Trình bày Tác Động Thánh Hóa và Thánh Hiến của Thần Khí­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Chúa Thánh Thần - Bí tích Thánh Thể và Linh Đạo Phòng Tiệc Ly của Cha thánh Eymard về Chúa Thánh Thần và Bí tích Thánh Thể.

 

 

Mục lục

I. Dẫn nhập. 2

II. Nội Dung. 2

1. Bí tích Thánh Thể và Chúa Thánh Thần. 2

2. Chúa Thánh Thần và việc cử hành Thánh Lễ. 4

3. Chúa Thánh Thần, linh hồn của hy tế. 5

4. Li cầu khẩn Chúa Thánh Thần. 6

5. Phòng Tiệc Ly: Nơi Biến Đổi Nhờ Thánh Thần. 7

III. Kết luận: 9

 

 

I. Dẫn nhập

Đức Leo XIII đã cho mầu nhiệm Thánh Thể là như “Mầu Nhiệm Nhập Thể kéo dài và mở rộng… là một trong những phép lạ vĩ đại nhất, mang theo vô số phép lạ”. Tân Giáo Luật đã đúc kết đạo lý của Giáo Hội về mầu nhiệm Thánh Thể như sau: “Bí tích Thánh Thể là bí tích cao trọng nhất, trong đó chính Chúa Giêsu Kitô hiện diện, sự tự hiến và trở thành lương thực, nhờ đó Giáo Hội tiếp tục được sống và tăng trưởng. Hy lễ Thánh Thánh Thể, tưởng niệm sự chết và sống lại của Chúa, tiếp diễn mãi Hy Lễ Thánh Giá, là tuyệt đỉnh và nguồn suối của tất cả phụng sự và đời sống Ki-tô giáo. Nhờ Hy Lễ Thánh Thể, sự hiệp nhất dân Chúa được biểu lộ và thể hiện, việc xây dựng nhiệm thể Chúa Ki-tô được hoàn tất. Bởi đấy các bí tích khác và mọi hoạt động tông đồ của Giáo Hội đều qui hướng về, và liên kết chặt chẽ với bí tích Thánh Thể.” Theo dòng cảm hứng từ tác giả Tony Kelly trong tác phẩm “Bánh của Chúa” (The Bread Of God). Em xin trình bày Tác Động Thánh Hóa và Thánh Hiến của Thần Khí­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Chúa Thánh Thần - Bí tích Thánh Thể và Linh Đạo Phòng Tiệc Ly của Cha thánh Eymard về Chúa Thánh Thần và Bí tích Thánh Thể.

II. Nội Dung

1. Bí tích Thánh Thể và Chúa Thánh Thần.

Cử hành bí tích Thánh Thể không chỉ là việc tái diễn lại cuộc sống thực tại của Đức Ki-tô, mà còn là cử hành mối hiệp nhất, bền vững trong hoạt động của Chúa Thánh Thần. Như là Đức Ki-tô, chính Ngài ban chính Ngài cho chúng ta, Chúa Thánh Thần luôn hoạt động qua công cuộc sáng tạo, và công cuộc sáng tạo đó chỉ được viên mãn tròn đầy trong ngày Giáng lâm của của Đức Giê-su Ki-tô. Thánh Phao-lô đã được Chúa Thánh Thần thúc đẩy trong sự tròn đầy trong Đức Ki-tô và mọi hy vọng được mở viên mãn trong mọi khoảnh khắc của chúng ta.

“Thật vậy, tôi nghĩ rằng : những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta. Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người. Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy ; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. Thật vậy, chúng ta biết rằng : cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng : chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa. Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa : vì ai lại trông mong điều mình đã thấy rồi ?, Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải ; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả”. (Rm 8, 22-24)

Cùng cử hành nhiệm tích Thánh Thể trong khung cảnh yếu đuối, mỏng giòn, chia rẽ trong cộng đoàn các ki-tô hữu, thì vai trò của Chúa Thánh Thần hiệp nhất, hướng dẫn các Ki-tô hữu cách cầu nguyện, liên kết bền vững với nhau trong Đức Ki-tô.

