Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc – Trụ sở Liên Hợp Quốc được chụp vào ngày 18 tháng 5, 2020 tại Thành phố New York - đã tiếp tục chứng minh lòng trung thành của họ đối với việc vận động hành lang cho phép phá thai trong bối cảnh đại dịch coronavirus. Các cơ quan của Liên Hợp Quốc đã ban hành hướng dẫn COVID-19 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc được phá thai và thậm chí còn đưa ra hướng dẫn lung lạc các hạn chế phá thai. 

 

(Noam Galai / Getty Images)

19, tháng Năm, 2020

Lauretta Brown

 

WHO, UNFPA Sử Dụng Đại Dịch Coronavirus Để Thúc Đẩy Phá Thai

 

Các nhà phê bình cho rằng các cơ quan của Liên Hợp Quốc đang sử dụng cuộc khủng hoảng y tế và nhân đạo này như một cái cớ để thúc đẩy các chương trình nghị sự quốc tế vận động hành lang cho phép phá thai.

 

WASHINGTON - Khi chính quyền Trump có động thái không góp quỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới với những cáo buộc rằng Tổ chức này đã xử lý sai khi đối phó với đại dịch coronavirus, thì cả WHO và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã tiếp tục chứng minh sự trung thành của họ đối với việc vận động hành lang cho phép phá thai.

 

Các cơ quan Liên Hợp Quốc đã ban hành hướng dẫn COVID-19 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc được phá thai và thậm chí còn đưa ra hướng dẫn lung lạc các hạn chế phá thai. 

 

WHO gần đây đã đăng tải một “Q&A[1]: Các biện pháp can thiệp tự chăm sóc sức khỏe và quyền lợi về tính dục và sinh sản (SRHR) và COVID-19”, trong đó đề cập đến một hướng dẫn năm 2019 về “các biện pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản”, bao gồm cả phá thai. Hướng dẫn đó nói rằng việc sử dụng thuốc phá thai trong ba tháng đầu tiên mà “không có sự giám sát trực tiếp của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được khuyến nghị trong các trường hợp cụ thể”, điều này là ngược với hướng dẫn an toàn của Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ và luật pháp của nhiều quốc gia.

 

Trong khi WHO đang tư vấn phá thai bằng thuốc tại nhà mà không có sự giám sát y tế như là một “can thiệp tự chăm sóc” trong một đại dịch toàn cầu, thì UNFPA mới đây tuyên bố rằng những “phụ nữ đã mang thai và mang thai gần đây đã hồi phục khỏi COVID-19 nên được cho phép và khuyến khích phá thai an toàn theo lệ thường trước khi sinh, trong khi sinh, và sau sinh, hoặc chăm sóc sau phá thai trong mức độ đầy đủ của pháp luật”.

 

Bên cạnh việc thúc đẩy phá thai của WHO, kế hoạch Ứng phó Nhân đạo Toàn cầu trị giá 2,01 tỷ USD của Liên Hợp Quốc đã cung cấp cho UNFPA 120 triệu đô la tài trợ và chỉ định một phần phản ứng của kế hoạch là để đảm bảo “tính liên tục của năng lực hệ thống y tế quốc gia và địa phương nhằm cung cấp quyền có được sức khỏe sinh sản và tình dục chất lượng toàn diện”.

 

Vào ngày 18 tháng 5, John Barsa, quản trị viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, đã gửi một bức thư cho Tổng thư ký LHQ António Guterres chính thức phản đối việc đưa phá thai vào trong kế hoạch ứng phó với đại dịch của Liên Hợp Quốc.

 

“Kế hoạch Ứng phó Nhân đạo Toàn cầu của Liên hợp quốc (HRP toàn cầu) và lời kêu gọi phối hợp trị giá 6,71 tỷ USD của nó, vẫn phải tập trung vào việc giải quyết các nhu cầu cụ thể, cấp bách nhất phát sinh từ đại dịch”, ông Bars Barsa tuyên bố và lưu ý rằng Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất thế giới cho sức khỏe toàn cầu và hỗ trợ nhân đạo. “Vì vậy, LHQ không nên sử dụng cuộc khủng hoảng này như một cơ hội để thúc đẩy tiếp cận phá thai như một 'dịch vụ thiết yếu'. Thật không may, Kế hoạch Ứng phó Nhân đạo Toàn cầu thực hiện đúng ngay điều này, bằng cách bất chấp đạo lý coi việc cung cấp “dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục” có cùng mức độ quan trọng như sự mất an ninh lương thực, chăm sóc sức khỏe thiết yếu, suy dinh dưỡng, chỗ ở và cải thiện điều kiện vệ sinh. Đáng chú ý nhất là Kế hoạch Ứng phó Nhân đạo Toàn cầu kêu gọi phân phối rộng rãi các loại thuốc gây sảy thai và tiền trợ cấp phá thai, và kêu gọi thúc đẩy phá thai trong bối cảnh cục bộ các nước”.

