Thời gian giải phóng đối với Neapal“ – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô trong Thánh Lễ tại Neapel ngày 21.03.2015

 

Biến đổi thế giới bằng Lời của Chúa Giê-su - Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã công bố sứ điệp của Ngài như thế trong Thánh Lễ vào sáng thứ Bảy hôm nay tại Neapel nhân chuyến viếng thăm mục vụ của Ngài tới Tổng Giáo phận này. Trên 50.000 tín hữu đã quy tụ tại Piazza del Plebiscito để cùng cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ với Đức Thánh Cha. Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã nói về sức mạnh của Lời Chúa trong việc biến đổi thế giới, nhưng Ngài cũng kêu gọi một „cuộc giải phóng Neapel“ khỏi bọn tội phạm. Vì thế, Ngài đã tái đề cập trực tiếp tới tổ chức Mafia của Neapel, tức tổ chức Camorra, giống hệt như Ngài đã nói về chúng trước khi cử hành Thánh Lễ hôm nay cũng tại thành phố này.

 

Bài giảng của Đức Thánh Cha được khởi đi từ bài Tin Mừng trong ngày tường thuật về điều bất an mà nó đã phát sinh chung quanh Chúa Giê-su trong ngày Lễ Lều tại đền thờ: Một số người ủng hộ Ngài, một số người khác thì chống lại Ngài, những kẻ có quyền thì sai người đến bắt giữ Ngài, nhưng họ đã không thể thực hiện được việc bắt giam Chúa Giê-su, vì không ai có thể nói như Ngài. „Lời Chúa, cả hôm qua lẫn hôm nay, luôn luôn gây ra một sự căng thẳng giữa những người đón nhận và những người khước từ. Ngay cả trong tâm hồn chúng ta cũng có thể có một sự mâu thuẫn nội tại.“

 

Đức Thánh Cha đã đến Neapel để cùng với các tín hữu tuyên xưng Chúa Giê-su là Chúa. Không ai có thể nói được như Chúa Giê-su, chỉ Ngài mới có những lời nhân từ, và những lời nhân từ ấy lại có thể chữa lành những vết thương của tâm hồn. „Lời của Chúa Ki-tô có sức mạnh, nhưng đó không phải là sức mạnh của thế gian, nhưng là sức mạnh của Thiên Chúa, Lời ấy mạnh mẽ trong sự khiêm cung và trong sự yếu đuối… Lời của Chúa Giê-su, tức Tin Mừng thánh, dậy chúng ta rằng, sự thánh thiện đích thực chính là sự nghèo khó trong tinh thần, chứ không phải là những điều hung tợn; những con người khiêm nhu là những người đang lao công cho hòa bình và cho công lý. Đó là sức mạnh làm biến đổi thế giới!

 

Trước hết, những lời quyền năng của Chúa Giê-su muốn đạt tới được những con người nằm bên lề xã hội – và Lời ấy muốn thúc giục tất cả hãy bung mình ra khỏi bốn bức tường riêng để công bố những lời nhân từ, những lời trìu mến và những lời bằng hữu với Thiên Chúa. „Đồng thời, bất cứ Giáo xứ hay bất cứ cơ quan nào của Giáo hội cũng nên trở thành một thánh địa cho những người kiếm tìm Thiên Chúa, và nên trở thành một ngôi nhà để nồng nhiệt chào đón những người nghèo, những cụ già và những người trong cơn khốn cùng. Hãy lên đường và hãy đón nhận: con tim của Mẹ Giáo hội và của tất cả mọi con cái Giáo hội đang thúc giục như thế. Hãy lên đường để đón nhận! Hãy lên đường để tìm kiếm! Hãy lên đường để mang đến Tình Yêu, lòng nhân từ và sự trìu mến!

 

Đức Thánh Cha đã liên kết lời mời gọi truyền giáo ấy với sứ điệp của Ngài về sự tốt lành của Thiên Chúa. Ngài đã kêu gọi một cách đặc biệt những người trẻ rằng: „Các con hãy để cho mình được vây quanh và được bao bọc bởi lòng nhân từ“. Và Đức Thánh Cha đã liên kết lời kêu gọi vừa rồi với một lời cầu xin cho được ơn đề kháng: „Hãy phản ứng với sức mạnh nhằm chống lại những tổ chức mà chúng đang lạm dụng những người trẻ, những người nghèo và những người yếu thế với việc buôn bán ma túy và với những tội ác khác. Các con đừng để cho mình bị lấy mất đi niềm hy vọng, ngay cả khi các con đang bị lạm dụng bởi những tổ chức ấy. Tham nhũng và tội phạm đang làm biến dạng khuôn mặt của thành phố tươi đẹp này“ – Đức Thánh Cha đã nói như thế với cái nhìn về bọn tội phạm Camorra.

 

Hôm nay chính là thời gian giải phóng đối với Neapel: Đó là ước muốn và lời cầu nguyện của Cha cho một thành phố mà nó đang có ở trong chính mình rất nhiều những tiềm lực về tinh thần, về văn hóa và về nhân bản“ – Đức Thánh Cha khép lại bài giảng của Ngài. „Ước chi thành phố này sẽ có được sức mạnh trong sự nhân từ của Chúa Giê-su, Đấng làm cho tất cả nên mới, để tiến về phía trước trong niềm hy vọng, để trở nên sức mạnh đối với rất nhiều con người, đối với các gia đình và các cộng đồng xã hội! Niềm hy vọng sẽ kháng cự lại sự dữ. Niềm hy vọng có nghĩa là nhìn xem thế giới với cặp mắt và con tim của Thiên Chúa.

 

(rv 21.03.2015 ord)

 

Đam Trần

 


Về Trang Mục Lục