THAILAND: Các Tín hữu Công giáo tưởng nhớ Chân phước Kitbamrung, Linh mục Tử đạo của Giáo Hội Thái Lan

Bangkok – Trong số những hình ảnh vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo Thái Lan, những Tín hữu địa phương tưởng nhớ với việc tôn kính cách đặc biệt Linh mục Nicholas Bunkerd Kitbamrung, được biết đến nhiều với tên gọi là cha Benedikto Chunkim, Linh mục tử đạo đầu tiên trong lịch sử hiện đại của Giáo Hội Thái, Ngài được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Chân phước vào ngày 05 tháng 03, năm 2000, trong một nghi lễ long trọng tại Quảng Trường Thánh Phêrô.

Ngài sinh vào ngày 31 tháng 01 năm 1895, là một linh mục giáo phận, ngài mất vào ngày 12 tháng 1 năm 1944, vào cuối quãng thời gian 5 năm (1940 – 1944) khi vương quốc Xiêm La tấn công chống lại các Kitô hữu thiểu số. Với tư cách là một tôn giáo, các Tín hữu bị xem như người nước ngoài , thân thiết gần gũi với chủ nghĩa thực dân Pháp. Kết quả là, các linh mục bị sát hại, và các trường Công Giáo và các Nhà thờ bị đóng cửa.

Lúc ấy, Phật Giáo và người Thái được tôn trọng như nhau. Các Tín hữu Công giáo thường bị coi như là “những con ký sinh trùng” bị người Thái khai thác như những cây cổ thụ, và bị “loại trừ”.

Người dân sống và làm việc gần gũi với cha Nicholas ở phía đông bắc của tỉnh Nakhon Ratchasima có thể làm chứng về điều này.

Kể về những vị Tử Đạo, cha Moris Meunier, một nhà truyền giáo MEP, người đã chia sẻ sứ mạng với các vị tử đạo đầu tiên trong lịch sử Thái Lan cho biết: “Vào lúc ấy, việc bách hại ở phía bắc không ráo riết như ở trung tâm Thái Lan, đặc biệt ở Phitsanulok”, một tỉnh nằm cách Bangkok về phía bắc khoảng 300km.

Giáo hội Công giáo địa phương “quá sợ hãi”, cha cho biết, vì vậy họ “đã chôn giấu tràng hạt Mân côi xuống đất” vì sợ bị khám phá ra.

Chandee Wapeso, một Tín hữu Công giáo của Nakhon Ratchasima, nhớ lại rằng, “vào thời gian bách hại, các sĩ quan cảnh sát và những người lãnh đạo làng đã đột nhập vào nhà thờ và đe dọa các Tín hữu để tố cáo niềm tin của họ”.

Sau khi thụ phong linh mục vào ngày 24 tháng 01 năm 1926 tại Nhà Thờ Chính tòa Kính Đức Mẹ Lên Trời tại Bangkok, cha Nicholar Bunkerd Kitbamrung đã đấu tranh cho tự do thờ phượng và quyền tuyên xưng niềm tin của của người Tín hữu. Vì cuộc đấu tranh này, cha bị kết án thông đồng với Pháp, bảo vệ chủ nghĩa thuộc địa và xúi giục người Thái chống lại chính phủ riêng của họ.

Vì những lời buộc tội dù không có chứng cứ, vào ngày 12 tháng 01 năm 1941, vị linh mục người Thái này đã bị bắt tại giáo xứ Santa Teresa, và bị tống giam với tội danh là làm gián điệp cho Pháp. Bị khởi tố vì “nổi loạn chống lại vương quốc”, cha bị tuyên án 15 năm tù và được chuyển tới nhà tù Bang Khwang, Bangkok.

Bên trong những song sắt nhà tù, cha vẫn tiếp tục công việc truyền giáo, mang đến niềm tin và đã rửa tội cho ít nhất 66 người. Cuối cùng, cha đã chết trong tù vào năm 1944, sau ba năm tù đày và vì bệnh lao.

Đức Giám Mục Rene-Marie-Joseph Perros, nhà truyền giáo MEP và đức Cha đại diện tông tòa của Bangkok từ năm 1947 – 1952, đã chôn dấu Thánh tích của cha trong một hầm mộ dưới bàn thờ chính của Nhà Thờ Chính Tòa Mẹ Lên trời.

Bắt đầu từ năm 1992, Giáo Hội Công Giáo Bangkok đã đẩy tới việc phong chân phước cho ngài, bắt đầu một tiến trình mà nó kết thúc vào năm 2000 với tuyên bố ở Quảng Trường Thánh Phêrô.

Một vài chứng nhân khác cũng xác nhận về đời sống và lựa chọn niềm tin linh thiêng của linh mục người Thái này, chẳng hạn như Nữ tu Cecelia Sunee Suparsri, người đã thăm viếng cha Kitbamrung nhiều lần trong suốt ba năm tù đầy của ngài.

Trong suốt những năm các Kitô hữu bị bách hại, các quan chức cảnh sát và những  người quản lý đã sử dụng sự đe dọa để ép buộc chúng tôi chối bỏ đức tin”, vị Nữ tu cho biết. “Họ nói, trở thành một Tín hữu là bất hợp pháp. Họ đã giật sập nhiều ngôi Nhà thờ trong nhiều tháng và cấm các Linh mục cử hành Thánh Lễ”.

Cha Kitbamrung đã đấu tranh cho tự do tôn giáo và đã phải trả giá bằng chính sự sống của mình cho hành động của ngài, và là chứng nhân truyền giáo.

Hiện nay, hầu hết người Thái đều theo Phật giáo (95%). Chỉ có khoảng 3% là Hồi Giáo, và 0,5% là Kitô giáo (chia đều giữa Tin Lành và Công giáo), và còn lại là những nhóm giáo phái nhỏ hơn.

 

(Asianew 18/05/2015)

 

Thérèse Nguyễn


                                   
Về Trang Mục Lục