Đức Thánh Cha kêu gọi Giáo Hội tiến về phía trước, gợi ý ơn gọi như một “cuộc xuất hành” đối với người trẻ với những “giấc mơ” bị tan vỡ

 

Vatican - Trong sứ điệp nhân ngày Thế Giới Cầu nguyện cho Ơn Gọi lần thứ 52 vào Chúa Nhật thứ 4 mùa Phục Sinh (ngày 26 tháng 4), Đức Thánh Cha Phanxico nói với Giáo Hội “hãy đi ra khỏi chính mình” để thực hiện việc loan báo Tin Mừng cho thế giới, không quan tâm tới chính mình, nhưng Giáo Hội cần tới ơn gọi, tức những người dám vượt lên chính mình để trải nghiệm cuộc xuất hành mà nó bén rễ sâu trong Chúa Giêsu Kitô, “trong sự phục vụ sự phát triển của Triều Đại Thiên Chúa nơi trần gian này”.

 

Văn phòng Báo Chí của Tòa Thánh Vatican đã công bố rằng, sứ điệp đặc biệt nhắm đến những “người trẻ, mà họ hiểu để sẵn sàng và để trở nên rộng lượng hơn – cũng vì lý do tuổi tác và hình ảnh phản chiếu tương lai của họ, mà tương lai ấy mở ra trước mắt họ. Đôi khi cũng có nguy cơ rằng, việc không thể đoán trước và việc lo lắng cho tương lai cũng như sự không chắc chắn mà nó tác động đến cuộc sống hằng ngày một cách quyết liệt, sẽ làm tê liệt niềm hăng hái của họ, và làm cho những giấc mơ của họ bị lụi tàn đến mức họ nghĩ rằng, không còn đáng để nỗ lực nữa, và Thiên Chúa của Đức Tin Ki-tô giáo sẽ giới hạn sự tự do của họ.”

 

“Các bạn trẻ thân mến, các con đừng nên sợ hãi trong việc đi ra khỏi chính con người của các con để thực hiện cuộc lên đường! Tin Mừng chính là Lời giải phóng, sẽ biến đổi và làm cho đời sống của các con trở nên đẹp đẽ hơn!”

 

Đối với Đức Thánh Cha Phanxico, “Ơn gọi Kitô hữu tất yếu phát  sinh từ kinh nghiệm sứ vụ. Để trao ban cuộc sống cho con người trong sứ vụ chỉ có thể với điều kiện là chúng ta dám từ bỏ chính mình”. Trong ý nghĩa này, xuất hành là trung tâm của ơn gọi, hơn thế nữa, đó là lời đáp trả của chúng ta đối với ơn gọi mà Thiên Chúa trao tặng chúng ta.

 

“Gốc rễ của mỗi ơn gọi Kitô hữu ở chỗ chúng ta tìm thấy hành động cơ bản”, Đức Thánh Cha nói, “nó là một phần của trải nghiệm đức tin. Niềm tin nghĩa là biến đổi chính chúng ta, bỏ lại đàng sau sự thoải mái và cái tôi cứng nhắc của chúng ta để đi vào trung tâm đời sống trong Chúa Giêsu. Điều ấy có nghĩa là từ bỏ, giống như Abraham, rời bỏ nơi chốn thân thuộc của mình để tiến về phía trước với sự tin tưởng và biết rằng Thiên Chúa sẽ cho chúng ta thấy con đường bước vào miền đất mới. Việc “tiến lên phía trước” này không được xem như là một dấu hiệu của việc coi thường cuộc sống, sự cảm nhận, và tính nhân văn của con người. Trái lại, những ai lên đường theo Chúa Giêsu sẽ tìm thấy cuộc đời cách sung mãn bằng việc phục vụ Thiên Chúa và Vương quốc của Ngài cách trọn vẹn.

 

“Thiên Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta vượt lên trên những hoàn cảnh ban đầu, làm cho chúng ta tự do khỏi những tình trạng nô lệ, bẻ gãy những tập quán và sư lãnh đạm của chúng ta, và mang đến cho chúng ta niềm vui của sự thông hiệp với Ngài và với anh chị em chúng ta. Đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa, điều ấy có nghĩa là cho phép Thiên Chúa trợ giúp chúng ta từ bỏ chính mình và những đảm bảo sai lệch theo sau chúng ta, và đề nghị một con đường dẫn tới Chúa Giêsu, nguồn gốc của căn tính và hạnh phúc của cuộc đời chúng ta”.

 

Đối với Đức Thánh Cha, “Tiến trình xuất hành này không chỉ liên can đến từng cá nhân đơn độc mà thôi, nhưng nó là một hoạt động sứ vụ và là lời loan báo của toàn thể Giáo Hội. Giáo Hội trung thành với Thầy của mình trong mức độ Giáo hội cho thấy mình “tiến lên phía trước”, một Giáo Hội không màng chi tới bản thân, sự thành công và những cơ cấu của chính mình, hơn thế nữa chính là khả năng ra đi để gặp gỡ con cái của Thiên Chúa sống ở bất cứ nơi đâu, để cảm thông với nỗi đớn đau và sự thống khổ của họ”.

 

“Để nghe và đáp trả  tiếng gọi của Thiên Chúa không hoàn toàn là vấn đề cá nhân và riêng tư được lấp đầy bởi những cảm xúc nhất thời. Hơn thế, nó là một trách nhiệm hoàn toàn thực sự và cụ thể, nó ôm lấy toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta và lăn xả vào việc phục vụ làm cho Vương Quốc của Thiên Chúa lớn mạnh trên trần gian này”. Do đó, “Các môn đệ của Chúa Giêsu đã mở rộng trái tim đến chân trời xa tắp, trở nên bạn hữu với Thiên Chúa không bao giờ có nghĩa là tháo chạy khỏi cuộc đời và thế giới này”.

 

Sau khi hối thúc người trẻ đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa, để cuộc đời họ “có thể trở nên giàu có và nhiều niềm vui hơn mỗi ngày”, sứ điệp kết thúc bằng việc Đức Thánh Cha cầu khẩn Đức Trinh Nữ Maria, “kiểu mẫu của mỗi ơn gọi”.

 

“Chúng ta hãy trở về với Giáo Hội, để chúng ta có thể hoàn toàn mở ra với những gì mà Thiên Chúa sắp đặt cho cuộc đời chúng ta, để chúng ta có thể lớn lên trong khát vọng ra đi với mối quan tâm dịu dàng dành cho những người khác (Lc 1,39). Xin Đức trinh Nữ Maria che chở và bầu cử cho tất cả chúng ta”.

 

(Asianews-14/04/2015 12:50).

 

Tâm An

 


Về Trang Mục Lục