dân gọi báo tin cho Cha quản xứ. Tất cả mọi lối ra vào trong làng đều bị chặn lại nội bất xuất ngoại bất nhập. Công an đã mang hai người bị thương đến một chỗ không ai biết, và không cho người thân đi theo.

 

SỰ HÀI HOÀ GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐỨC TIN

(H20News 06.01) Khoa học tự nó không đủ sức để hiểu thực tại vốn cgỉ có thể đọc được trong sự kết hợp giữa trí thức và đức tin,giữa khoa học và Mạc Khải, hai nguồn ánh sáng đã hướng dẫn bước chân Ba Đạo Sĩ,những nhà bác học đã mở lòng ra cho mầu nhiệm Thiên Chúa. Đức Biển Đức XVI đã tái khẳng định như thế trước khi đọc Kinh Truyền Tin, sự cần thiết của một khoa học không phải tự túc mà là mở ra cho những mạc kải và mời gọi khác của Thiên Chúa. Lòng khiêm nhường và khả năng lắng nghe là đặc điểm của ba nhà đạo sĩ, những nhà nghiên cứu đích thực chân lý mà ở Bê-lem đã nhìn nhận và thờ lạy Đấng Cứu Thế. Đức Thánh Cha đã xác định : Họ đã khám phá một long nhan mới của Thiên Chúa, một vương triềi mới : vương triều tình yêu. Chào mừng khách hành hương bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, Đức Thánh Cha hướng về anh chị em Giáo Hội Đông Phương,những người mừng Noel vào ngày mai. Người đã gợi lên Ngày Truyền Giáo Trẻ Em, được đặt dưới chủ đề “ Trẻ em giúp đỡ trẻ em”, do Đức Piô XII mong có vào năm 1950 nhằm giáo dục các trẻ em trên thế giới có tình liên đới với các trẻ đồng trang lứa kém may mắn.

 

THAN ĐÁ ĐƯỢC GỬI CHO THỦ TƯỚNG TÂY BAN NHA VÀO LỄ HIỂN LINH

(CNA 06.01) Hôm trước lễ Hiển Linh, tổ chức Quyền Sự Sống ở Tây Ban Nha đã chọn gửi một xe trong đoàn diễu hành chở đây than đá thay vì một món quà, đến thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero, vì chính sách ủng hộ nạo phá thai mà chính phủ ông đang thực hiện ở Tây Ban Nha. Ở Tây Ban Nha cũng giống như ở các quốc gia Châu Âu khác, người ta có thói quen tặng quà cho trẻ em nhân lễ Hiển Linh, để tưởng nhớ ba Nhà Đạo Sĩ đã mang các quà tặng cho hài nhi Giêsu ở Bet-lem. Những trẻ em nào không vâng lời trong năm sẽ nhận được than đá trong những chiếc tất dài thay vì quà tặng. Chiếc xe diễu hành nầy được lái đến các văn phòng của Liên Minh Châu Âu ở Madrid từ khi ông Zapatero hiện làm chủ tịch. Phát ngôn nhân Tổ chức Quyền Sự Sống, Gador Joya, đã chỉ trích thủ tướng Zapatero vì các chính sách ủng hộ nạo phá thai của ông, hủy hoại “quyền được sống” và cho thấy ‘ông coi thường phụ nữ và sức khoẻ của họ”. Tổ chức nầy cũng loan báo sẽ nhập với Liên Minh Công Giáo các Phụ Huynh để yêu cầu thủ tướng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về luật nạo phá thai mới. Tổ chức cho biết một triệu chữ ký ủng hộ kiến nghị nầy sẽ được đệ trình lêm chính phủ vào cuối tháng Giêng.

 

CÁC ĐẠI BIỂU Ở PHỐI HỢP THÁNH ĐỊA GẶP NHAU TẠI GIÊRUSALEM

(CNA 06.01) Phối Hợp Thánh Địa,một sự kiện hằng năm nhằm đẩy mạnh công việc và đoàn kết với cộng đồng Kitô giáo sở tại, sẽ gặp lại nhau tại Giêrusalem vào tháng Giêng. Các giám mục công giáo và các đại biểu  HĐGM sẽ có những chuyến thăm mục vụ và hội kiến với các nhà lãnh đạo Palestine và Israel trong khi tìm hiểu về tình hình Thánh Địa hiện nay. Phối Hợp Thánh Địa được sữ uỷ thác của Toà Thánh và đã được tổ chức bởi HĐGM Anh và Xứ Wales từ năm 1998.  Cuộc gặp gỡ 2010 sẽ do Đức TGM Liverpool,Patrick Kelly hướng dẫn. Đức TGM lưu ý rằng chuyền viếng thăm sẽ diễn ra giữa cuộc tông du năm ngoái của Đức Thánh Cha và Thượng hội đồng về Trung Đông đã dự trù. Ngài nói trong một tuyên bố :”Sự tập chú sẽ là về Đông giêrusalem, do vậy chúng tôi trở nên có kinh nghiệm hơn về vấn đề nầy”. Israel đã loan báo vào cuối tháng 12,rằng họ sẽ tiến hành xây 700 nhà cho việc định cư người Do Thái ở Đông Giêrusalem, điều đã kéo theo sự chỉ trích mạnh mẽ từ Hoa Kỳ, Châu Âu và Palestine.

