ÐỀ TÀI 2 :

 

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ÐỊA LÝ, TÔN GIÁO VÀ VĂN HÓA, XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

1. Về mặt địa lý

- Thật khó nói rõ được những nước nào trong lục địa Á Châu nầy.
- Lục địa Á Châu có thể được xem như là một giải đất rộng, gồm các nước Trung Ðông, các nước vùng Vịnh, các nước Nam Á,các nuớc Trung Tâm Á Châu, các nước Ðông Nam Á, nước Xibêria Á Châu, các nước Viễn Ðông.

2. Về mặt tôn giáo và văn hóa

- Lục địa Á Châu rộng rãi nầy là mẹ của nhiều sắc dân và của nhiều dân tộc, là nơi có của nhiều tôn giáo hoàn cầu lớn, do kết quả của người Á Châu tìm tòi lâu ngày về ý nghĩa và về vận mạng của nhân loại và của vũ trụ.

- Một vài hệ thống tôn giáo, triết học, xã hội, ngữ học, và một vài tỗ chức được lịch sử công nhận là sâu sắc nhất và hoàn chỉnh nhất, là do các vị quân tử Á Châu, những vị thánh hiền và những người có những thị kiến tôn giáo từ những thời xa xưa.

- Những vị nầy đã hướng dẫn những vận mạng của hàng triệu triệu người qua nhiều thế kỷ và nhiều thiên niên kỷ.

- Do-Thái-giáo, mặc dầu ít được đại diện tại Á Châu, thật sự là một tôn giáo toàn cầu, dạy cho nhân loại biết về Thiên Chúa tạo hóa và nhân lành, về nhân vị con người có tự do, có phẩm giá, nhưng dù vậy, vẫn cần phải được Thiên Chúa cứu chuộc cho khỏi tội lỗi, về thế mạt.

- Ấn-Ðộ-giáo kiên trì đi tìm kiếm thực tại cuối cùng, tìm kiếm Tuyệt Ðối, tìm kiếm cách giải thoát con người khỏi tất cả mọi hình thức của sự dữ, bằng con đường tìm hiểu vô vị lợi và sự tận tâm. Tôn giáo nầy nhấn mạnh về sự thinh lặng, sự chiêm ngắm, sự từ bỏ và sự bất bạo động.

- Phật-giáo tìm cách chỉ dẫn cho cá nhân một con đường nằm ngoài cái thực tại hiện sinh đau khỗ bằng cách giới thiệu Tám Con Ðường Cao Quý, Bát Chính Ðạo, dẫn đưa con người đến sự giải thoát hoàn toàn. Tôn giáo nầy nhấn mạnh về lòng từ bi như là một đức tính trước.

-Trong nhiều nước, ảnh hưởng của những tư tưởng lớn về đạo Chúa và về thần bí của Khỗng-giáo và Lão-giáo đã thay đỗi tôn giáo nầy. Ðối với hai đạo nầy, những quan hệ hài hòa trong xã hội có một sự quan trọng lớn lao.

- Hồi-giáo được nổi bật trong giáo lý về Thiên Chúa độc nhất, Ðấng tạo dựng muôn loài, Ðấng đầy lòng nhân lành và tha thứ.
Mọi người phải hoàn toàn vâng phục những lệnh truyền của Thiên Chúa bằng đời sống vâng phục, cầu nguyện, bố thí, chay tịnh và đi hành hương tại La Mecque.

- Tôn giáo Cổ Truyền nhìn toàn vũ trụ như là một thực thể, thế giới hữu hình gổm muôn loài và con người, và thế giới vô hình gổm các thần linh; hai thế giới hữu hình và vô hình nầy đều thấm nhập vào nhau, kết hợp chặt chẽ với nhau. Tôn giáo Cổ Truyền nầy nhấn mạnh về sự hiệp thông và hòa hợp với Thượng Ðế, với các thần linh, với thiên nhiên, với các thành viên bà con trong gia đình, trong bộ lạc và trong bộ tộc của mình.

- Sự giàu sang to lớn nhất mà lục địa Á Châu có được, là do lục địa nầy có những dân tộc có những nền văn hóa phong phú và rất lâu đời, thường được biết đến vì những thói quen giản dị, khéo léo, và vì đức tính bền đỗ và can đảm của mình.