Các Thánh giáo phụ đã làm chứng cho mầu nhiệm Thánh Thể với sự tác động của Chúa Thánh Thần như sau

Các thư của thánh Ignatiô là những chứng từ cổ kính của niềm tín của các kitô hữu tiên khởi về Thánh Thể. Thánh nhân đã sống trọn niềm tin ấy và muốn noi gương Chúa Giêsu để trở thành hy tế dâng trên bàn thờ Chúa, như Chúa Giêsu đã hiến mình làm lương thực thiêng liêng nuôi sống đàn chiên.[1]

Một chứng nhân khác rất quan trọng v việc cử hành Thánh lễ, đó là thánh Justino tử đạo. Thánh nhân là một triết gia trở lại Công giáo. Trong cuốn “Hộ giáo” bênh vực các kitô hữu vào khoảng năm 150, ngài đã phản ánh thói quen cử hành Thánh lễ như đà được nói đến trong sách Công vụ Tông đồ. Thánh nhân kể: “Chúng tôi cử hành lễ tạ ơn. Chúng tôi được lương thực nhờ lời cầu nguyện trở thành Thánh Thể do lời phát xuất từ Thiên Chúa. Thánh Thể nuôi dưỡng thịt máu chúng tôi nhờ bởi Thịt Máu của Ngôi Lời Nhập thể. Thật vậy, các Tông đồ đã nhận được huấn thị sau dây: Chúa Giêsu cầm lây bánh, tạ ơn và nói. “Các con hãy làm việc này để tưởng nhớ Thây, này là Mình Thầy”. Cũng, vậy, Ngài cầm ly chén tạ ơn và nói: “Này là Máu Thầy. Từ đó ký ức về các điều đó luôn được tái diễn nơi chúng tôi. Trong chúng tôi, những ai có của cải thì trợ giúp những người túng thiếu và chúng tôi hiệp nhất hòa hợp với nhau. Chúng tôi chúc tụng Đấng tạo thành vu trụ, vì tất cả chúng tôi được - nuôi dưỡng nhờ Con của Ngài là Chứa Giêsu Kitô và nhờ Chúa Thánh Thần. Trong ngày gọi là ngày Mặt Trời, chúng tôi tụ họp một nơi đọc ký sự các Tông đồ hoặc các sách Ngôn sứ theo thời gian cho phép, sau đó vị chủ tọa ngỏ lời khuyên nhủ. Rồi chúng tôi cùng nhau tiến lên và dân lời nguyn. cầu nguyện xong, bánh rượu được đưa tới, vi ch tọa đọc lời chúc tụng và tạ ơn với tât cả lòng sốt sắng, và dân chúng đáp lại “Amen” Sau cùng, mỗi người hiện diện được phân phát và tham dự vào của lễ mà họ đã tạ ơn, trong khi cung những của lễ ây được các phó tế mang cho những người vắng mặt.[2]