 

CÁC HOẠT ĐỘNG AN NINH QUAN TRỌNG BẢO VỆ KITÔ HỮU PAKISTAN

(CWNews 06.01)Theo Đức TGM Lawrencw Saldanha giáo phận Lahore : Đáp lại lo ngại của các Kitô hữu rằng họ có thể thành mục tiêu tấn công bom tự sát, các quan chức an ninh Pakistan đã tiên hành nhiều cuộc hành quân quan trọng vào lễ Giáng Sinh để bảo vệ những người đi nhà thờ. Ngài nói :” sự bảo vệ của cảnh sát thật sự là tốt đẹp. Đó không chỉ là sự hiện diện của nhân viên an ninh, mà con số sĩ quan chỉ huy cao hơn bình thường. Toàn bộ cuộc hành quân được tổ chức hết sức tốt”. Chỉ có 0,7% trong số 159,6 triệu dân Pakistan là Công giáo. Hoa Kỳ coi Pakistan là ‘quốc gia cần quan tâm đặc biệt” do vi phạm tự do tôn giáo rất lớn.

 

HỒNG Y NGƯỜI SÉC CẢNH BÁO ; NGƯỜI HỒI ĐANG CHINH PHỤC CHÂU ÂU

(CWNews 06.01) ĐHY Miloslav Vlk,77 tuổi,TGM giáo phận Praha từ năm 1991, đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn rằng “ nếu Châu Âu không thay đổi quan hệ của nó với chính gốc rễ của nò, thì nó sẽ bị hồi-giáo hoá”. Ngài nói :”Châu Âu đã phủ nhận gốc rễ Kitô giáo mà từ đó nó đã mọc lên và là cái đã ban cho nó sức mạnh để chống đỡ hiểm nguy rằng nó sẽ bị người theo đạo Hồi chinh phục - điều hiện đang xảy ra dần dần. Người Hồi giáo ‘dễ dàng lấy đầy khoảng trống được tạo ra khi người Châu Âu cạn hết nội dung Kitô giáo cuộc đời họ”. Ngài nói thêm: “Vào cuối Thời Trung Cổ và đầu thời hiện đại, Hồi giáo đã thất bại trong việc chinh phục châu Âu bằng vũ khí. Khi ấy Kitô hữu đã đánh bại họ. Ngày nay, khi chiến đấu bằnh vũ khí thiêng liêng mà Châu Âu thiếu,trong khi người Hồi giáo được vũ trang hoàn hảo, thì sự sụp đổ của Châu Âu đang lờ mờ hiện ra”. Tố giác môi trường ngoại đạo và lối sống không tin thần thánh của Châu Âu, ĐHY Vlk nói rằng “không phải thị trường tự do cũng không phải tự do vô trách nhiệm đủ mạnh để hình thành căn bản của xã hội. Cũng không phải chỉ duy dân chủ là thuốc chữa bách bệnh, trừ phi nó được gắn vào Thiên Chúa”.

 

CÁC GIÁM MỤC PHẢI CÔNG KHAI KHIỂN TRÁCH CÁC NHÀ CHÍNH TRỊ NGANG NGẠNH

(CWNews 06.01) Dành trọn mục xã luận của tờ báo giáo phận cho chủ đề vạ tuyệt thông, ĐGM Robert Vasa giáo phận Baker (Oregon) viết rằng việc đương đầu công khai với các chính trị gia Công giáo ngang ngạnh là một hành vi bác ái,không chỉ với các chính trị gia,mà còn với các tín hữu chịu gương mù gương xấu.”Để cho sai lầm được bày tỏ công khai,giữ vững lập trường,mà không có phê bình hoặc cãi lại là đáng ngã lòng. Ngài viết :”Khi sai lầm luân lý ấy được một người Công giáo công khai tin theo, người nầy bằng hành vi bề ngoài và công khai lên rước lễ, tỏ ra ‘xếp hạng tốt’ và các tín hữu sẽ bị lầm lẫn gấp đôi và ngã lòng gấp đôi. Trong trường hợp đó, sự sai lầm chắc chắn không bị bác bẻ. Vả lại, người ta có ấn tượng rằng sai lầm ấy được giám mục và Giáo Hội bỏ qua,tha thứ một cách tích cực. Điều nầy gây nản lòng hết sức đối với các tín hữu. trong một trường hợp như thế, đối thoại ‘riêng tư” chắc chắn là thích hợp,nhưng một tuyên bố công khai cũng cần thiết. Trong những trường hợp cực độ, thì vạ tuyệt thông có thể coi là cần thiết. Ngài viết tiếp :” Không nói rõ sai lầm do một thứ sợ hãi nào đó vì ngại xúc phạm người đang sai lầm, không phải là đợng lòng trắc ẩn mà cũng chẳng phải là bác ái. Đương đầu và thách thức sai lầm hoặc điều sai trái của người khác,không bao giờ là dễ dàng, nhưng là phải làm. Chúa đã gọi các giám mục nên những mục tử. Việc chăn chiên đòi hỏi cả hướng dẫn lẫn bảo vệ. Ở một thời đại mà sai lầm phát triển tràn lan và những lời giảng dạy giả dối đầy dẫy, thì tiếng nói của Đức Thánh Cha nghe sáng rõ và chân thật. Các giáo huấn của Giáo hội được dẫn chứng đầy đủ bằng tài liệu và hết sức nhất quán. Các giám mục và linh mục phục vụ trong giáo phận các Ngài có bổn phận vừa phải dẫn dắt dân chúng tới chân lý,lẫn bênh vực và bảo vệ họ khỏi sai lầm”.