- Các giá trị tôn giáo và văn hóa như yêu thích tìm kiếm triết lý,yêu thích chiêm niệm,yêu thích sự đơn giản, sự từ bỏ mình, sự thinh lặng, sự bất bạo động..., những điều nầy là những đặc điểm mạnh mẽ của các dân tộc Á Châu.

- Ý nghiã sâu xa của tôn giáo, tình yêu gia đình, sự kính trọng sự sống, lòng từ bi đối với tất cả mọi loài, tình yêu thiên nhiên và muốn sống gần gủi với thiên nhiên, lòng kính trọng đối với cha mẹ, đối với các người trưởng, đối với ông bà tỗ tiên, ý thức đời sống cộng đoàn, tất cả những điều trên đây đem lại sức mạnh cho các dân tộc Á Châu.

- Lịch sử của Á Châu được nỗi bật bởi sự hiện diện của nhiều tôn giáo.

- Mặc dầu thỉnh thoảng có những sự căng thẳng và ngay cả những cuộc chiến tranh, Á Châu đã tỏ ra có một mức độ cao trong sự bao dung tôn giáo và chung sống hòa bình.

- Luôn luôn tại Á Châu, có sự đối thoại căn bản giữa các tôn giáo, một ý thức thích nghi với nhau, một sự ao ước làm giàu cho nhau.

- Mặc dù có những tiến trình về hiện đại hóa và tục hóa, các tôn giáo ở Á Châu vẫn tỏ ra có sức sống và khả năng để đỗi mới, như xảy ra trong các phong trào canh tân.

- Những nhóm nầy đi đến sự hiệp nghị với nhau trong hiện tại nhiều hơn là trong quá khứ.

- Cũng có những dấu hiệu cho thấy các dân tộc Á Châu trên mọi con đường sống của mình, nhất là giới trẻ, khao khát sâu xa về những giá trị thiêng liêng.

- Hiện tượng nầy cũng làm xuất hiện nhiều phong trào mới về tôn giáo.

- Ý thức của người Á Châu lớn mạnh lên.

- Cái ý nghĩa "mình là Á Châu " lớn mạnh lên trong các dân tộc Á Châu.

- Ðiều nầy có được là nhờ có một sự ý thức được chia sẻ với nhau về sự phong phú và sự khác nhau của những nền văn hóa Á Châu, về một gia tài chung về tôn giáo và văn hóa, kinh nghiệm đã sống dưới chế độ thực dân, sự sở hữu chung những giá trị tôn giáo.

- Gia tài Á Châu về sự khôn ngoan được chứa đựng trong các sách của những nhà sáng lập vĩ đại các tôn giáo, của những người biết suy nghĩ và của những bậc thánh hiền, chẳng hạn như Ðức Khỗng Tử, và của những lợi ích kinh tế chung.,

3. Về mặt xã hội, chính tri, kinh tế và phát triển

- Dù xưa cũ, Á Châu vẫn đổng thời là một lục địa rất trẻ. Hơn 60 phần trăm dân chúng là giới trẻ. Những người trẻ nầy tạo nên hy vọng và tương lai của Á Châu.

- Một thế hệ mới của những nhân công lành nghề, của những nhà khoa học, của các kỷ sư tăng thêm mỗi ngày và làm cho thấy trước được sẽ có những điều tốt cho sự tiến bộ của Á Châu.

- Trên những bình diện khác nhau, các dân tộc Á Châu đã bắt đầu làm việc chung và cọng tác với nhau để xây dựng một Á Châu tốt đẹp hơn.

- Trên bình diện chính quyền, các tổ chức như Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á ( ASEAN ), Hội Vùng Nam Á ( SARC ) và các hiệp hội kinh tế và văn hóa đã góp phần làm cho các dân tộc Á Châu được tiến bộ.

-Trên bình diện không phải của chính quyền, nhiều sáng kiến tư đang làm cho số phận của những người nghèo được khả quan.

- Dẫu nếu những dấu hiệu của thời đại đôi khi khác nhau tại nước nầy qua nước khác tại Á Châu, nhưng đâu đâu cũng nhận ra được những khuôn mẫu chung.