 

Phát biểu thay mặt chính phủ Hoa Kỳ, Barsa viết, “Để đạt được sự thống nhất toàn cầu đối với mục tiêu này, điều cần thiết là phản ứng của Liên Hợp Quốc về đại dịch tránh tạo ra tranh cãi. Do đó, tôi yêu cầu quý vị gỡ bỏ các liên quan đến “sức khỏe sinh sản và tình dục” và các phát sinh của nó khỏi Kế hoạch Ứng phó Nhân đạo Toàn cầu và bỏ quy định phá thai như là một thành phần thiết yếu trong các ưu tiên của Liên Hợp Quốc để ứng phó với đại dịch COVID-19”.

 

Hợp pháp hóa phá thai “Tự chăm sóc”

 

Rebecca Oas, phó giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Gia đình và Nhân quyền (C-Fam), gần đây đã viết một bài báo, “Vượt qua Phá thai của Tổ chức Y tế Thế giới”, và nói với Register về cách thức WHO và các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc sử dụng đại dịch coronavirus để ủng hộ việc phá thai mở rộng.

 

“Không có nhân quyền quốc tế nào cho phép phá thai; điều đó chưa bao giờ được các quốc gia thành viên đồng ý”, Oas lưu ý, “Về phần WHO, chắc chắn không có ủy nhiệm nào thúc đẩy phá thai được coi là một vấn đề hợp pháp. Sự đồng thuận từ Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) năm 1994 nói rằng tính hợp pháp của phá thai, và trong hoàn cảnh nào, là để cho các quốc gia tự xác định.”

 

Oas nói rằng WHO đã công bố hướng dẫn về cách phá thai bằng cách “sử dụng các phương pháp mà nói thẳng ra được coi là không đạt tiêu chuẩn”. Bà đã trích dẫn hướng dẫn của WHO năm 2012 về “phá thai an toàn”, hướng dẫn khuyến cáo sử dụng một mình thuốc phá thai misoprostol ngoài việc sử dụng đặc hiệu thuốc đó, kết hợp với thuốc phá thai mifepristone. Hướng dẫn thừa nhận rằng “hiệu quả của misoprostol uống một mình là thấp hơn, thời gian phá thai trọn vẹn kéo dài hơn và quá trình phá thai đau đớn hơn và liên quan đến tỷ lệ tác dụng phụ đường tiêu hóa cao hơn, so với khi kết hợp misoprostol với mifepristone”. Đề xuất này là do thuốc misoprostol sẵn có rộng rãi và chi phí thấp.

 

Oas cũng trích dẫn một hướng dẫn gần đây của WHO cho biết, “việc tự chăm sóc SRHR [quyền lợi và sức khỏe tình dục và sinh sản] có lẽ là tiềm năng lớn nhất để giải quyết các nhu cầu hoặc các yêu cầu chưa được đáp ứng trong dân cư bị gạt ra bên lề hoặc trong bối cảnh bị hạn chế đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm, ví dụ như, tự phá thai ở các quốc gia nơi mà phá thai là bất hợp pháp hoặc bị hạn chế.

 

Oas nói, “Khi người ta không thúc ép các quốc gia thay đổi luật pháp của mình, thì người ta sẽ tạo điều kiện đi lòng vòng chung quanh những luật đó. Nếu bạn có thể đưa ra hướng dẫn về cách các nhà cung cấp dịch vụ y tế cấp thấp hơn thực hiện việc phá thai hoặc thậm chí buộc chính phụ nữ phá thai, thì về cơ bản bạn tạo ra tình trạng phá thai sẵn có ở khắp mọi nơi ngay cả khi bạn không thể hợp pháp hóa tình trạng đó”.

 

Các trang web hoạt động phá thai như Women on the Web[2] bán thuốc phá thai cho những người ở những nơi bán thuốc phá thai là bất hợp pháp, họ có thể trích dẫn WHO, như nhóm đang làm ở đây. “Bằng cách này WHO đã bao che cho những người đang bán thuốc phá thai ở chợ đen”, bà Oas nói, “ tạo ra các vấn đề từ góc độ pháp lý và sức khỏe”.

 

Trong đại dịch này, Vương quốc Anh và Pháp đã nới lỏng các hạn chế của họ đối với thuốc phá thai, Oas lưu ý và cho biết thêm rằng “các nhóm phá thai đang vận động để giải quyết vấn đề nới lỏng thuốc phá thai đó trước khi xảy ra đại dịch, và họ sẽ vẫn chờ xem liệu người ta có quay trở lại để kiểm soát chặt chẽ hơn sau đó hay không”.