2. Chúa Thánh Thần và việc cử hành Thánh Lễ

Các giáo phụ rất ý thức về vấn đề này. Thánh Xyrilô thành Giêrusalem trong quyển Giáo lý của mình nhắc nhớ rằng chúng ta “khẩn cầu Thiên Chúa nhân từ sai Thánh Thần của Người đến trên lễ vật đây, để Người biến bánh trở thành Thân Thể Đức Kitô và rượu trở thành Máu của Đức Kitô. Những gì Thánh Thần đụng chạm tới đều được thánh hóa và hoàn toàn biến đổi”. Thánh Gioan Kim Khẩu nhấn mạnh rằng vị chủ tế khẩn cầu Chúa Thánh Thần, khi ngài cử hành hy tế; thánh nhân nói tiếp : như ngôn sứ Êlia, người tôi tớ Chúa, vị chủ tế kêu cầu Chúa Thánh Thần đến để “khi ân sủng xuống trên lễ vật, linh hồn mọi người nhờ đó được bừng cháy lên sốt sắng”. Quan trọng nhất đối với đời sống thiêng liêng của các tín hữu là được nhận thức rõ ràng về sự phong phú của các kinh nguyện Thánh Thể (Anaphora) : thêm vào các lời Đức Kitô phán trong Tiệc Ly, kinh nguyện Thánh Thể còn có kinh Epiklesis, lời khẩn cầu dâng lên Chúa Cha xin ban hồng ân Thánh Thần xuống, để bánh rượu trở thành Mình Máu Đức Giêsu Kitô và “cả cộng đoàn luôn trở thành Thần Thể Đức Kitô”. Chúa Thánh Thần, Đấng mà vị chủ tế khẩn cầu ngự xuống trên bánh rượu đang được đặt trên bàn thờ, cũng là Đấng kết hợp các tín hữu “trở thành một thân thể” và biến họ thành lễ vật thiêng liêng làm đẹp lòng Thiên Chúa Cha (#13).[3]

Thánh Lễ là hoạt động mạnh mẽ nhất của Thánh Thần. Ngôi Ba Thiên Chúa là Đấng duy nhất đem hiệp nhất đến cho Hội Thánh, và nối kết chúng ta trong Đức Ki-tô cho chúng ta sống với nhau mật thiết, nên Người là nguyên lý của hiệp nhất trong Hội Thánh. Lời kêu cầu Thánh Thần trong Kinh Tạ Ơn được gọi là ê-pi-cơle-dít (epiclesis). Trong trình thuật tạo dựng, chúng ta đã thấy Thánh Thần bay lượn trên vũ trụ ra sao để dẫn đến tạo thành đầu tiên. Chúng ta biết khi thời gian tới hồi viên mãn, Thánh Thần đã ngự xuống trên Đức Ma-ri-a, dẫn đến việc tạo thành bản tính nhân loại của Đức Giê-su, Đấng là khởi đầu của tạo thành mới. Trong Kinh Tạ Ơn, chúng ta cầu xin Thánh Thần thực hiện kỳ công của Người là một tạo thành mới, một ân sủng mới. Điều này rất quan trọng, vì nhắc nhớ rằng việc mà chúng ta đang cử hành vượt ngoài khả năng của chúng ta. Việc đó đến từ Thiên Chúa. Trong phần ê-pi-cơle-dít, Hội Thánh khẩn cầu Chúa Cha cử Thánh Thần xuống (hay xin Người ban quyền năng của phép lành Người xuống) thánh hoá lễ vật hầu bánh và rượu trở thành mình và máu Đức Giê-su Ki-tô, và làm cho những người đang tham dự Thánh Lễ được trở nên một thân thể và một tinh thần.

* Thánh Toma khi viết về sự hiện thật sự của Đức Giê-su trong Bí tích Thánh Thể như sau:

Hiện với Giáo Hội đang lữ hành, đang mong ước tới bến trường sinh, vì nhờ lòng tin, chính Người ngự trong tâm hồn chúng ta, và đổ tràn tình thương vào Giáo Hội, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta. (Rm 5, 6)

 Hiện diện với Giáo Hội đang lãnh đạo và quản cai, vị thần quền là do Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu, vị Chủ Chăn Tối Cao ban trợ những chủ chan hành sử thần quyền, như lời Chúa Giêsu đã hứa với các Tông Đồ. Hơn nữa, Chúa Giê-su hiện diện cách cao trong hơn với Giáo Hội, khi Giáo Hội nhân danh Người cử Hành Hy tế Thánh Lễ và khi cử hành các bí tích.