- Trong tất cả Á Châu, có một ý thức cầm quyền các dân tộc để thay đỗi những cấu trúc bất công trong xã hội. Người ta hành động để cho có một nền công bình xã hội lớn hơn, để cho được tham gia một cách quan trọng hơn vào chính quyền và vào kỷ nghệ, để cho có sự bình đẳng của những vận may trong giáo dục và trong công ăn việc làm, và cũng để cho có được một sự hưởng dùng công bình những tài sản của quốc gia.các dân tộc càng ngày càng ý thức về phẩm giá của mình và về những quyền của con người, về những quyền lợi pháp lý của mình, v.v...

- Các thiểu số chủng tộc, xã hội và văn hóa từ lâu thụ động, nay ý thức được mình có thể trở thành những tác nhân làm thay đỗi xã hội.

- Thánh Thần của Thiên Chúa thật sự làm việc để biến đỗi xã hội nói chung và đặc biệt là trong việc làm cho dân chúng ao ước đạt đến sự sung mãn của sự sống.

- Các bình diện khác nầy của lục địa Á Châu như sự phát triển xã hội kinh tế, tình hình chính trị và hậu quả thế nào, thì khó diễn tả ra hơn.

-Trong lãnh vực phát triển, các hoàn cảnh trên lục địa Á Châu thì khác nhau đến đỗi không thể nào sắp xếp lại thành một loại độc nhất. Vài nước Á Châu thì hết sức phát triển, còn các nước khác thì còn trong giai đoạn phát triển nhờ các nền chính trị kinh tế thực hiện được. Trong một vài trường hợp, một sự phát triển như vậy đã làm mất đi những giá trị xã hội và tôn giáo truyền thống.

- Tuy vậy, cũng có một vài quốc gia Á Châu đã có thể thích nghi những nguyên tắc nầy vào hệ thống kinh tế hiện đại và vào đời sống chính trị mà không gặp những kết quả trái ngược. Còn một số quốc gia khác thì ít may mắn hơn trong lãnh vực phát triển và còn nằm trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa vật chất và tục hóa cũng lấn đất, đặc biệt là trong những trung tâm thành thị. Những ý thức hệ nầy tàn phá các giá trị xã hội và tôn giáo cổ truyền, đe dọa những nền văn hóa lớn của Á Châu với một sự thiệt hại không lường được.

- Không được đánh giá thấp mục tiêu của những phương tiện truyền thông xã hội trong những thay đỗi mau chóng đã xảy ra trên lục địa Á Châu.

- Thấy trước những ảnh hưởng của những phương tiện truyền thông xã hội, ÐGH Phaolô VI đã xem những phương tiện nầy như một phương thế rất hiệu lực trong việc biến đỗi xã hội (Octogesima adveniens, 20).

- Nơi nào mà những phương tiện truyền thông đã đóng góp rất tích cực vào việc phát triển trong nhiều nước ở Á Châu, thì những hiệu quả tốt đẹp đôi khi có thể bị cân bằng lại bởi sự kiện là những phương tiện nầy có thể được xử dụng bởi những kẻ có trực tiếp liên quan đến.

- Trong một số trường hợp, những phương tiện truyền thông bị kiểm soát bởi các thế lực uy quyền chính trị, kinh tế và ý thức hệ.

-Vì những phương tiện truyền thông xã hội có thể đôi khi là một phương thế xâm chiếm văn hóa, tàn phá những giá trị tôn giáo và gia đình cổ truyền của Á Châu, sự giáo dục và sự đào tạo về cách xử dụng truyền thông xã hội là điều rất quan trọng (ÐGH Gioan Phaolô II, Lettre aux Délégués, FABC, 1990).

- Một số yếu tố xã hội kinh tế quyện lẫn vào nhau xung quanh những yếu tố tích cực ảnh hưởng đến sự thay đỗi trong lục địa Á Châu.

- Mặc dầu đã có nhiều thập niên độc lập, đã có những kế hoạch kinh tế và một sự phân chgia đổng đều một phần lớn các tài nguyên tự nhiên và nhân loại, nhiều chính phủ Á Châu đã không thành công ngay cả việc tạo cho dân nước mình những điều kiện tối thiểu cho cuộc sống con người.

