Đức Thánh Cha đón tiếp Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin: Hội nghị tính và sự hiệp nhất

 

Lòng Thương Xót chính là cột trụ gánh mang đời sống Giáo hội, chân lý đầu tiên chính là Tình Yêu của Chúa Ki-tô. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nhấn mạnh như thế trong cuộc hội kiến dành cho các thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin vào sáng thứ Sáu vừa qua. Cuộc hội kiến này đã diễn ra nhân dịp bế mạc phiên họp toàn thể của Thánh Bộ nêu trên. Đức Thánh Cha đã bày tỏ niềm biết ơn đối với cơ quan này của Tòa Thánh vì sự dấn thân của họ trong việc chống lại sự lạm dục tình dục trẻ em; Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng bao gồm cả quản trị viên pháp lý, chẳng hạn như một công tố viên tương ứng mà việc xét xử các vụ án lạm dụng tình dục trong quá khứ cũng thuộc nhiệm vụ của vị công tố viên này.

Vào lúc xế chiều cuộc đời chúng ta, chúng ta sẽ bị tra vấn, liệu chúng ta có cho những người đói được ăn hay không, và liệu chúng ta đã cho những người khát một cái gì đó để họ uống hay chưa, và rồi người ta cũng sẽ hỏi chúng ta, liệu chúng ta có giúp đỡ con người để họ thoát ra khỏi cảnh nghi nan và ngờ vực của họ không; liệu chúng ta có đồng hành với những tội nhân bằng cách là chúng ta động viên họ, sửa chữa lỗi lầm của họ hay không; và liệu chúng ta có khả năng trong cuộc chiến chống lại sự ngu dốt hay không, đặc biệt là sự ngu dốt trước những gì liên quan tới Đức Tin Ki-tô giáo và đời sống tốt lành.“

Vì thế, Đức Thánh Cha đã liên hệ đến tất cả những công việc của Lòng Thương Xót, mà chúng đứng ngay ở mặt tiền của đời sống Giáo hội trong Năm Thánh này, có nghĩa là tái khám phá ra những công việc ấy – Đức Thánh Cha nói.

Nhấn mạnh đến những công việc của Lòng Thương Xót là điều rất quan trọng, nó không phải chỉ là một sự tập luyện lòng đạo đức. Nó là sự cụ thể hóa của việc các Ki-tô hữu có thể thực hành tinh thần của Lòng Thương Xót như thế nào. Cách nay chưa lâu, trong một cuộc hội kiến dành cho một phong trào tinh thần tại đại sảnh đường hội kiến, Cha cũng đã đề cập tới những công việc của Lòng Thương Xót. Và Cha đã hỏi những người đang ngồi chật kín đại sảnh đường ấy rằng: ´Ai trong anh chị em có thể nói, những công việc của Lòng Thương Xót cả nơi thân xác lẫn tâm hồn, là những công việc nào không? Ai có thể nói được thì xin giơ tay lên!`Chỉ có chừng hơn hai chục người trong số 7.000 người trong đại sảnh đường ấy giơ tay mà thôi. Chúng ta phải tái mang điều rất quan trọng này đến gần với các tín hữu.“

Lòng Thương Xót đầy công hiệu, và thực sự của Thiên Chúa đã trở nên hiện thực đầy hiệu năng trong Chúa Giê-su, vì Ngài đã trở thành người để cứu độ con người. „Sứ mạng trong Thánh Bộ của anh em sẽ tìm thấy ở đây nền tảng của nó cũng như sự đúng đắn cân xứng của nó. Thực ra, Đức Tin Ki-tô giáo không phải chỉ là sự hiểu biết mà nó phải được giữ gìn trong ký ức, nhưng còn là một chân lý phải được sống trong Đức Ái.“ Vì thế, nơi công việc của Thánh Bộ không phải chỉ là tín lý, nhưng cũng còn là sự áp dụng và các truyền thống Ki-tô giáo. Đó là một cái gì đó thuộc về đề tài có tính tinh tế - Đức thánh Cha đánh giá.

Để có thể chu toàn một cách tốt đẹp sứ mạng này, điều quan trọng trước hết là phải làm việc tập thể“ – Đức Thánh Cha nhấn mạnh. „Trên tất cả mọi bình diện của cuộc sống Giáo hội, cần phải thúc đẩy tính hội nghị hợp lý.“ Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng đã thực hiện được một ít điều về vấn đề đó rồi, trước hết là trong những hội nghị được tổ chức bởi Thánh Bộ này để bàn về các đề tài liên quan tới tín lý và mục vụ. „Cha xin anh em, hãy tiếp tục sự cộng tác này với các ủy ban tư vấn của các Hội Đồng Giám Mục, và với cá nhân các Giám Mục về đề tài liên quan tới giáo lý, cũng như thúc đẩy sự cộng tác đó, đặc biệt là trong thời gian có nhiều sự thay đổi nhanh chóng này cũng như trong thời gian với sự phức tạp đang ngày càng gia tăng của các vấn đề.“

Chức vụ và đoàn sủng trong Giáo hội

Một đề tài tiếp theo mà Đức Thánh Cha đề cập tới trong bài diễn văn của Ngài chính là mối tương quan giữa cấp bậc và đoàn sủng trong Giáo hội, cụ thể là giữa chức vụ và tinh thần. Ở đây, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có một công việc quan trọng cần phải thực hiện, vì cả hai yếu tố đều có tính bổ sung, chúng bổ sung cho nhau và cần phải cùng cộng tác. „Chứng tá của sự bổ sung này đang rất đặc biệt cần thiết đối với thời đại hôm nay. Nó diễn tả một cách đặc biệt rõ ràng về tính đa dạng được hệ thống hóa, mà sự đa dạng ấy đang để lại dấu ấn trên từng mô tế bào một của Giáo hội. […] Hiệp nhất và sự đa dạng chính là dấu ấn niêm phong của một Giáo hội, mà Giáo hội ấy đang được gây phấn chấn bởi Thần Khí để lên đường hầu thực hiện những bước đi chắc chắn và tin tưởng để tiến về đích điểm mà chính Chúa Ki-tô phục sinh đã chỉ ra. Giáo hội phát sinh từ sự hiệp thông và càng ngày càng tiến tới sự hiệp thông được hiện thực hóa, được đào sâu và được lan rộng.

 

(theo de.rv 29.01.2016 ord)

 

J.Ngọc Hà