 

CHỦNG VIỆN CHÍNH THỐNG NGA Ở PARIS GIẢM KHOẢNG CÁCH VỚI VATICAN

(CathNews 07.01) Bên trong một toà nhà đơn sơ bằng đá vốn từng là một tu viện Công giáo ở trung tâm Éponay-Sous-Senart, một tá chủng sinh mặc áo dài trắng đang vật lộn với những câu thần học tiếng Pháp. Các nữ tu từ lâu đã không còn nữa;  ảnh chuộc tội Công giáo của họ được thay thế bằng ảnh tượng và hương trầm Nga hình thành những biểu hiện của một thử nghiệm đậm nét : chủng viện tiên khởi của Giáo Hội Chính Thống Nga bên ngoài cựu Liên Bang Xô Viết. Được chính thức mở cửa vào tháng 11, ngôi trường nhỏ bé vùng Paris nuôi những tham vọng lớn lao : huấn luyện một thế hệ linh mục Chính Thống mới có khả năng phục vụ dân sống ngoài nước ngày càng đông. Còn hơn thế nữa, ngôi trường hy vọng cổ vũ các trao đổi giữa Kitô hữu Đông và Tây Âu; và đặc thù hơn nữa, giúp nuôi dưỡng những mối liên hệ đang ấm lên giữa Moscou và Vatican. Cha Alexander Siniakov, vị giám đốc trẻ nhã nhặn lịch sự của chúng viện, đồng thới cũng là nhân vật điểm của Giáo Hội Nga về các liên hệ giữa các giáo hội ở Pháp, nói :” Giáo Hội Chính Thống Nga vần những chuyên viên giỏi,biết tiếng nước ngoài và đời sống cùa các Giáo Hội Kitô giáo ở Tây Âu và họ đương đầu với sự tục hoá như thế nào’.Ngài nói thêm :” Chủng viện của chúng tôi là mọt loại nhịp cầu giữa nền văn hoá Kotô giáo Tây Phương và nền văn hoá Chính Thống Đông phương”. Một số người tốt nghiệp xong sẽ trở về các giáo xứ trong quê hương;nhưng những người khác được chuẩn bị để phục vụ người Nga sống xa xứ đang phình ra kể từ khi liên xố sụp đổ. Nó là đứa con tinh thần của Thượng phụ Kirill.

 

ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ XII ĐÃ GIÚP ĐỠ NGƯỜI DO THÁI.

(CathNews 07.01) Vào mùa thu năm 1987, ở một trong những cuộc hội kiến với cộng đồng Do Thái giáo, đức gioan-Phaolô II đã đọc một diễn văn quan trọng về Giáo hội Công giáo La mã và vụ Tàn Sát người Do Thái. bằng việc nhắc lại “những nỗ lực mạnh mẽ và không thể nghi ngờ được của các Giáo Hoàng chống lại chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa quốc xã’, Người trích dẫn lời Đức Piô XI lên án chủ nghĩa quốc xã “là một kẻ thù của Thập giá Chúa kitô” và tiếp tục ca ngợi vị kế nhiệm là Đức Piô XII: “ Và tôi tin chắc chắn rằng lịch sử sẽ cho thấy rõ ràng hơn và một cádh thuyết phục hơn việc Đức Piô XII cảm nhận sâu xa dường bao thảm kịch dân Do Thài hứng chịu và Người đã làm việc cật lực và có hiệu quả như thế nào để trợ giúp họ trong thế chiến thứ II”. Một thập niên sau đó, Đức Gioan Phaolô đã công bố một văn kiện về vụ Tàn Sát, lần nữa lưu ý những hành động nhân đạo của Đức Piô XII và ngay sau đó đã ca ngợi trọn vẹn triều đại giáo hoàng của Đức Piô XII: NGƯỜI LÀ MỘT VỊ GIÁO HOÀNG VĨ ĐẠI’. Một thời gian ngắn trước Giáng Sinh, Đức Biển Đức XVI đã cụ thể hoá lời đánh giá của Đức Gioan Phaolô II bằng việc ký một sắc lệnh tuyên bố Đức Piô XII là “Đấng đáng kính”, thúc đẩy án phong thánh cho Người. Quyết định của Đức Biển-Đức hẳn là có thể bàn cãi,nhưng không phải là vội vã gấp gáp,như một số người cho là vậy, và càng không phải là chủ ý “vô tình”. Đúng ra đó là kết cục của một tiến trình suy tư chín chắn. Vào tháng 05.2007, Thánh Bộ Phong Thánh đã đồng thanh bỏ phiếu xin Giáo Hội công nhận các ‘nhân đức anh hùng’của Đức Piô XII, sau khi đã xem xét 3.000 trang hồ sơ về mọi khía cạnh đời sống của Đức Eugenio Pacelli. Lúc ấy nhiều người đã muốn Đức thánh Cha Biển Đức XVI tuyên bố Đức Piô XII là “Đấng Đáng Kính”,nhưng Người đã kìm nén lại.

