BỊ BÁCH HẠI & BỊ LÃNG QUÊN? 

BÁO CÁO VỀ KITÔ HỮU BỊ BỨC HẠI VÌ ĐỨC TIN 2017-2019

 

“Một sự liên kết ngày càng tăng về mục đích giữa các phe nhóm tôn giáo mang tính chủ nghĩa dân tộc và chính phủ đang tạo ra mối đe dọa ngày càng tăng - mà phần lớn không được nhận ra - đối với các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác ở Ấn Độ, Sri Lanka, Miến Điện (Myanmar) và các quốc gia cốt lõi khác ở Đông Nam Á”, nơi cuộc đàn áp các Kitô hữu đã trở nên tồi tệ nhất.

Đây là một trong những phát hiện chính của lần xuất bản năm 2019 của báo cáo “Bị bách hại & Bị lãng quên?”, trong nghiên cứu hai năm một lần của quỹ Trợ giúp cho Giáo hội gặp khó khăn về cuộc đàn áp các Kitô hữu trên khắp thế giới. Năm 2017, 477 sự cố chống Kitô giáo đã được báo cáo ở Ấn Độ. Hơn 300 người đã chết và hơn 500 người bị thương tại Sri Lanka vào Chủ nhật Phục sinh 2019, khi các chiến binh thánh chiến ném bom ba nhà thờ và ba khách sạn.

Ở các vùng của Trung Đông, cuộc di cư của Kitô giáo đã đạt đến tỷ lệ đáng báo động. Điều đó chỉ có thể dừng lại nếu cộng đồng quốc tế hành động ngay bây giờ. Đó là kết luận của một báo cáo mới về cuộc đàn áp Kitô giáo được xuất bản vào ngày 23 tháng 10 bởi quỹ Trợ giúp cho Giáo hội gặp khó khăn, một tổ chức từ thiện Công giáo quốc tế.

Phiên bản năm 2019 của báo cáo “Bị bách hại & Bị lãng quên?”, trong nghiên cứu hai năm một lần của quỹ Trợ giúp cho Giáo hội gặp khó khăn về cuộc đàn áp các Kitô hữu trên khắp thế giới, cảnh báo rằng Kitô giáo đang biến mất khỏi các thị trấn và thành phố trên quê hương cổ xưa của đức tin. Mặc dù ISIS thất bại, nhưng tác động của nạn diệt chủng đã dẫn đến việc giảm sút số lượng lớn các Kitô hữu trong khu vực, báo cáo cho biết.

Có 1,5 triệu Kitô hữu ở Iraq trước năm 2003, nhưng đến giữa năm 2019, con số đó đã giảm xuống dưới 150.000; theo một số ước tính, số Kitô hữu ở đó có thể đã giảm xuống thấp tới 120.000, một sự suy giảm hơn 90% trong một thế hệ. Tại Syria, quy mô số dân Kitô giáo đã giảm 2/3 kể từ khi cuộc nội chiến của đất nước bắt đầu vào năm 2011, khi Kitô hữu vẫn còn hơn 2 triệu người.

Báo cáo, bao gồm giai đoạn 2017-2019, lưu ý rằng cộng đồng quốc tế đã cho thấy mối quan tâm chưa từng có về cuộc đàn áp các Kitô hữu trong khu vực. Nhưng báo cáo cáo buộc rằng các chính phủ ở phương Tây và Liên Hợp Quốc đã không cung cấp cho các Kitô hữu ở các quốc gia như Iraq và Syria sự giúp đỡ khẩn cấp mà họ cần khi nạn diệt chủng đang diễn ra.

“Bị bách hại & Bị quên lãng” cảnh báo rằng Giáo hội trong khu vực có thể tan biến nếu những kẻ Hồi giáo cực đoan tiến hành một cuộc tấn công khác vào các cộng đồng dễ bị tổn thương. Một mối đe dọa được các báo cáo nêu bật về các chiến binh thánh chiến thoát khỏi nhà tù, do hậu quả của bạo lực mới ở Đông Bắc Syria. Báo cáo kết luận: Có một cuộc tấn công kiểu ISIS khác đối với các tín hữu, điều đó có thể dẫn đến sự mất tích của Giáo hội. Tuy nhiên, theo báo cáo, nếu có thể đảm bảo an ninh, thì có tất cả các dấu hiệu cho thấy Kitô giáo có thể tồn tại trên Đồng bằng Ninivê của Iraq và ở Erbil, Iraq của người Kurd.

Ở một số quốc gia châu Phi, Kitô hữu bị đe dọa bởi những kẻ Hồi giáo đang tìm cách loại bỏ Giáo hội, bằng cách sử dụng vũ lực hoặc bằng các phương tiện không trung thực, bao gồm cho tiền các Kitô hữu để chuyển sang đạo Hồi.

Ở phía bắc Nigeria và trong các khu vực “Vành đai miền trung”, phiến quân Hồi giáo tiếp tục cai trị và khủng bố chống lại cả Kitô hữu và Hồi giáo. 3.731 Kitô hữu đã bị giết vào năm 2018. Ở các khu vực khác của lục địa châu Phi, mối đe dọa chính đối với các Kitô hữu đến từ nhà nước - trong khoảng thời gian 12 tháng, hơn 70 nhà thờ đã bị tấn công ở vùng núi Nuba của Sudan; với 32 nhà thờ trong số này bị thiêu rụi.

Khảo sát trong hai năm qua, báo cáo “Bị bách hại & Bị lãng quên” cũng ghi lại các trường hợp đàn áp Kitô giáo ở Cộng hòa Trung Phi, Trung Quốc, Ai Cập, Bắc Triều Tiên, Pakistan và Philippines.

 

https://www.churchinneed.org/report-on-persecution/

Phêrô Phạm văn Trung, chuyển ngữ.


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 7, 2020