 3. Chúa Thánh Thần, linh hồn của hy tế[4]

Vì Chúa Thánh Thần là linh hồn của Nhiệm Thể, là nguyên lý làm cho Hội Thánh sống, nên ta sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng Ngài là linh hồn của hy tế, linh hồn của việc hiến dâng mà Hội Thánh dâng mình lên trong Thánh Lễ. Nhưng thoạt nhìn có lẽ rất đáng ngạc nhiên vì Ngài đã là linh hồn của hy tế Núi Sọ. Nhưng người ta không thể hồ nghi điều đó: vì chính nhờ Ngài mà tiến lễ Chúa Kitô trên Thập Giá được đưa lên tới Chúa Cha cách thiêng liêng.

Khi mô tả hy tế này, thư gửi tín hữu Hipri xác nhận rằng : thì máu của Đức Ki-tô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống. (Hr 9,14).

Việc của Thánh Thần tình yêu là đưa tiến vật của Chúa Con lên tới Chúa Cha. Người linh hứng việc hiến dâng, làm cho đi từ Trái Tim Đức Kitô lên tới Chúa Cha. Nếu mun, có thể nói rằng Ngài là tình yêu đang tiến hành. Đã hẳn, chính Đức Kitô là Đấng hiến mình; chính Ngài muôn làm đẹp lòng Cha, chính Ngài vâng ý Cha và phó mình theo ý Cha; chính Ngài yêu nhân loại và thí mạng cho họ. Nhưng Ngài đã nhờ Chúa Thánh Thần mà làm tất cả những việc đó. Là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa, Ngôi Ba Thiên Chúa mang trong mình tình yêu của Đức Giêsu và dâng lên Chúa Cha lễ vật của tình yêu ấy. Cho nên, mặc dù vẫn là một hành vi được Đấng Cứu Thế hoàn thành, tận trong những tâm hướng thâm sâu nhất, hy tế lại là công việc của Chúa Thánh Thần.

Bởi thế, Chúa Thánh Thần đóng một vai trò chủ yếu trong lễ dâng Thánh Thể. Khi Chúa Kitô dâng mình cho Chúa Cha một lần nữa, Ngài lại dâng nhờ Chúa Thánh Thần như xưa kia. Tiến vật Thánh Lễ được Thánh Thần tình yêu mang lên và dâng cho Cha trên trời.

Vai trò của Thánh Thần tình yêu kéo dài trong tiến lễ của Hội Thánh và các tín hữu. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng linh hứng trong tâm hồn những người dâng lễ để họ có được tâm hướng vâng phục và yêu mến, là tâm hướng thật cốt yếu của hy tế, Ngài là Đấng hình thành trong các tín hữu sự hiến trao (lễ vật) bản thân của họ để góp vào sự hiến trao bản thân của Đức Kitô, vì hết mọi sự hiến trao cũng như hết mọi tình yêu đều phải được hoàn tất dưới ảnh hưởng của Đấng là tình yêu và là sự hiến trao (ân huệ). Cũng chính Ngài được sự hiến trao ấy (lễ vật) lên Chúa Cha, bằng cách đặt vào đó một đà tâm tình con thảo. Nếu Thánh Phaolô đã có thể nói rằng Thánh Thần kêu lên trong lòng ta : “Abba, Cha ơi !” Để chứng thực anh em là con cái (Gl 4, 6). “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên, Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên : “Áp-ba ! Cha ơi !” (Rm 8, 15)[5].

Bởi vậy, Chúa Thánh Thần thật là Đấng thần linh hóa hy tế, chính Ngài làm cho hy tế trở nên thiêng liêng bằng cách càng lúc càng chuyển thông vực tình yêu sâu thẳm của Ngài cho cộng đoàn kitô hữu, đang dâng mình lên cùng với Đức Kitô.[6]

4. Li cầu khẩn Chúa Thánh Thần[7]

Li cầu khẩn Chúa Thánh Thần (Epiclèse) được nói với Chúa Cha nhưng là để biến đổi của lễ dâng tiến (bánh vầ rượu) thành Mình và Máu Chúa Kitô. Như thế, hoa quả của Chúa Thánh Thần là sự hiện diện của Chúa Kitô và sự thân mật với Chúa Cha.

“Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23).

Mục đích của lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần trong Thánh Thể đi đôi với hiệp lễ. Giáo Hội khẩn nài Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần đến trên lễ vật để biến thành Mình và Máu Chúa Kitô cho những ai hiệp lễ thì được ơn cứu độ.

Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần không chỉ diễn tả một sự chờ đợi nhưng còn là một lời khẩn nài tha thiết và mãnh liệt bởi vì Giáo Hội xác tín rằng lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần (Epiclèse) và lời chuyển cầu (intercession) của Giáo Hội trong cử hành Thánh Thể liên kết mật thiết với lời cầu nguyện của Đức Giêsu Thượng Tế, đang ngự bên hữu Chúa Cha.

Đối với lời cầu khẩn xin Chúa Thánh Thần ngự đến, ta gặp thấy trong Tân Ước, đặc biệt trong diễn từ ly biệt của Chúa Giêsu với các môn đệ trước cuộc khổ hình (Ga 14,16). Nội dung của lời nguyện này rõ ràng lả một lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần đên (Epiclèse) : “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ gửi đến cho anh em một Đấng Phù trợ khác” (Ga 14,16). Do đó, lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần chỉ thực hiện được trong Giáo Hội nhờ Chúa Kitô.

Nơi mầu nhiệm Thánh Thể, Chúa Thánh Thần như vị Tiền hô vĩ đại của Đức Giêsu khi chuẩn bị cho Người đến trong tâm hồn chúng ta. Chúa Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta (GI 4, 6 ; Rm 8, 26) và chúng ta cầu nguyện trong Người (Rm 8,15), Người tạo nên nơi chiều sâu của hữu thể chúng ta một không gian lớn dần cho Nước của Chúa Giêsu, nơi mà “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20).

Tương quan giữa Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần trong Thánh Thể là ân huệ hỗ tương liên tục cho Giáo Hội, ân huệ này luôn gìn giữ Giáo Hội trong hiện hữu, sứ mạng và trong đời sống của Giáo Hội (Cv 17,28). Chúa Thánh Thần đào sâu nơi chúng ta một không gian vô biên của sự đón nhận, thiết lập trong chúng ta một đền thờ thiêng liêng, chính Người kêu lên trong chúng ta “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đên” (Maranatha) để đến lượt Chúa Ki tô Phục sinh lại thông ban cho chúng ta Thánh Thần của Người như lúc tạo dựng và phục sinh : “Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần” (Ga 20, 22)[8].

5. Phòng Tiệc Ly: Nơi Biến Đổi Nhờ Thánh Thần[9]

Trong cuộc Đại Tĩnh Tâm ở Rô-ma của thánh Phê-rô Giu-li-a-nô, chúng ta có thể nhận thấy ngài đã chiêm ngưỡng Chúa Giê-su như thế nào. Chiêm ngưỡng Chúa Giê-su cũng giống như nhìn vào tấm gương để cha thánh chúng ta thấy được những gì cần thiết phải thực hiện, hầu được trở nên giống như Người mỗi ngày một hơn. Điều cốt yếu là hãy chú mục vào Chúa Giê-su để Người phản ảnh đời sống của Người nơi tâm hồn và trí tuệ ta. Ngài viết:

* Đời Sống Thánh Thể

Chúng ta đã đề cập đến Mầu Nhiệm Vượt Qua, đó là bối cảnh của đời sống thiêng liêng, tức là: Chết để được sống. Sự sống phục sinh của Chúa Giê-su ở trong ta phải được trả bằng giá hi sinh, đôi khi bằng những hy sinh anh hùng đối với những công cuộc vĩ đại; nhưng ngay cả đối với những việc nhỏ mọn, đôi khi cũng đòi ta phải trả bằng giá hi sinh anh hùng nữa. Chúng ta cũng khảo sát tác động nội tâm của Chúa Thánh Thần nơi tâm hồn chân thành biết lắng nghe, tác động ấy giúp ta nhận ra những gì phù hợp với ơn kêu gọi và đặc sủng của ta và những gì chỉ là ảo tưởng.

