Y Học Tái Tạo: Sự Nghiên Cứu Cần Tới Sự Soi Rọi Về Mặt Luân Lý

 

Y Học Tái Tạo cần tới việc nghiên cứu cẩn thận nhưng cũng cần tới một sự soi rọi về mặt luân lý. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã đưa ra chỉ dẫn như thế vào sáng thứ Sáu vừa qua khi Ngài tiếp đón các tham dự viên của một hội nghị về đề tài y học này. Đây là hội nghị do Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa đứng ra tổ chức, sẽ diễn ra ba ngày, từ thứ Năm tới thứ Bảy tại Vatican. Các tham dự viên của hội này chính là các chuyên viên y khoa và các nhà Thần Học. Họ đã được Hồng Đồng Giáo Hoàng, dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, mời tới hội nghị trên để suy tư về đề tài được gọi là Y Học Tái Tạo.

Theo trang Wikipedia, Y Học Tái Tạo là một khái niệm khá mới mẻ thuộc về Y Sinh Học. Nó bận tâm tới sự chữa trị các loại bệnh tật khác nhau nhờ vào việc khôi phục các tế bào, các mô và các cơ qua đã bị rối loạn chức năng. Việc hồi phục này được thực hiện nhờ vào việc thay thế sinh học, chẳng hạn như với sự trợ giúp của các mô đã được nuôi cấy.

Trong bài diễn văn của mình, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến cả hai chiều kích: Nghiên Cứu và Đạo Đức. Hai chiều kích này cùng thuộc về nhau. „Trong sự suy tư phản hồi của quý vị, hai chiều kích trên sẽ liên kết tính chuyên nghiệp và quyền hạn ở cấp độ cao hầu đến được với những liệu pháp có thể, mà không hề có chuyện gạt sang một bên những vấn nạn về luân lý, về nhân chủng học, về xã hội và về văn hóa, khi nó là sự tiếp cận sự chữa trị đối với những người mà họ đang bị liên lụy đến những căn bệnh hiếm.“ Ngay cả khi được gọi là „những căn bệnh hiếm gặp“, thì những căn bệnh này cũng đang liên hệ tới cả hàng triệu người. Nhưng vì có quá ít giá trị thặng dư từ những cuộc điều trị, nên chúng thường xuyên không nhận được sự quan tâm một cách đầy đủ.

Trước tiên, tính công khai đối với những vấn nạn mà chúng được liên kết với những bệnh tật này, phải được làm sáng tỏ - Đức Thánh Cha nói. „Khuyến khích phát triển một sự đồng cảm trong xã hội để không ai còn thờ ơ lãnh đạm đối với nhu cầu của các bệnh nhân nữa, đó là điều có tầm quan trọng căn bản“ – Đức Thánh Cha nói tiếp. Ngay cả khi thường xuyên không có những giải pháp và sự chữa trị nhanh chóng và đơn giản thì người ta cũng vẫn phải gặp gỡ những người mà họ thường cảm thấy mình đã không còn hy vọng gì nữa, với sự ân cần. „Tính nhậy cảm của con người phải trở thành điều phổ quát, không phụ thuộc vào niềm tin tôn giáo riêng của ai, cũng thông phụ thuộc vào tình trạng xã hội và bối cảnh văn hóa.“

Đồng thời, sự nghiên cứu, và thực ra, cả sự nghiên cứu khoa học theo nghĩa hẹp, lẫn sự đào tạo, đều thuộc về công việc của khoa học. „Hơn bất cứ lúc nào hết, ngày hôm nay chúng ta đang cảm nhận được tầm quan trọng của việc giáo dục và đào tạo,“ – Đức Thánh Cha nói. Ở đây, tính chuyên môn và sự suy tư luân lý cùng gặp gỡ nhau.

Tiếp đó, Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh để cho thấy rằng, việc tiếp cận các phương pháp trị liệu đối với tất cả mọi người là điều quan trọng như thế nào. Ngay trong Thông Điệp Evangelii Gaudium, Đức Thánh Cha cũng đã đưa ra chỉ dẫn như sau: „Trước tiên, tôi đã giải thích rất rõ ràng rằng, chúng ta phải chống lại một học thuyết kinh tế có tính loại trừ và bất cân bằng, mà nhiều nạn nhân sẽ phát sinh từ đó, khi hệ thống lợi nhuận chiến thắng giá trị của sự sống con người. Đó là lý do cho thấy tại sao một sự toàn cầu hóa sự cảm thông phải phản kháng lại sự toàn cầu hóa tính thờ ơ lãnh đạm.“

Hội nghị về Y Học Tái Tạo đã khai mạc tại Vatican vào hôm thứ Năm vừa qua và sẽ bế mạc vào trưa thứ Bảy tới đây. Ông Biden – phó Tổng thống Hoa Kỳ - cũng đến tham dự hội nghị này.

 

(theo de.rv 29.04.2016 ord)

 

Maria Phương Dung


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 4, 2016