 

HOA KỲ : GIA TĂNG TỘI ÁC CHỐNG NGƯỜI TU HÀNH VÀ CÁC NƠI THỒ PHƯỢNG

(ZENIT 07.01) Theo những con số được công bố trên Mạng An Ninh Kitô giáo (CSN),trong một báo cáo vừa được công bốm dưới tiêu đề :”Tội Ác Chống Lại Các tổ Chứa Kitô giáo ở Hoa Kỳ: “ ở Mỹ,năm trước con số tội ác chống lại các tổ chức Kitô giáo đã vượt quá một ngàn. Trong số khoảng 1.200 tội ác đã phạm, báo cáo phân biệt những trường hợp nghiêm trọng trong đó có 12 vụ sát hại và 38 vụ bạo lực khác, gồm cả 3 âm mưu hãm hiếp và ba vụ bắt cóc. Báo cáo nầy cũng ghi nhận 98 vụ hoả hoạn mang tính tội phạm hình sự và 700 vụ trộm cắp sau khi bẻ khoá. Giám đốc điều hành CSN,Jeff hawkins, chuyên gia về an ninh từ 30 năm qua, khi trình bày báo cáo nầy ở Cincinnati, đã nhấn mạnh :” Một danh sách khiến người ta càng thêm nản lòng,khi biết rằng năm 2010 tình hình sẽ chẳng được cải thiện hơn”. Theo Jeff Hawkins, các toà nhà thờ phượng và các tổ chức Kitô giáo được bọn tội phạm coi như những cái bia tương đối dễ.  Văn phòng Cảnh Sát Điều Tra Liên Bang (FBI) cũng có những thống kê liên quan đến các tội ác mang tính thù hằn tôn giáo,nhưng để xác định những động cơ của một số hành động tội phạm tỏ ra khó khăn, các dữ liệu không đầy đủ. Kế đến vấn đề cón ở chỗ nhiều tội ác được đánh giá là ít nghiêm trọng hơn, không phải khi nào cũng bị các nạn nhân tố giác. Nhiều người trông coi việc thờ phượng Kitô giáo cho rằng tha thứ cho người phạm tội là cách hay nhất để tránh những vụ vi phạm mới. Theo người phụ trách CSN, những tội ác nghiêm trọng như giết người và phóng hoả rất dễ ghi lại,trong khi những vụ trộm vặt lại không hề được báo cho cảnh sát. Dù sao đi nữa, theo Jeff Hawkins, những tội ác mới có thể tranh được, nếu các nhà thờ được trang bị những thiết bị an ninh hữu hiệu.

 

TIẾP KIẾN ĐẠI SỨ THỔ NHĨ KỲ : ĐỐI THOẠI VỚI HỒI GIÁO

(H2O News 07.01) Ngày 07.01,trong buổi triều yết dành cho tân đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ, ngài kenan Gursoy, đến trình uỷ nhiệm thư, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã tuyên bố : Một thái độ kính trọng và huynh đệ đối với dân tộc hồi giáo là đặc điểm của đối thoại liên tôn do Giáo Hội vạch ra. Đức Thánh Cha gợi lại chuyến tông du của Người đến Thổ nhĩ Kỳ năm 2006, chuyến tông du đầu tiên trong một quốc gia hồi giáo và đã nhấn mạnh sự đóng góp mà cộng đồng Công giáo nhỏ bé amng lại vì sự tiến bộ xã hội đất nước nầy, qua các công trình thực hiện trong các lãnh vực viện trợ và giáo dục. ngoài ra Đức Thánh Cha còn nhắc lại rằng Giáo Hội mong đợi được nhìn nhận về mặt pháp lý và tái khẳng định vai trò làm cầu nối giữa Đông và Tây mà Thổ Nhĩ kỳ có thế nắm giữ,nhất là vì hoà bình ở Trung Đông.