Giờ đây chúng ta hãy nhìn, không phải vào cây và hoa trái của đặc sủng, mà là vào những kết quả của ơn ấy. Đâu là những nhân đức giúp ta nhận ra những hoạt động của Thần Trí Chúa Giê-su nơi cuộc sống của ta? Trong một đoạn văn rất đặc sắc, Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế ở Lộ Đức đã dạy ta như sau: “Đời sống thánh thể không thể tách rời khỏi đời sống Tám Mối Phúc Thật”. Thực vậy, như chúng ta biết, các Mối Phúc Thật biểu lộ Thần Trí của Chúa Giê-su, vì thế chính nơi cuộc sống này mà chúng ta thấy được hoạt động của Thần Trí ấy.

Thánh Phê-rô Giu-li-a-nô đã dùng nhiều thời giờ để khảo sát các nhân đức trong đời sống Chúa Giê-su, để xem nhân đức nào là nhân đức đặc biệt nhất. Cuối cùng ngài nhận ra, nhân đức cốt yếu của một tôi tớ là khiêm nhường và phục vụ như Chúa Giê-su đã khiêm tốn phục vụ. Quả vậy, nhưng đây phải là sự khiêm nhường đặc biệt, nghĩa là sự khiêm những phát xuất từ tình yêu. Sự khiêm nhường này được biểu lộ ra qua việc tôn thờ trước sự hiện diện của Thiên Chúa là Cha. Vì sở dĩ chúng ta tôn thờ là vì chúng ta nhận ra lòng nhân hậu và sự cao cả vô biên của Đấng yêu thương ta, và ta yêu mến Ngài.

Khi Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ tại Bữa Tiệc Ly, Người đã công bố tình yêu của Ba Ngôi và tình yêu của nhân loại. Với cử chỉ khiêm nhường này, Người đã biểu lộ cho ta thấy sự hoàn tất các Mối Phúc Thật, nghèo khó trong tinh thần, hiền lành và dịu dàng, đã tỏ ra sự thánh thiện của Người trong việc phục vụ. Ơn bình an của Người là ơn do Chúa vinh quang ban, Người cống hiến cho hết thảy chúng ta. Ơn sức mạnh trong cơn bách hại. Phúc cho các ngươi… Khiêm nhường của tình yêu chính là tình yêu trong phục vụ đơn sơ, khiêm tốn và tầm thường. Đây cũng là sự noi theo gương mẫu của Đức Ma-ri-a. Trong bài ca cảm tạ và chúc tụng đầy khiêm tốn, Mẹ đã bộc lộ Bài Ca Magnificat chính là bài ca cảm tạ và chúc tụng của Mẹ. Mẹ nhìn nhận ơn cao cả mà Mẹ lãnh nhận được và Mẹ dâng lời chúc tụng Thiên Chúa. Đức Ma-ri-a chính là người bạn đồng hành với ta trong việc thể hiện đời sống thánh thể.

* Phòng Tiệc Ly Nội Tâm[10]

Ngay từ khởi đầu cuộc Tĩnh Tâm, cha E-ma đã thực hiện cuộc khảo sát tỉ mỉ về đời sống và về tình trạng của tâm hồn ngài. Ngài khảo sát phẩm chất của công cuộc phục vụ mà ngài đã thực hiện xét là một ki-tô hữu, một tu sỹ, một kẻ tôn thờ, một bề trên, và một vị sáng lập Dòng. Ngài kiểm kê những thành công cũng như những thất bại trong nỗ lực thực hành các nhân đức ki-tô giáo, chẳng hạn như: khiêm nhường, nhã nhặn, bác ái, tinh thần phục vụ, và cầu nguyện. Khi suy niệm về cuộc hoán cải thiêng liêng mà Chúa Thánh Thần lôi cuốn ngài, cha E-ma vẫn cảm thấy còn cái gì khác nữa xẩy ra nơi nội tâm ngài. Vì thế ngài đã tự vấn:

“Làm thế nào tôi có thể thực hiện được cuộc hoán cải này ở trong tôi? Làm thế nào tôi có thể đem lại sức sống cho cuộc hoán cải ấy và làm cho cuộc hoán cải ấy được phát triển mạnh mẽ?”.

