Thị trường tự do có thể giúp chống lại việc biến đổi khí hậu không?

 

Song song với Hội Nghị COP21của Liên Hiệp Quốc Về Biến Đổi Khí Hậu đang diễn ra tại Paris, một Hội nghị khác cũng đang diễn ra tại Roma để đào sâu Thông điệp xã hội Laudato Si của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô: Về Việc Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung Của Chúng Ta.

Được tổ chức bởi Viện Acton dành cho việc nghiên cứu Tôn Giáo và Quyền tự do, cuộc hội nghị đã thảo luận về vai trò nào mà thị trường tự do có thể đóng vai trò nhằm giúp bảo vệ môi trường. Đức Giám mục Marcelo Sánchez Sorondo, Hiệu trưởng của Học Viện Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội cũng sẽ tham dự hội nghị này.

Cha Robert Sirico, chủ tịch của Viện Acton, đã cho biết rằng, các Thị trường – và giá cả - giúp ngăn chặn sự lãng phí.

Sau đây là Quan điểm của Cha Robert Sirico:

Các Thị trường tự do đang phối hợp tốt việc cơ cấu hóa”, cha cho biết. “Đó chính là việc trao đổi tự do mà con người có được nhờ vào việc trao đổi những thông tin về hệ thống giá cả... Giá cả trao cho con người một sự chỉ dẫn về sự khan hiếm tương đối của những thứ đang được bán”.

Cha Sirico nói rằng, không có sự hiểu biết này, sẽ dẫn tới hậu quả là: xuất hiện “nền văn hóa vứt bỏ ”.

Chúng ta đã thấy điều này từ 70 năm dưới chế độ Cộng sản, nơi một lượng chất thải không thể tin nổi và sự bất hợp tác chính là hậu quả, trong mối liên hệ đến việc sản xuất những hàng hóa mà xem ra con người thật sự ưa chuộng, vì không có dấu hiệu nào cho thấy con người thật sự quý trọng điều gì, tức điều mà con người thực sự cần tới”, cha nói với Radio Va-ti-căng.

Tuy nhiên, như Đức Thánh cha Phan-xi-cô đã đề ra trong Thông điệp Laudato Si rằng, có một mối nguy hiểm trước việc việc giảm thiểu con người thành một tạo vật mà nó được định rõ bởi việc tiêu thụ.

Sự hiểu biết của Đức Thánh Cha rất sâu sắc, rất thông minh”, cha Sirico cho biết. “Điều mà ngài đồng nhất hóa với sự tiêu thụ chính là một hình thức tôn thờ ngẫu tượng. Nó đang tôn thờ những thứ được tạo ra, hơn cả Đấng tạo Hóa”.

Cha Sirico cho biết rằng, đây không là một vấn đề thuộc độc quyền của chủ nghĩa tư bản.

Cám dỗ khiến người ta quá say mê những thứ vật chất chính là một cơn cám dỗ đang tồn tại khắp các nền kinh tế”, cha cảnh báo. “Bạn không chỉ có một nền kinh tế theo kiểu Tây phương cho một cá nhân để trở nên duy vật và duy tiêu thụ. Có thể bạn là một người rất xấu và rất duy vật”.

Sự khác biệt, cha Sirico cho biết, là từ khi có cuộc cách mạng về công nghiệp, nền kinh tế hiện đại đã cải thiện tình trạng sống của con người trên một số bình diện, gồm cả việc gia tăng tuổi thọ, hạ thấp tỉ lệ tử vong nơi trẻ em, nâng cao mức sống, cũng như đã cải thiện những điều kiện làm việc.

Khi bạn nhìn vào bức tranh to lớn về sự phồn thịnh của nhân loại, bạn sẽ thấy được những số liệu thống kê không thể tin nổi, mà chúng biểu thị cho thấy, nhân loại đã được cải thiện nhiều biết là dường nào”, cha kết luận.

 

(Theo en.rv 03/12/2015 08:18)

 

Duyên Vilinh

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 12, 2015