 

KHOÁ TRUYỀN GIÁO HỌC THỨ 28 DO OPM TỔ CHỨC ĐỒNG HƯỞNG VỚI APARECIDA (*)

(Fides 07.01) Trung Tâm Truyền Giáo Học cho Nam Mỹ (Cône Sud) “Gioan Phaolô II”, trực thuộc Hội Truyền Giáo Achentina, đã tổ chức Khoá Truyền Giáo Học thứ 28,diễn ra từ 25.01 đến 12.02.2010. Trong đường lối Aparecida, khoá học nầy sẽ được được khớp nốu theo biểu ngữ :”Các môn đệ và nhà truyền giáo của Chúa Giêsu kitô để cho các dân tộc chúng ta có sjự sống nơi Người” và đành cho các linh mục, nữ tu,giáo dân và chủng sinh. Các mục tiêu khoá học nầy là : “trong một con đường của việc tông đồ, tăng trưởng như những môn đệ qua nghiên cứu,suy gẫm và cầu nguyện; xúc tiến việc đào tạo truyền giáo qua những môn học khác nhau thuộc ba lãnh vực : linh đạo,nghiên cứu và suy tư thần học ( nhân chủng học và văn hoá) và kinh nghiệm truyền giáo”. Khoá học nầy sẽ triển khai các chủ đề như “ Nền tảng thần học của Truyền giáo’; “nhân chủng học và văn hoá đối với truyền giáo”, “Lịch sử và toàn cảnh Truyền giáo”, “Đạo đức và Luân Lý đối với Truyền giáo”. Một cuộc tĩnh tâm thiêng liêng cũng được dự trù để suy gẫm về “Thánh Phaolô, nhà thừa sai và môn đệ”, trong khi “ Thánh Gioan, môn đệ và nhà truyền giáo” là một chủ đề của một hội thảo diễn ra trong khuôn khổ những “phương tiện truyền thông phục vụ truyền giáo”.

(*) Đại Hội các Giám Mục vùng châu Mỹ La Tinh và vùng Biển Caraibes kỳ V được tổ chức tại Aparecida, Brasil từ ngày 13.05 đến 31.05.2007. Sau đó một Phúc Trình đã được đệ teinh Đức Thánh Cha.Bản Phúc Trình được chia làm ba phần theo phương pháp suy nghiệm thần học phụng vụ, là “Thấy”, “Phán Xét”, và “Hành Động”,mục đích “muốn trình bày sự thật, được nhìn dưới ánh sáng của đức tin, và với trái tim đầy tình yêu thương, và niềm vui của Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô để soi sáng con đường và mục tiêu của nhân loại trong đời sống”. [BTGH]

 

NHỮNG GIÁO DÂN GIỮ VAI TRÒ CHỦ ĐẠO TRONG VIỆC TÔNG ĐỒ,THEO GƯƠNG THÁNH INHATIÔ

(Fides 07.01) Một chương trình nghên cứu và đào tạo dành riêng cho các giáo dân để làm cho họ trở thành những người thật sự giữ vai trò chủ đạo cho việc tông đồ : đó là sáng kiến hành động được đưa ra vào năm 2010 do các tu sĩ Dòng Tên người Úc, mong muốn tăng cường vai trò và hoạt động của giáo dân trong mục vụ và trong việc reo giảng Phúc Âm. Các ngài giải thích :” Các giáo dân là nền tảng cho sự hiện diện kitô giáo và việc loan báo Phúc Âm trong xã hội và trong các cơ cấu trần tục. Họ phải luôn hiểu rõ hơn về vai trò của họ và trở thành những người rao giảng Tin Mừng đầy hiệu quả”, với việc vượt qua sự kháng cự và tính rụt rè của họ. Chương trình nầy sẽ tập trung vào khuôn mặt Thánh Inhatiô,được đề nghị làm mẫu gương và điểm tham chiếu cho một cuộc đào tạo thiêng liêng nhập thể trong thế giối và sẵn sàng trở thành nhà truyền giáo. Martin Scroope, giám đốc ‘Viện Loyola”, khi giới thiễu chương trình đào tạo nầy,nói: “Thánh Inhatiô đã thực hiện hành trình trong cuộc sống ; mỗi người chúng ta được mời gọi hoàn thành cuộc hành trình của mình,theo sứ mệng mà Thiên Chúa giao cho họ”. Chương trình sẽ được tổ chức tại nhiều tình nước Úc, bao gồm nhiều tu sĩ,nhà thần học, và thành viên các giáo hội địa phương. Chương trình cũng dự trù một phần ‘huấn luyện tại chỗ’, với những sáng kiến chung về truyền giáo trong nhiều thành phố.

 