Rồi ngài kết luận:

Đó là công cuộc của Chúa Thánh Thần ở trong tôi”.

Tới đây, ngài quay sang cuộc suy niệm lâu dài về chương 15 của Tin Mừng theo thánh Gio-an. Chúng ta cần lưu ý, trong suốt cuộc Đại Tĩnh Tâm ở Rô-ma, Kinh Thánh luôn là thành phần nổi bật nhất trong các suy niệm của ngài để củng cố, soi sáng và gọt dũa, hoặc đi tới kết luận. Duy chỉ có chương 15 của Tin Mừng theo thánh Gio-an và thánh vịnh 84 (Khả ái thay cung điện của Ngài) là những đoạn Kinh Thánh được ngài dùng làm khởi điểm cho những suy niệm, rồi từ đó ngài mới khai triển thêm.

 Suy niệm về Tin Mừng theo thánh Gio-an đã đem lại cho ngài ơn mà ngài gọi là “ơn cao cả của cuộc tĩnh tâm”, đó là ơn giúp ngài hiểu biết rằng: “Nước Thiên Chúa ở trong nội tâm”, và đó chính là nơi mà “cuộc cách mạng thiêng liêng” diễn ra. Giờ đây Chúa Giê-su sẽ là Đấng quyết định, là Thầy và là Người Chỉ Đạo.

III. Kết luận:

Sự sống của Chúa Kitô là sự sống lãnh nhận từ Chúa Cha (Ga 6,57), là sự sống Ba Ngôi cùng chia sẻ. Các Ngôi Vị Thiên Chúa chia s cùng sự sống thần linh. Mục đích của Thánh Thể chính là : “hiệp nhất nhân loại với Chúa Ki-tô và, trong Người, hiệp nhất với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Nhờ hoạt động vô hình nhưng hiệu quả của Chúa Thánh Thần, Ngài đã hướng dẫn Ki-tô giáo trong những cuộc hành trình thiêng liêng hằng ngày, mà trong đó không thể tránh gặp phải những lúc khó khăn và trải qua mầu nhiệm thập giá. Thánh Thể là nguồn trợ lục và bảo chứng chiến thắng chung cuộc cho những ai chiến đấu chống lại tội lỗi và sự dữ. Thánh Thể là “bánh ban sự sống” nâng đỡ những ai, đến lượt mình, trở thành “tấm bánh được bẻ ra” cho anh chị em mình, đôi khi phải trả giá thậm chí bằng việc tử đạo để trung thành với Tin Mừng.

Ts Giuse Vũ Văn Dũng

 


Mục Lục Năm Thánh Thể



[1] R. VATICAN, Bí Tích Nguồn Ơn Cứu Độ, tr. 256.

[2] Ibid., tr.257

[3] Vũ Chí Hỷ, Thánh Thể, Học Viện Đa Minh, 2015, tr. 285.

 

[4] Jean Galot, Bản Việt ngữ Thánh Thể Sinh Động, Ngô Đức Thắng dịch, NXB Tôn Giáo, 2012, tr. 134.

[5] Ibid., tr. 137.

[6] Ibid., tr. 138.

[7] Bùi Văn Đọc và Võ Đức Minh, Thiên Chúa Ba Ngôi Bí Tích Thánh Thể, NXB Tôn Giáo, 1999, tr. 266.

[8] Ibid., tr. 270.

[9] Catherine Marie Caron, Bản Việt ngữ Linh Đạo Phòng Tiệc Ly, Nguyễn Phúc Thuần dịch, 2007, tr. 165.

[10] Ibid., 181.