Bà nhấn mạnh, “Ngay cả ở các quốc gia nơi phá thai là hợp pháp rộng rãi, chúng ta đang chứng kiến một sự thúc đẩy coi phá thai không phải là tội phạm, không cần đến quy định y tế và không cần điều hành”. Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng và nguy cơ cha mẹ hoặc đối tác lạm dụng mua những viên thuốc này. Bà chỉ ra rằng các trường hợp này đã bị truy tố ở Hoa Kỳ.

 

Tu chính án Siljander[3]

 

Oas đã chỉ ra rằng UNFPA có “các mối quan hệ trước đây với Trung Quốc, hỗ trợ cho việc hình thành chính sách một con của họ, và các quan chức Trung Quốc đã đưa ra những người nhận giải thưởng dân số hàng năm đầu tiên của họ”.

 

Oas lưu ý kể từ năm 2017, “Chính phủ Hoa Kỳ đã rút tiền tài trợ UNFPA. Hoa Kỳ, khi rút tiền tài trợ UNFPA, đã dẫn chứng cả sự hợp tác của UNFPA với chính phủ Trung Quốc và việc thúc đẩy phá thai của UNFPA”.

 

Và vào tháng 3 năm 2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã giữ lại một phần tài trợ của Hoa Kỳ cho Tổ chức các quốc gia Hoa Kỳ, ông trích dẫn Tu Chính án Siljander, trong đó cấm sử dụng các quỹ viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ để vận động hành lang chấp thuận hoặc chống phá thai.

 

Oas nói, “Vì một số cơ quan của Liên Hợp Quốc đã gây áp lực buộc các quốc gia thay đổi luật về phá thai của họ, cho nên chỉ còn cách kiên quyết áp dụng Tu chính án Siljander cho các cơ quan đó”. Bà nói thêm, các văn phòng LHQ như vậy “sẽ bao gồm những thứ như Tổ chức Y tế Thế giới, đặc biệt là HRP, có đơn vị chăm sóc sức khỏe sinh sản trong đó; cả Phụ nữ LHQ và UNFPA” và “Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, nơi tất cả các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người này trú đóng, bởi vì các cơ quan này là những người năng nổ nhất, có quan hệ với các quốc gia vận động hành lang để thay đổi luật pháp của họ”.

 

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc thúc đẩy phá thai

 

Elyssa Koren, giám đốc của đoàn luật sư Liên Hợp Quốc tại Liên Minh Bảo Vệ Tự Do Quốc Tế nói với Register rằng trong khi Liên Hợp Quốc thích sử dụng ngôn ngữ tinh tế và tế nhị để nói về phá thai, có một số trường hợp các cơ quan Liên Hợp Quốc lại nói khá rõ ràng. Lấy ví dụ, cô trích dẫn “Gói dịch vụ ban đầu tối thiểu” do UNFPA tài trợ, còn gọi là MISP, được cơ quan LHQ tiếp thị như một công cụ “để đáp ứng nhu cầu sức khỏe sinh sản khi bắt đầu mọi cuộc khủng hoảng nhân đạo”. 

 

Koren mô tả “Gói dịch vụ ban đầu tối thiểu” là “một hộp các dụng cụ mà UNFPA thiết kế như một gói để gửi đến các quốc gia bất cứ khi nào họ gặp khủng hoảng nhân đạo”, có chứa “tất cả mọi thứ từ máy hút thai chân không đến thuốc phá thai đến dụng cụ gắp sọ, là thiết bị để nghiền nát hộp sọ của thai nhi. Các hộp này đi đôi với một sổ tay hướng dẫn về cách sử dụng các công cụ này để phá thai; và, ngoài ra, MISP còn có các chuyên gia được đào tạo về phá thai”.

 

Một tài liệu của Liên Hợp Quốc mô tả các bộ dụng cụ MISP đã lưu ý rằng chúng có ‘máy hút thai chân không cho việc sinh nở (thủ công)” và ‘cách quản lý các biến chứng khi phá thai”.

 

Theo ông Kor Koren rõ ràng là việc khuyến khích phá thai rất có mục tiêu là chuyện ngấm ngầm trong các kế hoạch hành động của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho các quốc gia này, cho dù là những bộ dụng cụ này hay những bộ dụng cụ khác.

 

UNFPA đã thường xuyên hợp tác với Liên đoàn Phụ huynh Kế hoạch Quốc tế (IPPF)[4] và Marie Stopes International[5], như Koren đã nêu trong một bài báo về mối quan hệ của UNFPA trong việc phá thai. Cô trích dẫn một bài phát biểu then chốt năm 2002 trong đó một quan chức UNFPA ca ngợi IPPF là “người tiên phong đích thực trong lĩnh vực của chúng tai” và “được biết đến một cách đúng đắn vì tinh thần dũng cảm và nổi giận của mình và sẽ táo bạo đi tới nơi nào mà các chính phủ sợ không dám đi.”