CUỘC GẶP GỠ HỮU ÍCH VÀ THÂN THIỆN GIỮA UỶ BAN TOÀ THÁNH VÀ ISRAEL

(AsiaNews 07.01) Uỷ ban Làm Việc Thường trực Song phương giữa Tòa Thánh và nhà nước israel gặp nhau hôm nay tại Giêrusalem “để tiếp tục công việc theo một Thoả Thuận chiểu theo khoản 10 điều 2 của Thoả Thyận căn bản giữa hai bên.”Các cuộc đàm phán rất hữu ích và diễn ra trong một bầu khí thân tình.Một số chủ đề quan trọng cho những cuộc gặp sắp tới được đưa ra. Cuộc họp tới đây sẽ diễn ra ngày 10.02 tại trụ sở Bộ ngoại giao Israel. Cuộc hội nghị khoáng đại nầy của uỷ ban sẽ diễn ra vào ngày 27.05.2010,ở Vatican.Như đã biết rõ, Khoản 10 điều 2 của Thoả thuận căn bản năm 1993 - nền tảng cho các quan hệ giữa Toà Thánh và Nhà nước Israel buộc nghĩa vụ hai bên phải thương lượng một ‘thoả thuận toàn diện”, nghĩa là ‘đáp ứng mọi đoì hỏi” về quy chế thuế má của Giáo Hội ở Israel, về những vấn đề liên quan đến tài sản Giáo Hội và về các vấn đề khác có tính chất ‘kinh tế’ (như việc nhà nướx tham dự vào việc tài trợ các trường học và bệnh viện Công giáo phục vụ dân chúng trong nước Israel). Văn bản Thoả Thuận nầy nói rõ rằng trong việc thương lượng một thoả thuận toàn diện mới, Giáo Hội không từ bỏ yêu cầu về tính hiệu lực tiếp tục của nhiều quyền mà Giáo hội đã có được trong các lãnh vực nầy qua các thế kỷ trước đây, nghĩa là các đàm phán không phải khởi đầu từ một tình trạng bắt đầu lại từ số không (tabula rasa)

 

CHUYÊN GIA PHỤNG VỤ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG TÁN THÀNH “CẢI TỔ CỦA CẢI TỔ” PHỤNG VỤ

(CNS 07.01) Phát biểu ngày 06.01 tại một hội nghị các linh mục từ các quốc gia nói tiếng Anh tụ họp tại Roma để đánh dấu Năm Linh Mục, Trưởng ban nghi lễ của Đức Giáo Hoàng, ĐGM Guido Marini, đã tán thành những lời kêu gọi trong Giáo Hội đối với một “cải tổ của cải tổ” phụng vụ Công giáo. Ngài nói :”Từ một số năm qua đến nay, nhiều tiếng nói đã được nghe bên trobg các nhóm bàn luận về sự cần thiết một cuộc canh tân phụng vụ. Một phong trào canh tân mới mẻ có khả năng thực hiện một cải tổ của cải tổ, hoặc đúng ra, tiến thêm một bước tới chỗ hiểu được tinh thần thực sự của phụng vụ và việc cử hành phụng vụ”. Đại hội nầy do Hội Ái Hữu Hàng Giáo Sĩ Công giáo nước Úc và Hội Ái Hữu Tu Sĩ Công giáo có căn cứ ở Mỹ,tài trợ. Chuyên viên phụng vụ của Đức giáo hoàng nói mục đích của phong trào canh tân mới nầy ‘là để xúc tiến cải tổ phụng vụ mang tính quan phòng nầy,mà các nghị phụ Công đồng đã tung ra”,nhưng vốn “trong việc đưa vào áp dụng trong thực tiễn, không phải luôn tìm được thực hiện đúng thời đúng lúc và thích hợp". ĐGM Marini nhấn mạnh rằng phụng vụ do Giáo Hội cử hành phải được đánh dấu bằng tính liên tục lịch sử và một sự đánh giá cao tính liên tục có thể xích lại gần nhau những trường phái tư duy khác ý nhau về phụng vụ: “Phụng vụ không thể và không được nên một dịp để xung khắc giữa những người thấy là đúng chỉ trong những gì đã hình thành trước chúng ta và những người, ngược lại, gần như luôn thấy là sai trong những gì đã hình thành trước”.Con đường tiến về phía trước cỷa bất kỳ canh tân phụng vụ nào cũng phải “để ý tới cả phụng vụ hiện tại lẫn quá khứ của Giáo Hội như là một di sản được phát triển liên tục”. Mọi thứ trong phụcg vụ phải dẫn tới thờ phượng,gồm nhạc,ca hát, nhũng thời khắc im lặng,cách thế tuyên bố Kinh Thánh,cũng như các lễ phục và đồ dùng trong phụng vụ. Trong suốt buổi nói chuyện, ĐGM Marini rộng rãi trích dẫn từ những sách báo,bài viết của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI liên quan đến phụng vụ. Ngài nói :” Tôi đã học cach đào sâu hiểu biết của tôi trong hai năm phục vụ Đức Thánh Cha của chúng ta, Đức Biển-Đức XVI. Người là một bậc thầy đích thực về tinh thần phụng vụ,hoặc nhờ lời giáo huấn của Người hoặc nhờ gương sáng Người làm khi mcử hành các nghi thức thánh”.

 

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG THỰC THỤ CÓ LẦN HẠT MÂN CÔI KHÔNG?

