Hòa bình và Công lý ở Á Châu: những thách thức của tương lai

 

Thái Lan – “Chúng ta tái xác nhận lời cam kết của chúng ta về hoạt động vì sự bình đẳng của nhân loại và quyền lợi của những nhóm người bị loại ra khỏi sự phát triển của xã hội, chẳng hạn như phụ nữ, trẻ vị thành niên, bộ tộc, những người dân tộc thiểu số. Chúng ta cảm thấy có trách nhiệm để đẩy mạnh những giá trị của hòa bình và công lý  khắp hoàn vũ này và áp dụng chúng trong những bối cảnh xã hội hiện thời của Châu Á.” Đó là những lời phát biểu của các đại biểu thuộc Ủy Ban "Công lý và Hòa bình" dưới sự điều hành của liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu trong cuộc hội nghị tại Bangkok với đề tài về "hòa bình và hòa giải trong bối cảnh châu Á", do Liên Hội đồng Giám mục (FABC) của châu Á tổ chức từ ngày 07 đến ngày 11 tháng 04.

 

Cuộc hội nghị, được tài trợ bởi Cơ Quan Phát triển Nhân Quyền  của FABC, đã mang lại sự gặp gỡ giữa các linh mục, Tu sĩ, giáo dân từ Nhật Bản, Hồng Kông, Macao, Philippine, Singapore, Indonesia, Malai, Thái Lan, Myanma, Bangladesh, Ấn Độ, Napal, Srilanka và Pakistan.

 

Cuối văn bản được gởi tới Agenzia Fides, những tham dự viên đã lưu ý đến “nhu cầu của việc trả lời chung cho những vấn đề và những thách thức  của việc hòa giải ở Châu Á” đặt cơ sở trên “những nguyên tắc cơ bản chẳng hạn như phẩm giá con người không thể xâm phạm và tính nguyên vẹn của công trình sáng tạo”.

 

“Ngày nay Châu Á để lộ những khuynh hướng nghịch lý”. Một mặt, “việc phát triển GDP, những cải tiến trong những tiến bộ về kỹ năng trong các lãnh vực và kỹ thuật”. Mặt khác, “sự nghèo đói cùng cực” suy dinh dưỡng, quân sự hóa trong một quy mô rộng lớn, thiếu những nguyên tắc có tính pháp luật và sự quản trị có tính dân chủ. Hòa bình dài lâu là nền tảng đối với nền kinh tế và công bằng xã hội”, trong khi sự hòa giải chính trị giữa các bên xung đột không thể có sự chọn lựa mà không có sự thẩm tra ”để nhìn nhận sự thật và nhận ra sự xâm phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng”. Báo cáo cho biết.

 

“Việc dấy lên làn sóng yêu nước của các nước Châu Á bằng việc trả giá đắt của những dân tộc thiểu số, những nhóm ngôn ngữ và tôn giáo là một sự thật đáng buồn. Chúng ta tin rằng chủ nghĩa ái quốc là một sự đe dọa tới tự do tôn giáo và niềm tin. Sự đa dạng về các mặt xã hội, văn hóa, và tôn giáo   là nét đẹp của Châu Á, tuy nhiên bất cứ hệ tư tưởng nào mà nó ẩn giấu sự chia rẽ và xung đột, tất cả đều cần phải được ngăn chặn” - các đại biểu của FABC cho biết.

 

Một vấn đề quan trọng khác nữa là bảo vệ thiên nhiên: “Châu Á rất dễ xảy ra những thảm họa do sự biến đổi khí hậu. Như Ủy ban Công Lý và Hòa Bình ở Châu Á cho biết rằng, chúng ta cam kết củng cố mạnh mẽ lời đáp trả của chúng ta đối với sự lớn mạnh của sự đe dọa”. Những tham dự viên đã chú ý đến mối quan tâm rằng “việc tìm kiếm và khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên bởi nhiều quốc gia sẽ dẫn đến hậu quả là làm gia tăng nghèo đói, xung đột và làm thay đổi các dạng thức vi phạm nhân quyền.”

 

“Chuyến viếng thăm mới đây của Đức Thánh Cha tới các nước Châu Á – văn kiện khép lại - đã khích lệ tình đoàn kết hướng đến những người dân bị gạt ra khỏi nhịp điệu của xã hội, cam kết đa tôn giáo vì hòa bình và sự hòa giải, bao gồm cả việc xây dựng Giáo Hội.”

 

(Agenzia Fides 14/04/2015)

 

Duyên Vilinh

 


Về Trang Mục Lục