Khao Khát Cạnh Tranh Và Sự Tự Phụ Chính Là Gốc Rễ Của Chiến Tranh

(Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 05.11.2018)

 

Khi giảng trong Thánh Lễ vào sáng thứ Hai vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã khuyên các tín hữu đừng tìm kiếm những gì chỉ mang lại lợi ích riêng trong cuộc sống, nhưng đúng hơn, hãy mở rộng đường chân trời của kiếp hiện sinh để đạt tới được sự nhưng không phổ quát. „Việc khát khao cạnh tranh và sự tự phụ sẽ hủy hoại nền tảng căn bản của các cộng đoàn bằng cách gieo rắc những mối bất hòa và những cuộc xung đột“ – Đức Thánh Cha nhấn mạnh.

Dựa vào bài Tin Mừng trong ngày, tức Tin Mừng theo Thánh Lu-ca (Lc 14,12-14), Đức Thánh Cha đã lên án „thói ích kỷ“ và khẳng định rằng, „sự quảng đại mà Chúa Giê-su rao giảng, không hề có tính chọn lọc“.

Sự nhưng không sẽ bao hàm tất cả chứ không chọn lọc

Giáo lý của Chúa Giê-su hoàn toàn rõ ràng: „Đừng làm bất cứ điều gì vì sự ích kỷ“, đừng kiếm tìm tình bạn theo nguyên tắc lợi hại. Việc chỉ kết án dựa trên lợi ích riêng, trong thực tế, chính là „một hình thức ích kỷ, một hình thức loại trừ và quy về mối quan tâm riêng“, trong khi sứ điệp của Chúa Giê-su thì hoàn toàn ngược lại: „Một sự nhưng không có khả năng mở rộng cuộc sống cũng như mở rộng đường chân trời, vì nó bao hàm tất cả“. Trái lại, sự chọn lọc chính là „những yếu tố gây chia rẽ“, và không hỗ trợ cho „sự đồng tâm nhất trí“, mà trong bài Đọc I, tức trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê, Thánh Phao-lô đã nói về nó. „Có hai điều chống lại sự hiệp nhất“ – Đức Thánh Cha giải thích -, và thực ra „đó là sự khao khát cạnh tranh và sự tự phụ.“

Cạnh tranh và ngồi lê mách lẻo

Và bản thân sự mách lẻo lại phát sinh tự sự khao khát cạnh tranh, vì rất nhiều người có cảm giác rằng, họ không thể phát triển. Để hoạt động mạnh hơn người khác, thì họ phải làm cho người khác yếu đi bằng việc ngồi lê mách lẻo. Đó là một cách hủy hoại người khác, khát khao cạnh tranh. Và Thánh Phao-lô đã nói về điều đó rằng: „Đừng, xin dừng có sự cạnh tranh trong cộng đoàn.“ Cạnh tranh chính là một cuộc chiến để hủy hoại lẫn nhau. Cạnh tranh là điều vô cùng tồi tệ: Người ta có thể làm điều đó cách công khai, trực tiếp hay với đôi găng tay màu trắng, nhưng luôn luôn với mục đích là hủy hoại người khác và đề cao chính mình. Và vì tôi không thể có nhiều đức hạnh, không thể sống tốt lành, nên tôi làm cho người khác yếu đi, và như thế tôi sẽ vẫn hơn họ. Khát khao cạnh tranh chính là cách thức để thực hiện những mối quan tâm riêng của mình.“

Sự tự phụ sẽ hủy hoại các cộng đoàn

Nhưng những kẻ cho rằng mình trổi vượt trên người khác cũng là những kẻ gây tổn hại rất nhiều

Điều đó hủy hoại mọi cộng đoàn, và nó cũng hủy hoại mọi gia đình. Chúng ta hãy nghĩ tới một thí dụ chẳng hạn như sự tranh giành tài sản của cha mẹ giữa những người anh chị em. Điều đó xảy ra hằng ngày. Chúng ta hãy nghĩ tới sự tự phụ nơi những người khoác lác cho rằng mình tốt hơn người khác.

Đời sống Ki-tô giáo phát sinh từ sự nhưng không của Chúa Giê-su

Người Ki-tô hữu – Đức Thánh Cha giải thích tiếp – phải học theo mẫu gương của Con Thiên Chúa, cũng như phải chăm lo cho „sự nhưng không“: Làm điều tốt nhưng không hề cảm thấy lo lắng khi người khác cũng làm được điều đó, rắc gieo sự đồng tâm nhất trí và thôi không cạnh tranh và tự phụ nữa. Kiến tạo hòa bình bằng những cử chỉ nho nhỏ có nghĩa là mở ra một con đường đồng tâm nhất trí trên toàn thế giới.

Khi chúng ta đọc tin tức về những cuộc chiến, chúng ta hãy nhớ tới những bản tin về nạn đói của trẻ em tại Giê-men, một cục bướu của chiến tranh: Đó là những em bé nghèo hèn ở xa… nhưng tại sao chúng lại không có gì để ăn? Tuy nhiên cuộc chiến ấy đã được tực hiện từ các gia đình cũng như từ trong các tổ chức của chúng ta bằng sự khát khao cạnh tranh: chiến tranh bắt đầu từ đó! Và ở đó, hòa bình phải được thiết lập: Trong gia đình, trong xứ đạo, trong các tổ chức, tại nơi làm việc, không ngừng tìm kiếm sự đồng tâm nhất trí và sự hòa điệu, và đừng tìm kiếm những mối quan tâm riêng.“

(theo vatican news – 05.11.2018, 11:10)

 

Đa-minh Thiệu


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 11, 2018