 

Koren cũng chỉ ra rằng IPPF là một người đóng góp đáng kể cho WHO, mang lại 260.417 đô la trong năm 2018-2019.

 

Kiểm tra tài trợ của Hoa Kỳ

 

Về mối quan hệ tài trợ của WHO, Oas của C-Fam nhận xét, “Hoa Kỳ có thể đưa ra một chính sách như Chính sách thành phố Mexico[6] và chặn tài trợ cho IPPF (Liên đoàn Phụ huynh Kế hoạch Quốc tế) hoặc Marie Stopes International, tên khổng lồ phá thai khác, nhưng nếu Hoa Kỳ cũng sẵn sàng tài trợ đa phương cho những người hợp tác với mình, dù cách nào đi nữa, thì đó là một cách làm phá hỏng mục đích”.

 

Grace Melton, cộng tác viên của Quỹ Di sản về các vấn đề xã hội tại Liên Hợp Quốc ở New York, nói với Register rằng đại dịch COVID-19 đã làm sáng tỏ xu hướng lớn hơn, đó là “một số cơ quan Liên Hợp Quốc đang thúc đẩy phá thai”.

 

Trong khi Melton ca ngợi công việc của chính quyền Trump trong việc mở rộng Chính sách thành phố Mexico, bà đã lặp lại quan điểm của Oas rằng, “Chính sách đó không được áp dụng cho tất cả số tiền mà Mỹ đưa cho Liên Hợp Quốc; và sau đó LHQ trao số tiền cho tất cả những nơi này, vì vậy khi Tổ chức Y tế Thế giới hợp tác với tất cả những nỗ lực này, bao gồm COVID-19, với [nhóm phá thai] Ipas[7] và Marie Stopes và Liên đoàn Phụ huynh Kế hoạch Quốc tế, thì không có gì ngạc nhiên phá thai là một phần rất lớn trong chương trình nghị sự của họ”.

 

Melton nhấn mạnh, đặc biệt là trong đại dịch này, “người dân trông chờ vào Liên Hợp Quốc hoặc Tổ chức Y tế Thế giới để được hỗ trợ”, nhưng, “thay vào đó, họ đồng lõa với việc đẩy mạnh phá thai hoặc lách luật ở các nước phá thai là bất hợp pháp. Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới thực sự là một phần trong nỗ lực này nhằm đánh đồng quyền phụ nữ với việc phá thai và tôi nghĩ đó không phải là một sự giúp đỡ phụ nữ trên toàn thế giới”.

 

Lauretta Brown là cây bút trong ban biên tập có trụ sở tại Washington của Register.

 

Phê-rô Phạm Văn Trung, dịch.

https://www.ncregister.com

 

 

 



[1] ND: Question and Answer, Hỏi và Trả lời

[2] ND: Phụ nữ trên Web.

[3] ND: Năm 2019, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng Chính quyền Trump sẽ thực thi đầy đủ Bản Tu Chính án Siljander. Năm 1981, Dân biểu Mark Siljander đã đưa ra một Tu Chính án đối với Đạo luật Đánh giá Chương trình Hỗ trợ và Chương trình Liên quan FY1982 quy định rằng không có khoản tiền nào của Hoa Kỳ có thể được sử dụng để vận động phá thai. Kể từ khi Tu Chính án Siljander được giới thiệu lần đầu tiên, Quốc hội đã sửa đổi Tu Chính án này để tuyên bố rằng không có khoản tiền nào có thể được sử dụng để vận động hành lang chấp thuận hoặc chống phá thai.

 

[4] ND: là một tổ chức phi chính phủ toàn cầu với mục đích rộng lớn là thúc đẩy sức khỏe sinh sản và tình dục, và ủng hộ quyền của các cá nhân đưa ra lựa chọn của riêng họ trong kế hoạch hóa gia đình.

[5] ND: Marie Stopes International là một tổ chức toàn cầu với 11.000 thành viên trong nhóm làm việc tại 37 quốc gia cung cấp dịch vụ tránh thai và phá thai. Marie Stopes Vietnam bắt đầu vào năm 1989 với tư cách là một trong những tổ chức phi chính phủ về sức khỏe sinh sản quốc tế đầu tiên ở nước này.

[6] ND: Chính sách Mexico City là một chính sách của chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhận tài trợ liên bang để kiềm chế không thực hiện hoặc cổ võ các dịch vụ phá thai.

[7] ND: là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, tăng khả năng tiếp cận phá thai và tránh thai.


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 5, 2020