Loan Báo Tin Mừng Không Phải là Ma-kết-tinh

(Bài Giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 30.11.2018)

 

Trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Sáu vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã ca ngợi cuộc đối thoại đại kết với các Giáo hội Chính thống. Ngài kêu gọi các tín hữu hãy gần gũi với „Giáo hội Constantinopoli“, tức Giáo hội đang được lãnh đạo bởi Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Bartholomeos I, và có Thánh An-rê Tông Đồ là Bổn Mạng, Ngài được mừng kính hôm nay.

Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã đề cập tới ơn gọi của các Tông Đồ Phê-rô, An-rê, Gia-cô-bê và Gio-an. Giống như các Ngài, trước tiếng mời gọi của Chúa Giê-su, chúng ta cũng nên „để lại đàng sau tất cả những gì đang ngăn cản chúng ta trong việc tiếp tục làm chứng cho Chúa Ki-tô.“

Đức Thánh Cha đã khuyên những người hiện diện hãy để sang một bên „những hành vi tội lỗi và xấu xa“ mà mỗi người chúng ta đều đang có trong mình. Thay vào đó, chúng ta nên sống „nhất quán“ và loan báo Chúa Giê-su. Vì với tư cách là những người Ki-tô hữu, chúng ta có sứ mạng làm chứng cho Tin Mừng thông qua đời sống Ki-tô hữu của mình. Đức Thánh Cha cũng nhắc tới Bài Đọc I, trong đó Thánh Phao-lô giải thích rằng, Đức Tin phát sinh từ việc lắng nghe Lời Chúa Ki-tô. Chúng ta nên loan báo Tin Mừng rằng, „Chúa Ki-tô đã cứu độ chúng ta, Ngài đã chết và đã phục sinh cho chúng ta“.

Loan báo Chúa Ki-tô không phải là chèo kéo người khác theo đạo, cũng không phải là quảng cáo hay Ma-kết-tinh

Đó không phải là quảng cáo hay làm Ma-kết-tinh cho một người rất tốt, tức người đã làm điều tốt lành, đã cứu chữa nhiều người và dậy chúng ta làm những điều tốt. Không, loan báo Tin Mừng không phải là làm quảng cáo. Đó cũng không phải là việc chéo kéo người khác. Ai nói về Chúa Giê-su Ki-tô để tiến hành việc chèo kéo người khác theo đạo, thì người ấy đang làm một việc sai trái. Một nhà giảng thuyết bị điều khiển bởi lô-gích Ma-kết-tinh sẽ nghĩ như vậy. Công cuộc loan báo Chúa Ki-tô là gì? Thưa, đó không phải là việc níu kéo người khác theo đạo, cũng chẳng phải là việc quảng cáo hay Ma-kết-tinh: Còn nhiều hơn nữa. Người ta có thể hiểu điều đó như thế nào? Thưa, trước tiên là hiểu về mình với tư cách là người được sai đi.

Việc được sai đi truyền giáo sẽ đẩy người ta tới chỗ phải mạo hiểm với mạng sống của mình – đó là điều có tính quyết định. Người Tông Đồ, tức người được sai đi để tiếp tục công cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa Giê-su Ki-tô, „sẽ làm điều đó dưới điều kiện là, mình phải mạo hiểm với mạng sống, với thời gian, với những mối quan tâm và với thân xác của mình“. Đức Thánh Cha đã trích dẫn một câu tục ngữ của người Argentina với nội dung như sau: Người ta „nên đặt thân xác mình trên vỉ nướng“.

Chuyến hành trình để loan báo Tin Mừng mà với nó, tôi sẽ liều mạng, vì tôi đặt mạng sống mình vào tình thế nguy hiểm, cũng như đặt thân thể tôi vào tình thế đó… Chuyến hành trình này chỉ có vé đi chứ không có vé khứ hồi. Trở về có nghĩa là phản bội. Còn trái lại, loan báo Tin Mừng có nghĩa là làm chứng về Chúa Giê-su Ki-tô. Nội dung của lời phát biểu này là đặt mạng sống mình trước sự nguy hiểm. Tôi nói điều tôi làm.

Thiên Chúa mạc khải chính mình qua Chúa Giê-su

Chính Thiên Chúa là người đầu tiên đã „công bố bản thân mình“, bằng cách là „sai Ccon mình đi vào trong xác thể và liều mạng với sự sống của mình“. Điều đó „đã gây ra rất nhiều chú ý“, và điều đó vẫn tiếp tục gây ra Scandal, vì Thiên Chúa đã trở thành „một trong chúng ta“ trên một cuộc hành trình, mà đối với nó, chỉ có „vé cho chuyến đi“ mà thôi.

Ma quỷ đã cố gắng thuyết phục Chúa Giê-su đi theo con đường khác, nhưng Ngài không muốn thế, Ngài thực hiện Thánh Ý Chúa Cha cho đến cùng. Và việc loan báo về Ngài phải đi theo chính con đường ấy: làm chứng cho Ngài bằng cuộc sống của mình, vì Ngài chính là chứng tá của Thiên Chúa Cha trở thành xác phàm. Và chúng ta cũng phải trở nên chính thân xác ấy – có nghĩa là trở thành những chứng nhân, chúng ta phải thực hiện điều chúng ta tin và nói. Và đó là việc loan báo Chúa Ki-tô. Các Thánh Tử Đạo là những người đã minh chứng rằng, việc loan báo Tin Mừng là đích thực. Những người nam và những người nữ đã trao hiến mạng sống mình đều là những Tông Đồ. Họ đã trao hiến mạng sống mình, và cụ thể là bằng máu; nhưng ngay cả những người nam và những người nữ đang sống ẩn dật trong các cộng đoàn và trong các gia đình của chúng ta, cũng đang làm chứng cho Chúa Giê-su hằng ngày trong âm thầm, và họ cũng đang thực hiện điều đó bằng cuộc sống của mình với những hậu quả tương ứng.

 

(theo vatican news – 30.11.2018, 11:31)

 

Đa-minh Thiệu


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 11, 2018