- Khi suy nghĩ về tình trạng nầy, ÐGH Gioan Phaolô II nhận xét rằng : " Tôi nghĩ đến sự bóc lột nhân công, sự loại bỏ một số lớn người có những thành công trong một xã hội tiến bộ, sự thiếu bảo đảm xã hội, nạn mù chữ, sự dùng ma túy và " những cái thiên đàng giả tạo " khác, sự truyền bá những trò đánh bạc và bạo lực, nạn thối nát mà người ta gặp trong những thành phố lớn, những điều kiện sống không xứng đáng với con người mà hằng triệu người phải chịu đựng trong những miền ngoại ô đông đúc của những trung tâm thành phố." ( ibid. )

- Nhiều nước Á Châu loay hoay trong vòng lẩn quẩn của sự dinh dưõng không đúng, của sự thiếu dinh dưỡng, của sự bùng nỗ không kiểm soát về dân số và của sự thành-thị-hóa không có kế hoạch cùng tất cả những tệ nạn xã hội và luân lý kèm theo ; thêm vào đó, là những vấn đề chính trị.

- Trong nhiều nước Á Châu, hơn 50% dân chúng sống dưới mức nghèo đói.

- Tại Á Châu, có một số lớn những người bất lơị về thể lý, những người đui, điếc và những người mang bệnh truyềnn nhiễm.

- Dẫu sự kính trọng đối với người nữ, những giây liên lạc chặt chẽ trong gia đình, sự săn sóc những người già lão và tình yêu đối với trẻ em là những giá trị được ăn rễ sâu xa trong Á Châu, nhưng một số phụ nữ đôi khi cũng bị đối xử như những người hạng hai và chịu sự kỳ thị dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Nạn mãi dâm phụ nữ được tỗ chức, và ngay cả nạn mãi dâm trẻ em, tăng lên trong một vài miền của Á Châu.

- Một tình trạng nguy hiểm như vậy xem ra tăng lên trong một vài nước, với hầu như có sự thừa nhận của xã hội nói chung và có sự đổng ý của những quyền bính tôn giáo và chính trị.

- Tình hình chính trị trên lục địa Á Châu cũng khác nhau như những kích thước xã hội và kinh tế của nó. Nhiều màu sắc ý thức hệ tạo thành cảnh tượng chính trị ở Á Châu.

- Có những hình thức thần quyền của chính quyền công nhận một tôn giáo công khai của Nhà Nước và đưa ra những hệ thống pháp luật hạn chế quyền tự do tôn giáo

- Một vài quốc gia, dẫu không tỏ ra rõ ràng mình là thần quyền, nhưng trong tất cả mọi khía cạnh thực tiễn của đời sống hằng ngày, hạn chế những nhóm thiểu số vào loại những công dân hạng hai, hưởng được ít quyền căn bản của con người.

- Trong những quốc gia khác của Á Châu, tự do tôn giáo bị khước từ. Những kẻ tin đạo, sống trong hoàn cảnh nầy, bị coi là những kẻ phản bội tỗ quốc; họ bị bắt bớ và phải trốn lánh.

- Những sự tiêu diệt một giống người, đày dân chúng đi thật xa, bắt buộc phải theo những nền văn hóa và những luật lệ ngoại lai, diệt trừ hoặc bãi bỏ những tiếng nói bất đổng hay chỉ trích, một vài chính quyền vẫn còn thi hành những điều nầy.

- Trong một số trường hợp, tình trạng đáng buổn nầy thật sự đang tiếp diễn. Hoàn cảnh chính trị nầy gây cản trở cho việc phát triển toàn diện con người.

- Trong cùng một lúc, nhiều nước ở Á Châu được nỗi bật bởi sự tham nhũng ...

- Những yếu tố nầy không thể nào mà không dẫn đến những tình thế tranh chấp như người ta chứng kiến tại Á Châu trên bình diện miền, quốc gia và quốc tế...

- Ðàng khác, sự phát triển không có kế hoạch và không được kiểm soát của nhiều nước ở Á Châu dẫn đến một sự rối loạn về sinh thái...

- Nhiều nước tại Á Châu gánh chịu nặng nề món nợ quốc tế làm cho lợi tức quốc gia phải dùng để trả nợ, vì thế, không còn hoặc còn ít phương tiện để lo phát triển kinh tế quốc gia và an sinh xã hội mà đất nước họ rất cần.

- Sự hiện-đại-hóa đất nước có khi không tương xứng với những nhu cầu căn bản của dân chúng.

- Trong những điều kiện như trên, những người nghèo lại càng gặp khó khăn hơn nữa.

- Tình hình như vậy dễ gây xáo trộn về văn hóa, xã hội và dân số.


Trở về Trang Mục Lục Giáo Hội
Trở Về Trang Nhà