(CNS 07.01) Suốt thời thơ ấu, thân mẫu David calvillo thúc giục ông lần chuỗi mân côi, nhưng ông thừa nhận lời khuyên ấy lọt tai nầy sang tai kia.Ông nói : “T6oi đã nghĩ rằng chuỗi hạt chỉ dàng cho các ông già bà lão và các khi mai táng”. Nhưng cách nghĩ nầy của ông đã bắt đầu thay đổi khi ông tham dự một khoá tĩnh tâm tại Dòng Các Nữ Tu Biển-Đức ở  Tu viện Chúa Chiên lành bên ngoài Rio Grande. Đi tới một cuộc tĩnh tâm chứng minh cho thấy là một kinh nghiệm làm thay đổi cuộc đời. Calvillo nói :” Đang khi chúng tôi lần chuỗi mân côi trogn cuục tĩnh tâm, tôi đã nhìn thấy một cái gì đó mà tôi chưa tưng thấy trước đây. Tôi cảm nhận được sữ kết nối không thể tin được nầy”.Theo tháng ngày, qua nghiên cứu,cầu nguyện,tĩnh tâm và gặp gỡ thân tình vớu những tín hữu khác, ông phát huy một sự yêu mến sâu xa đối vớu chuỗi Mân Côi. Cuối cùng ông xác nhận chuỗi Mân Côi quả là kinh nguyện của nam giới. Sau khi thăm dò những cách thế để thúc đẩy việc lần chuỗi Mân Côi, Caivillo đã hình thành một việc tông đồ được gọi là Những Người Nam Thực Thụ Lần Hạt Mân Côi.

 

BẢY NGƯỜI BỊ GIẾT TRONG VỤ BẮN SÚNG NGÀY LỄ GIÁNG SINH CỐP AI CẬP.

(CathNews 08.01) Ít nhất có sáu Kitô hữu Cốp và một bảo vệ an ninh đã chết sau một vụ tấn công bằng súng trong lễ Giáng Sinh nửa đêm ở miền Nam Ai Cập. Vụ bắn súng xảy ra khi các tín hữu rời nhà thờ ở Naj Hammadi vào Đêm Giáng Sinh Cốp. một chiếc xe hơi vượt lên và những phát đạn rảy lên đám đông nầy. các giới chức nói họ nhgi ngờ cuộc tấn công là để trả thù vụ hãm hiếp một cháu gái 12 tuổi người Hồi giáo do một Kitô hữu trong thành phố nầy vào tháng 11. Đã có năm ngày náo động trong thành phố với những tai sản của Kitô hữu bị phá hại và phóng hoả. ĐGM Kirollos cho biết đã có những đe doạ trong những ngày trước đêm Giáng Sinh - một lý do khiến Ngài quyết định chấm dứt Thánh Lễ một giờ sớm hơn bùnh thường. Ngài nói với hãng AP:”Đã nhiều ngày qua,tôi trông đợi một điều gì đó xảy ra vào Đêm Giáng Sinh”, Ngài cho biết Ngài đã rời nhà thờ mấy phút trước cuộc tấn công. Có hai người đạo Hồu qua đường trong số 10 người bị thương.

 

NĂM 2010 : MỘT NĂM ĐẦY HY VỌNG CHO MIẾN-ĐIỆN

(Fides 08.01) Đức giám mục Charles Maung Bo,TGM Yangon, khi giải thích những thách đố và những mong đợi đối với Giáo Hội ở Myanmar, đã nói :” Năm 2010 sẽ là một năm hy vọng,đầy lòng tri ân với Chúa và rất nhiều những mong đợi cho cộng đồng Công giáo Myanmar”. Dân chúng Miến Điện nuôi những hy vọng lớn lao ở bình diện chính trị và xã hội,vì sẽ có những cuộc bầu cử được chờ đợi từ lâu. Quốc gia hy vọng bước vào một thời kỳ hoà giải,hoà bình và thịnh vượng. Đức TGM giải thích rằng để đạt được mục tiệu đó,vì công ích, Giáo Hội Công giáo với con số nhỏ bé, sẽ đóng góp phần mình  và nói :”câu tong sách tiên tri Isaia tạo nguồn cảm hứng cho chúng tôi : dân tộc nầy đi trong bóng tối đã được nhìn thấy một ánh sáng hy hoàng. Chúa Kitô là sự sáng và là hy vọng của chúng ta. Đấng tiếp tục dẫn dắt nhân loại qua những vùng tối tăm dày đặc nhất”. Ngài nhắc lại thảm hoạ thiên nhiên – cơn siêu bão Nargis – do lỗi con người phá hoại thiên nhiên,khiến hàng ngàn người chềt và tài sản bị hủy hoại,nhưng biến cố tang tóc nầy là một dịp tốt để bày tỏ tình đoàn kết, bên trong đất nước cũng nhuư sự viện trợ của nhiều tổ chức nước ngoài.

 

TRIỀU YẾT DÀNH CHO CẢNH SÁT Ý

(VIS 08.01) Hôm nay Đức Biển-Đức XVI đã tiếp kiến Sở cảnh sát Ý,cám ơn các chỉ huy và nhân viên vì trật tự và an ninh công cộng mà họ đã bảo đảm ở quảng trường Thánh Phêrô và các vùng phụ cận Roma, một việc phục vụ quan trọng. Đức Thánh Cha nhấn mạnh : “Công việc của các Vị bảo đảm sự an tâm cho tất cả những ai đi tới trung tâm Kitô giáo để được sống một kinh nghiệm đạo đức trong những nơi chốn ghi dấu chứng đức tin, bên cạnh mộ Thánh Phêrô Tông Đồ,các Thánh và các vị giáo hoàng mà dân chúng Kitô giáo yêu mến và tôn kính”. gợi lên tính chất nghề nghiệp chuyên môn của các nhân viên cảnh sát, Đức Thánh Cha nói rằng công việc của họ,một cách nào đó, cũng có thể là một cách phục vụ Chúa, bằng việc giúp đỡ các khách hành hương đến Vatican.

