Đức Thánh Cha viếng thăm Neapel

 

Anh chị em thấn mến, Cha muốn bắt đầu chuyến viếng thăm của Cha tại Neapel từ đây, từ những vùng ngoại vi“. Với những lời đó, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã công bố đề tài cho chuyến viếng thăm của Ngài tại thành phố nằm tại khu vực miền Nam nước Ý. Ngay khi bắt đầu, Ngài đã chỉ ra những khó khăn trong việc sống tại thành phố này: „Con đường hàng ngày trong thành phố này, với những khó khăn của nó và với những thách đố của nó, và đôi khi với những cám dỗ của nó, đã phát sinh ra một nền văn hóa sống, mà ở đây nó giúp người ta tái đứng dậy trong bất cứ trường hợp nào, và giúp để thực hiện việc tái đứng dậy ấy bằng một cách thế đến nỗi sự ác không bao giờ có tiếng nói chung cuộc!

Ngay cả việc Đức Thánh Cha chọn nơi để thăm cũng đã nói lến điều ấy: Khu ổ chuột Scampia là một sào huyệt của tổ chức Mafia địa phương, đó là tổ chức Camorra. Trước đây một ít năm, một cuốn phim với tựa đề là Gomorra – theo cuốn sách cùng tên được bán chạy nhất của Roberto Saviano – đã biến một ngày bình thường cũng như niềm vô vọng của giới trẻ trong khu ổ chuột này trở nên nổi tiếng khắp thế giới, có một sự thất nghiệp cao, và đối với nhiều người trẻ, cách duy nhất là nhận một cái gì đó để cùng làm việc chung với bọn tội phạm có tổ chức. Một nữ di dân đến từ Philippine, trong lời chào mừng dành cho Đức Thánh Cha, cô đã thể hiện niềm mong muốn của mình là được tiếp nhận cũng như được đón nhận một cách nghiêm túc, không còn phải sống trong cảnh thường xuyên bị khước từ nữa. Đức Thánh Cha cũng được thỉnh cầu để đưa ra một lời kêu gọi liên quan đến đề tài công ăn việc làm, vì trong khu ổ chuột này càng ngày càng có ít chỗ làm hơn. Ngoài ra, Ngài cũng được thỉnh cầu hãy nói về sự tham nhũng và các tổ chức tội phạm tại đây: Nhưng xin Đức Thánh Cha hãy củng cố những ai đang dấn thân bảo vệ pháp quyền và công lý.

Trong thực tế, Đức Thánh Cha đã đề cập trực tiếp tới nạn thất nghiệp: nó là một „tình trạng rối loạn nặng của cộng đồng xã hội“. Việc có tới 40% số người dưới độ tuổi 25 thất nghiệp là một điều tồi tệ. „Đó là trách nhiệm không phải chỉ của thành phố chúng ta hay là của quốc gia, mà còn là của toàn thế giới, vì đang có một hệ thống kinh tế vứt bỏ con người, và nó liên quan một cách đặc biệt tới những người trẻ ở đây! Đó là một điều tồi tệ“ – Đức Thánh Cha khẳng định. Cứu trợ Caritas không đủ cho những con người ấy, vì nó không đơn thuần chỉ là việc nhận một cái gì đó để ăn. „Vấn đề còn tồi tệ hơn nhiều ở chỗ là, không kiếm ra tiền để mua lương thực mang về nhà. Và khi người ta không thể kiếm ra tiền để mua lương thực thì rồi người ta sẽ đánh mất phẩm giá của mình. Sự thật nghiệp này cướp đi phẩm giá của chúng ta! Vì thế, chúng ta phải đấu tranh, chúng ta phải bảo vệ phẩm giá của mình. Chúng ta không được phép thinh lặng mãi.“

Và Đức Thánh Cha cũng còn nói tới một vấn nạn nữa liên quan đến công ăn việc làm: công việc chỉ làm nửa ngày hay những công việc mờ ám, không có sự trợ cấp cho tuổi hưu hay không có bảo hiểm ngay cả trong việc giữ chỗ làm. „Đó là sự lạm dụng đối với con người trong công việc của họ. Người ta gọi điều đó là sự nô lệ, đó là sự bóc lột! Điều đó vô nhân tính và phi Ki-tô giáo. Và khi một ai làm một cái gì đó giống như thế mà tự nhận mình là Ki-tô hữu, thì đó là kẻ nói dối! Nó là một sự giả mạo, nó phi Ki-tô giáo.“

Chuyến viếng thăm của Ngài nên là một động lực cho một „con đường hy vọng“ – Đức Thánh Cha nói. Với những lời rất rõ ràng, Ngài đã cảnh báo chống lại nạn tham nhũng, và cảnh báo trước việc chỉ nhìn sự tham nhũng trong vấn đề tiền bạc. Ngay cả sự loại trừ những người nhập cư hay việc cướp mất công ăn việc làm và phẩm giá cũng là những hình thức tham nhũng: mỗi người đều có thể sa vào cơn cám dỗ khi người ta kiếm tìm những giải pháp nhanh chóng và đơn giản.

Rất nhiều những cơ quan cũng như những phong trào của Giáo hội đang rất tích cực và đang giới thiệu những sự giúp đỡ của mình – Đức Thánh Cha ca ngợi. Nhưng Ngài cũng mong muốn sao cho có nhiều những hoạt động hơn nữa của thành phố: „Một cách ứng xử tốt là một sự phục vụ con người, mà sự phụ vụ ấy sẽ diễn ra ở vị trí đầu tiên trên bình diện địa phương… Một cách ứng xử tốt là một hình thức cao nhất của Đức Ái đối với tha nhân, là hình thức phục vụ cao nhất cũng như là một hình thức Đức Ái cao nhất. Anh chị em hãy cố gắng để có được một cách ứng xử tốt, hãy có một cách ứng xử tốt ở giữa tất cả anh chị em!“ Vì thế, Đức Thánh Cha cầu chúc cho họ có được sự can đảm, vì đó là điều rất cần thiết.

(rv 21.03.2015 ord)

 

Minh An


Về Trang Mục Lục