 

BỔ NHIỆM MỚI

(VIS 08.01) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã bổ nhiệm:

- Ngài Antonio Paolucci, làm chủ tịch Uỷ Ban thường trực phụ trách các di tích lịch sử của Toà

- Cô Maria Cristina Carlo-Stella, làm thư ký Uỷ Ban nầy

- ĐGM Nicolas Henry Marie Denis Thévenin, làm đệ nhất lục sự Toà Thánh tham dự (*)

(*) Hiện tại Tòa Thánh có ba cấp bậc (rank) Đức Ông, ta tạm gọi là Bậc Nhất, Bậc Nhì, và Bậc Ba: Bậc Nhất, Protonotary Apostolic: dành cho 1) Bẩy linh mục phục vụ trong bẩy chức vụ đã được ấn định tại Giáo Đô (Roman Curia), các Đức Ông này mang danh Protonotary of Numer và 2) một số rất ít linh mục ngoài Giáo Đô Rôma, mang danh Protonotary Apostolic Supernumery. Phẩm phục: áo chùng đen (soutane, cassock) có nút và viền màu ĐỎ, đai TÍM và áo choàng TÍM. [Thanhcavietnam.net số ngày 11.07.2009]

 

CỰU TỔNG THỐNG BUSH NHẬN GIẢI THƯỞNG HỒNG Y O’CONNOR VÌ NỖ LỰC BẢO VỆ SỰ SỐNG

(CNA 08.01) Nguyên tổng thống G.W.Bush sẽ được trao một giải thưởng do tổ chức giáo dân Legatus vì nỗ lực của ông vì chính nghĩa bảo vệ sự sống. Nghi lễ sẽ được tổ chức tâi Hội Nghị Thượng Đỉnh hằng năm của Legatus vào ngày 5 và 6 tháng 02 ở Dana Point,California, nơi ông Bush sẽ nói chuyện với tổ chức doanh nghiệp nầy lần đầu tiên kể từ khi ông rời bỏ chức vụ cách nay một năm.Giải thưởng Bảo Vệ Sự Sống ĐHY O’connor rất uy tín được trao nhằm đáp lại tám năm hoạt độnng luật pháp bảo vệ sự sống của nguyên tổng thống, chống lại nghiên cứu t6e bào phôi,lệnh cấm dùng ngân sách để tài trợ những dự án ở nước ngoải liên quan đến nạo phá thai, bổ nhiệm hai chánh án bảo vệ sự sống cho Tià Án Tối Cao và một quay định bảo vệ các nhân viên y tế trong toàn liên bang không phải tham gia thục hiện nạo phá thai ngược với đức tin của họ. Tổ chức các doanh nhân Công giáo nầy [Legatis] cũng lưu ý rằng một trong những nỗ lực cuối cùng của vị nguyên tổng thống nầy khi còn tại chức gồm việc công bố lấy ngày 18.01.2009 làm “Ngày Toàn Quốc vì Sự Thánh Thiện của Sự Sống Con Người”,cùng với một một tuyên bố  rằng “ bổn phận căn bản nhất của chính phủ là bảo vệ sự sống người vô tội”.

 

CÁC GIÁM MỤC SÉC CHỈ TRÍCH PHÁN QUYẾT VỀ THẬP GIÁ CỦA TOÀ ÁN CHÂU ÂU

(CWNews 08.01) Trích dẫn một quy chế từ đó Tià Án Châu Âu về Nhân Quyền rút ra thẩm quyền của mình, các giám mục nước cộng hoà Séc đã lên án một phán quyết gần đây của Taì Án quy định chống lại sự hiện diện của thập giá trong một lớp học ở Ý. Toà Án nầy liên kết với Hội Đồng Châu Âu và quy chế nầy nhận định rằng mục tiêu của Hội Đồng là nhắm xúc tiến ‘sự thống nhất lớn hơn giữa các thành viên của nó nhằm bảo vệ và thực hiện những lý tưởng và nguyên lý vốn là di sản chung và tạo thuận lợi cho tiến bộ kinh tế và xã hội của các thành viên”. Các giám mục nói rõ rằng thập giá là một phần của di sản nầy.Trong một tuyên bố ngày 05.01, các giám mục Séc nói:  “Kitô giáo, trong khi công bốcác quyền và các tự do muôn thuở của mọi người,là một phần trung kiên của các lý tưởng và nguyên lý nầy,vốn tạo thành một di sản chúng của các nước Châu Âu”… HĐGM Séc bác bỏ những nỗ lực nầy nhằm hất cẳng những biểu hiện truyền thống của nền văn hoá Kitô giáo nầy ra khỏi đời sống xã hội và thay vào đó những quan điểm vô thần”.

 

do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục