THÔNG ĐIỆP CỦA ĐGH BIỂN ĐỨC XVI,

và VẬN MỆNH CỦA DÂN NƯỚC VIỆT NAM

 

L.M.Cao Phương Kỷ

 

Ngày 30/ Tháng 11 / 2007 vừa qua, ĐGH BIỂN ĐỨC XVI( BÊNÊDITÔ XVI,,theo kiểu phiên âm Việt hóa của các L.M.Dòng Thánh Bênedictus ở V.N), đã công bố Thông Điệp thứ 2,  “SPE SALVI”: “  TRONG HY VỌNG CHÚNG TA ĐÃ ĐƯỢC CỨU ĐỘ”: Sauvés dans l’Espérance, In Hope we were saved;( Coi: Thơ của Thánh Phao Lô (ROM 8:24).   Đây là căn tính của các Tín hữu Thiên Chúa Giáo: tin tưởng mỗi người  có một Tương Lai huy hòang, nghĩa là chung cuộc, “kiếp sống chúng ta không rơi vào cõi“Hư Vô’(coi: số 2, trong Thông Điệp)

 

Theo Niên Lịch Phụng Vụ của Hội Thánh, hằng năm, bốn tuần trước Lễ Chúa Giáng Sinh, đặt tên là “MÙA VỌNG”, tức  mùa mong đợi Chúa Cứu Thế đến giáng lâm nơi trần gian, để cứu nhân độ thế. Cũng theo Giáo Lý:  Chúa Cứu Thế giáng lâm hai thời kỳ: lần thứ nhất, Chúa đã Giáng Thế làm Người, nơi hang Bê lem, để chuộc tội cho nhân lọai; nhưng lần thứ hai, chúng ta TIN và HY VỌNG Chúa sẽ lại đến trong Vinh Quang, Ngày Thế Mạt,  Ngày Phán Xét Chung, để thưởng kẻ lành, và phạt kẻ dữ.

 

( Lưu ý: các biểu tượng về “Hy Vọng” gồm có: hình TRIỀU THIÊN(wreath), một Vòng Tròn  kết bằng lá xanh và bốn cây nến), chỉ thời gian tuần hòan, di dịch; hình chiếc NEO (anchor) để giữ cho tàu thuyền khỏi lênh bênh trôi giạt; và chiếc CẦU VỒNG, bảy sắc(rainbow, bow), ám chỉ chấm dứt cơn mưa bão, “Đại hồng thủy”(coi: Sách Kinh Thánh:Gen.Noah, 9:12-14)

 

 

CHỦ ĐỀ và NỘI DUNG bức Thông Điệp đã được hai vị Hồng Y: Georges Cottier, và Albert Vanhoye giới thiệu trong cuộc họp báo. Ngòai ấn bản tiếng Pháp dài 83 trang, còn các ấn bản bằng tiếng Latin, Ý, Đức, Tây ban nha, Bồ đào nha, và Balan.

Thông Điệp dài 19.000 chữ, chia ra hai Phần và 50 Đọan( có đánh Số từ 1-50).

 

Phần Dẫn Nhập, gồm những đề tài để thảo luận như:

 

-Tương Quan giữa ĐỨC TIN và HY VỌNG(2-3)

-Tân Ước và Hội Thánh thời kỳ sơ khai dạy về  Nhân Đức CẬY, tức niềm Hy vọng dựa trên Đức TIN(4-9)

-Đời Sống TRƯỜNG SINH, VĨNH CỬU là gì?(10-12)

-Bác bỏ quan niệm cho rằng:niềm Hy Vọng KyTô Giáo có tính chất cá nhân chủ nghĩa(13-15)

 

-Sự biến đổi của niềm TIN-CẬY trong thời cận đại:

Những lợi ích và những ẢO VỌNG, sai lầm của Tiến bộ Khoa Học Kỹ thuật, của thuyết “Ánh sáng”và thuyết “Mác xít.(16-23)

-Chân Dung Chính Thật của Niềm HY VỌNG THIÊN CHÚA GIÁO(24-31)

 

Phần Hai: những “Hòan Cảnh” hay những Phương thế giúp ta học tập và thực hành đức CẬY , như:- Cầu Nguyện(32-34); Họat Động và chịu Đau Khổ(35-40); Phán Xét Chung của Chúa Cứu Thế khi Giáng Lâm lần thứ Hai; Thiên Đàng, Luyện Tội, Hỏa ngục(41-48)

 

 Phần Kết Luận, ĐTC dâng lời cầu nguyện lên Đức Me MARIA, là Ngôi SAO BIỂN, niềm CẬY TRÔNG của Nhân lọai(49-50)

 

 

 Trong bài tiểu luận dưới đây, chỉ xin giới hạn vào việc giải thích và quảng diễn một cách rõ ràng, những triết thuyết và luận chứng, để giúp độc giả dễ thưởng thức những tư tưởng uyên thâm của Vị Giáo Hòang thông  suốt về các  trào lưu Thần học, Triết lý thời cổ, cũng như thời hiện đại,  đặc biệt trong những Đọan đánh số từ 16 đến 23:

Phê Phán về Thuyết Mác Xít, và những di hại của chủ thuyết này đối với thế giới, và đang còn tác hại trên dân tộc Việt Nam”.

 

 (Quí độc giả nên tìm đọc chính nguyên bản của Thông Điệp, bằng tiếng Pháp, Anh hay Việt..sau khi đọc bản bình luận này, để thưởng thức đầy đủ tư tưởng quảng bác,và tài luận lý của ĐGH.)

 

Đọc qua Thông Điệp, ta có thể cảm thông được mối ƯU TƯ của ĐGH khi Ngài viết những Đọạn(16-23) về “DI HẠI của thuyết Mác Xít”, đặc biệt  đối với Dân Nước Việt Nam, khi Ngài nêu Danh tánh của hai vị Anh Hùng Việt Nam, là Thánh Paulô LÊ BẢO TỊNH và ĐHY NGUYỄN VĂN THUẬN làm DẪN CHỨNG, và NHÂN CHỨNG cho niềm HY VỌNG chân chính.( Coi: Số 32,34, và nguyên số 37)

 

Vì sự ưu ái, và mối quan tâm của Đức Giáo Hòang, khi viết bức Thông Điệp , đặc biệt đối với hiện tình bi thảm thiếu TỰ DO của Hội Thánh và Dân Nước Việt ngày nay, nhất là trong những ngày gần đây:(ngày 18/ 12/2007, Kỉ Niệm Ngày dâng  Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam cho  Trái Tim Đức Mẹ, năm 1960)

 

 “GIÁO HỮU HÀ NỘI RƯỚC TƯỢNG MẸ SẦU BI(PIETA) ĐẶT TRƯỚC TÒA KHÂM SỨ TÒA THÁNH, đã bị chiếm đóng từ nửa thế kỉ “Và ĐÊM LỄ CHÚA GIÁNG SINH, LẠI DỰNG THÊM CÂY THÁNH GIÁ,

 

Xin bình luận về hai điểm:I/ Những Sai lầm của thuyết Vật Chất Vô Thần Mácxít và những Di hại cho thế giới; II/ Nhị Vị Anh Hùng làm Chứng nhân cho niềm Hy vọng Chân chính về Tương Lai của Thế giới và Dân Tộc Việt Nam.

 

 

I.NHỮNG SAI LẦM CỦA THUYẾT MÁCXÍT, và NHỮNG DI HẠI CHO

THẾ GIỚI cũng như CHO DÂN NƯỚC VIỆT NAM

 

Theo các nhà bình luận và thông thạo tin tức về Tòa Thánh Vatican, như: nhà báo John L.Allen, Jesus Colina, Isabelle de Gaulmyn.., đặc biệt, ĐHY Cottier, trong buổi giới thiệu Thông Điệp đã nhận định rằng: Trong Văn kiện này, ĐGH đã lấy lại một chủ để rất quen thuộc của Ngài khi diễn giảng về GiáoThuyết của Hội Thánh: đó là mối Tương Quan liên hệ giữa ĐỨC TIN và LÝ TRÍ. Thật vậy, Đức Tin và Lý Trí cần hỗ trợ nhau, không mâu thuẫn với nhau. Đức Tin hay Tôn Giáo mà không có Lý trí, tức Lẽ Phải, sẽ trở nên chủ nghĩa cuồng tín quá khích bạo động; nhưng Lý trí, tức Khoa học, Triết học..mà không có Đức TIN soi dẫn, định hướng, sẽ dẫn đến phá họai, và Tuyệt Vọng. Do đó, nếu không TIN có THIÊN CHÚA, thì các thuyết về Cách Mạng, Mácxít, không thể xây dựng một Trật Tự Xã Hội dựa trên TỰ DO, CÔNG LÝ được.

 

Trước khi là Vị Lãnh Đạo Tối Cao trong Hội Thánh Công Giáo, ĐGH đã là một Vị Giáo Sư danh tiếng tại quê huơng  miền Nam Đức Quốc. ( quê hương của Karl Max(Các Mác, 1818-1883) sinh tại Trèves, cũng thuộc miền Nam Đức),  Do đó, Ngài đã am hiểu các trào lưu Triết lý cận đại (hầu hết là người đồng hương, Đức Quốc) như: Kant, Engels..Các Mác, và các thuyết Cách mạng xã hội của Âu châu, Mỹ châu..Chính vì chức Giáo Sư giảng dạy trong 20 năm tại các Trường Đại Học Bonn, Munster, Tubingen, Ratisbonne..tại Tây Đức, rồi làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý, Đức Tin hơn 20 năm, nên Ngài đã phải nghiên cứu và phi bác những học thuyết sai lầm làm hủy họai Tự Do, Nhân Phẩm. Do đó, các độc giả, đặc biệt các vị nguyên thủ quốc gia( như Tổng Thống Đức), các chính khách thế giới, khối Ảrập(Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ)..đều khâm phục kiến thức uyên bác, và luận chứng hùng hồn, trong các tác phẩm, các bài diễn thuyết(Đại học Regenburg )và trong bức Thông Điệp của Ngài( Thiên Chúa là Tình Thương”Deus Caritas est”)

 

1-Niềm Hy Vọng chân chính là gi?

 

 Xin tóat yếu  mấy điểm quan trọng ĐGH đã trình bày trong Thông Điệp: Niềm Hy Vọng (hay Nhân Đức Trông Cậy) trong Thiên Chúa Giáo, là sự mong đợi một cuộc “GẶP GỠ” với Đấng sinh thành ra mình, chính là THIÊN CHÚA Hằng Sống. Vì Hy Vọng là gì? Mong đợi cái gì cao quí nhất đời?- Chính là Hy Vọng tiến tới sự hiểu biết Chúa Chân Thật, thì mới có thể thỏa lòng ước mong(coi số 3). ĐGH cũng giải nghĩa: Chúa Cứu Thế không đến trần gian để loan truyền một “sứ mạng cách mạng xã hội”, vì Chúa”không phải là chiến sĩ để giài phóng về chính trị”. Nhưng Chúa mang đến cho nhân lọai”sự gặp gỡ, hợp mặt với Thiên Chúa Hằng Sống, và như vậy là cuộc gặp gỡ với một niềm Hy Vọng mạnh mẽ hơn những đau khỏ của kiếp nô lệ, và nhờ đó, niềm Hy Vọng làm biến đổi từ nội tâm bên trong đời sống và thế giới(coi số 4). Chúa Cứu Thế dạy chúng ta: thật sự, con người là ai, và con người phải làm gì để thành con người chân thật. Chúa Cứu Thế là”ĐẠO”, và ĐẠO này là CHÂN LÝ(coi số 6).

 

Bởi đó, theo ĐGH trình bày, Hy Vọng không phải là mong đợi một cái gì, nhưng là mong chờ “AI “(Quelqu ‘Un). Hy vọng không đặt nền tảng trên cái gì phù du, nay còn mai mất, nhưng nơi Thiên Chúa đã tự hiến cho chúng ta luôn mãi.(coi số 8).  ĐGH viết tiếp: cuộc khủng hỏang hiện thời về Đức TIN, chính là cuộc khủng hỏang về Đức CẬY, về Niềm Hy Vọng Kitô Giáo.(coi số 17)

 

2-Những ẢO VỌNG của thời Hiện Đại.

 

 ĐGH đã bàn rộng về những Ảo Vọng của thời cận đại, tưởng chừng có thể thay thế niềm Hy Vọng chân chính, nhưng đã phát sinh những thất vọng, di hai, đổ vỡ cho Nhân lọai. Tai hại lớn lao nhất là thuyết MácXít, đã “quên con Người”, và bỏ qua”Tự Do của con Người”. TỰ DO luôn là Tự Do, mặc dầu có thể làm điều Ác. Mác Xít đã sai lầm lớn, vì cho rằng: một khi kinh tế được chỉnh đốn, thì mọi sự được giải quyết ổn thỏa….SAI LẦM lớn của thuyết Duy Vật là: con Người không phải chỉ là sản phẩm của những điều kiện kinh tế, và không thể chữa lành con Người chỉ từ bên ngòai, nghĩa là tạo ra những hòan cảnh, điều kiện kinh tế thuận lợi(coi: số 20-21). Nhưng hiển nhiên, con Người còn ước vọng hơn việc “no cơm ấm áo”!

 

Ngòai ra, ĐGH cũng phi bác một Ảo Vọng khác: niềm tin mù quang vào sự Tiến Bộ, nghĩa là Nhân lọai sẽ được cứu độ nhờ Khoa Học. Dĩ nhiên, nhờ những phát minh của Khoa Học, kỹ thuật, thế giới và con Người được nâng cao đời sống..Nhưng Khoa học cũng có thể phá hủy con Người và trái đất, nếu nó không được định hướng bởi những thế lực ở ngòai nó. Không phải Khoa học ‘cứu độ” con Người. Nhưng con Người được Cứu Chuộc bởi TÌNH THƯƠNG(coi:24-26)

 

3-Thời kì Khoa Học và những Phát minh mới. (coi:số 16-17)

 

Vào thế kỉ 16, 17, với những cuộc Mạo Hiểm khám phá ra Mỹ Châu, và những phát minh tân tiến do những Thí Nghiệm, Kỹ Thuật của KHOA HỌC, và Phương Pháp nghiên cứu, nhà triết học người Anh là Francis BACON(1561-1626), đã viết những tác phẩm bàn về  những triển vọng của Khoa Học  giúp nhân lọai thống trị được Thiên Nhiên này. Theo Kinh Thánh, trước khi con người phạm tội chống lại Thiên Chúa, thì con người đã được Chúa cho làm chủ Trái Đất. Nhưng vì phạm tội, nên mất quyền đó. Nay nhờ Khoa Học và Thực Hành(Science et Pratique, Science and Praxis), con người có thể phục hồi lại khả năng đã mất.

Quan niệm về thế giới như trên, đã đảo ngược lại niềm Tin Thiên Chúa Giáo về “Hồng Ân Cứu Rỗi,(Cứu Chuộc(Salvation) của Chúa Cứu Thế. Hậu quả là: Muốn được”Cứu Chuộc”, không cần tin vào Chúa Cứu Thế , nhưng là ở mối tương quan vừa mới phát hiện được giữa Khoa Học và Thực Hành. Đức Tin vẫn còn tồn tại, nhưng bị đẩy lui vào phạm vi riêng tư, cá nhân,và vượt ra ngòai trái đất ta đang sống, trở thành vô nghĩa cho đới sống Nhân Lọai. Đây chính là cuộc Khủng hỏang về Đức Tin và niềm Hy Vọng của các Tín hữu. Niềm HY VỌNG của Nhân Lọai mặc một hình thức mới: nhờ TIẾN BỘ của Khoa Học và Thực Hành, nhân Lọai lập nên một vương quốc mới:”Vương Quốc của con Người” ở trần gian này.

 

4-Tiến Bộ(progress) nhờ Lý Trí và Tự Do(coi:số18,19)

 

“Vương Quốc Trần Gian” còn nhờ những ý lực thúc đẩy một cách mạnh mẽ: Lý Trí và Tự Do(Raison et Liberté, Reason and Freedom) . Hai ý tưởng này mang tính chất “Chính trị”, vì chúng nhằm cổ đổng việc lật đổ những chế độ chính trị đương thời, để con người được hưởng hòan tòan Tự Do.  Vì Lý Trí và Tự Do, tự nó là một điều thiện hảo nội tại, nên có thể bảo đảm cho một cộng đồng nhân lọai hoàn hảo. Hai ý lực Lý Trí và Tự Do, một cách ẩn tàng luôn chống lại với các mối quan hệ với Đức Tin và Hội Thánh, cũng như chống lại các cơ chế của các quốc gia thời đó. Hai ý niệm này  mang theo một tiềm năng cách mạng, có sức bùng nổ dữ dội.

 

Thật vậy, cuộc CÁCH MẠNG PHÁP, năm 1789, đã thể hiện về mặt chính trị, quyền thống trị của Lý Trí và Tự Do. Trào lưu triết lý Khải Minh(Illuminisme, Enlightenment) khởi đầu  được phấn khởi về biến cố chính trị mới này, nhưng về sau cũng phải xét lại quan niệm Lý Trí, và Tự Do. Nhà triết lý Emmanuel Kant(1724-1804 ), năm1792, đã ca tụng thời đại của Lý Trí và Tự Do, và thành công của Cách Mạng Pháp. Ông cho rằng: Các cuộc cách mạng giúp tăng tốc độ để chuyển dịch từ thời kì Đức Tin của Hội Thánh sang niềm tin vào Lý trí. Nhưng về sau, năm1795, Ông đã thất vọng, và nói ngược lại về niềm tin vào Lý Trí, trong cuốn sách:”Sự Cáo Chung của mọi sự”( Das Ende aller Dinge, la Fin de toutes les choses). Ông viết: một” Vương Quốc của Thiên Chúa”,  được lập ra lại thiếu vắng Thiên Chúa, tức là “vương quốc của con người”, thì chung cuộc, về mặt Luân Lý  là “xáo trộn”, đồi tệ của mọi sự.

 

5-Phê bình về ý niệm:TIẾN BỘ(coi số 22), ĐGH đã viết, đại ý như sau: trong thế kỉ 19, người ta ca tụng Tiến Bộ, nhưng đến thế kỉ 20, Ông Theodor W.Adorno đã hòai nghi, thất vọng về “niềm tin vào Tiến Bộ”, ông nói: Tiến Bộ, nhìn gần, cách cẩn thận, sẽ thấy Tiến bộ đi từ cái ná tới bom nguyên tử.  Nghĩa là một khía cạnh của Tiến Bộ không được phép che đậy, giấu giếm: Tiến Bộ có “lưỡng tính”, hai mặt. Nó có khả năng cung ứng những điều Tốt, nhưng cũng mở ra những vực thẳm của Tội Ác, những tai hại chưa từng có. Tiến Bộ nằm trong tầm tay của kẻ dữ, sẽ là Tiến Bộ làm điều Ác. Do đo, ĐGH kết luận: Tiến Bộ về Khoa Học Kỹ thuật mà không tương xứng với việc đào luyện về Luân Lý, Lương tâm, từ nội tâm của con người,(coi: Ep 3,16; 2Co 4,16) thì không còn là Tiến Bộ nữa, nhưng là mối đe dọa cho con Người và thế giới.

 

6-Phê phán về “Lý Trí và Tự Do”, ĐGH viết: Quả Thật, Lý Trí là một Hồng Ân của Thiên Chúa ban cho Nhân Lọai, và sự thắng thế của Lý Trí trên những gì là phi lý, cũng là mục đích của niềm Tin KiTô Giáo. Những ở đây, cần phải định nghĩa cho rõ ràng hơn. Lý trí và Tự Do của con người, có được phép phủ nhận Thiên Chúa không?Lý Trí(hay Lý Lẽ, Lý Do) của khả năng  và Lý Trí của thực hành , nhưng nguyên Lý trí đó đã tòan vẹn, đầy đủ chưa?  Muốn được gọi là Tiến Bộ thật, thì Tiến Bộ phải cần có sự trưởng thành về Luân Lý  nữa; do đó, cũng một cách tương tự, và khẩn thiết, Lý Trí của khả năng  và Lý Trí của thực hành, nhờ sự cởi mở của nó, Lý Trí cần phải hội nhập trọn vẹn vào những tiềm lực cứu độ của Đức Tin nữa, và biết phân biệt điều Thiện, điều Ác. Được như vậy, thì Lý Trí mới  thật sự là của con Người, khi nó hướng dẫn  đường đi cho Ý Chí của con Người, và nó chỉ có thể làm được điều đó, khi nó nhìn xa hơn chính nó. Trái lại, nếu nó gây nên sự bất quân bình, chênh lệch giữa khả năng về Vật chất, và sự thiếu phán đóan của con Tim, thì đó là một đe dọa cho con người và thế giới.

 Sự Tự Do của con người phải liên hệ đến các thứ Tự Do khác, cùng có chung một tiêu chuẩn nội tại, làm nền tảng và mục đích của  TỰ DO.  Nói một cách đơn giản:con người cần đến Thiên Chúa, nếu không, sẽ trở thành VÔ VỌNG. Nói tóm lại: Lý Trí và Đức Tin cần nhau, để hiện thực được bản tính và sứ mệnh của mình.

 

7-Những SAI LẦM của thuyết Mácxít.(coi: số 20-21)

 

Thế kỉ 19 đặt tin tưởng vào Tiến Bộ như một niềm Tin mới, và coi “Lý Trí và Tự Do như những vì sao soi dẩn  trên đường tìm Hy Vọng cho thế giới. Những phát minh về Kỹ thuật và công việc kỹ nghệ hóa đã tạo nên một tình trạng xã hội mới: một giai cấp thợ thuyền, tức “giai cấp vô sản”xuất hiện. Triết gia Friedrich Engels(1820-1895), năm 1845, đã mô tả tình trạng khốn khổ của giới “vô sản kĩ nghệ”.Cần phải lật đổ cơ cấu xã hội quan liêu, tư bản. Sau Cách Mạng lật đổ quí tộc, năm1789, thì đến Cách Mạng vô sản. Theo Karl Max(Các Mác), bạn cộng sự viên với Engels, cấn phải nhảy vọt để thiết lập một hướng lịch sử mới về “cứu độ”.

 

ĐGH  phê bình phương pháp phân tích tình trạng xã hội thời bấy giờ của Các Mác có phần đúng, mặc dầu chứa chất nhiều thành kiến, một chiều, và thiếu quân bình, (như sẽ đề cập sau ). Các Mác đã hiểu nguyện vọng của xã hội Âu Châu sau Cách Mạng quí tộc. Nhưng thay vì xây dựng một”Vương Quốc Thiên Chúa” như Kant đề nghị, CácMác  đảo ngược lại tất cả. Mọi Chân Lý chỉ có ở trần gian này mà thôi. Không cần bàn luận về Thế giới “bên kia”, nhưng chỉ lo đến trái Đất này, ở đây, không cần Khoa Thần học, mà cần khoa Chính trị học. Muốn Tiến Bộ thật sự, thì chỉ nguyên Khoa Học không thể ban cho, nhưng cần Chính Trị, một Tư tưởng Chính trị theo phương pháp khoa học, nghĩa là phân tích cơ cấu diễn biến của Lịch sử và của Xã hội, để tiến đến Cách Mạng. Năm 1848, Các Mác đã ra bản Tuyên Ngôn về chủ nghĩa Cộng sản(Manifeste du Communiste) trong đó đảng Cộng sản giữ vai trò nòng cốt, chủ động. Cách Mạng đã thành công ở Nga, do Lénine lãnh đạo

Ngay sau cách mạng lật đổ Nga hòang, Lénin đã nhận thức được: trong sách của ông thầy Các Mác không thấy đề cập đến vấn đề phải tiến hành ra làm sao. Ông giả thiết rằng: một khi tước đọat tài sản của giai cấp thống trị, chiếm chính quyền, và xã hội hóa các phương tiện sản xuất, thì một“Thành Thánh Jerusalem mới”(tức thiên đàng Cs) sẽ xuất hiện: mọi mâu thuẫn sẽ tan biến, con người và thế giới sẽ nhận thấy rõ về chính mình. Mọi sự sẽ tự nó tiến triển trên con đường chính trực, vì mọi sự thuộc về mọi người, và mọi người đều ước muốn điều tốt nhất cho nhau.

 

Ông Các Mác, cũng viết: “thời kì trung gian chuyển tiếp” do “độc tài vô sản” lãnh đạo là cần thiết. Nhưng qua giai đọan hai, thì thật sự nó là dư thừa. Nhưng mọi người chúng ta đã quá biết nó diễn biến ra sao. Nó không làm cho thế giới thêm lành mạnh, nhưng để lại một sự tàn phá thật tang thương, tiều tụy. Các Mác chẳng những thiếu sót không đề cập đến những cơ chế cần thiết cho thế giới mới- có thể người ta sẽ không cần. Ông không nói gì hết, bởi vì đó là hệ quả của lý luận(sai lầm) của công việc ông đã thực hiện. Ông đã SAI LẦM trầm trọng. Ông đã quên rằng: con Người luôn vẫn là con Người. Ông đã quên con Người và TỰ DO của con Người. Ông quên rằng: TỰ DO luôn luôn là TỰ DO, dầu hướng chiều về điều Ác.Ông tin rằng: kinh tế có thể thu xếp ổn thỏa cho mọi sự. Nhưng SAI TRÁI chính của ông là:chủ thuyết VẬT CHẤT(VÔ THẦN). Thật vậy, con Người không chỉ là sản phẩm của điều kiện, hòan cảnh kinh tế tạo nên, do đó, không thể chữ lành con Người duy nhất chỉ từ phía bên ngòai, nghĩa là tạo ra những hòan cảnh kinh tế thuận lợi.

 

8. Những “Lời Tiên Đóan” của ĐGH đã viết về những DI HẠI của Thuyết Mácxít đối với  Dân Nước Việt ngày nay, thì rất đúng .

 

Các thế hệ trên dưới 50 tuổi, vẫn còn nhớ những kỉ niệm bi thảm cho thế giới, đặc biệt cho Tổ Quốc Việt Nam do thuyết Mác xít lạc hậu, phi nhân gây ra. Nó đang trên đà tan rã, dầu  lừa bịp, xảo trá về tuyên truyền, bưng bít. Nó đi đến đâu cũng bị xua đuổi, ghê sợ;  trên bản đồ thế giới, chỉ còn sót hai dân tộc sống trong ách gông cùm của thuyết MácLê là Trung Hoa và Việt Nam.

(Xin lưu ý: Những nước nghèo nhất tại Phi châu. Á châu..cũng đều ghê sợ mồi dụ dỗ ngon ngọt của Cs; Nước Pháp, trong cuộc bầu cử gần đây cho thấy: đảng Cs chỉ còn tỉ lệ 0.9% phiếu bầu; tại Hoa kỳ, trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống sắp tới, các ứng cử viên đều lên án những nước độc tài, không tôn trọng Nhân quyền; và dân chúng Mỹ đang tẩy chay hàng triệu các đồ chơi do Trung cộng chế tạo, pha nhiều chất nhiễm độc, vì thiếu lương thiện nghề nghiệp. Ngòai ra, hãy so sánh sự khác biệt về Kinh té, về Dân Chủ giũa các Nước như: Bác Hàn-Nam Hàn; Trung Cộng-Đài Loan; Tây Đức-Đông Đức: Bắc Việt- Nam Việt.. Nước Nga ngay nay giầu có hơn thời cộn sản,và nhiều tỷ phú.)

 

Tại Việt Nam, Cs đã lợi dụng lòng yêu nước của tòan dân Việt chống xâm lăng, để cướp chính quyền, sau khi đã tiêu diệt các nhà ái quốc bất đồng chính kiến với thuyết Mác xít cộng sản.

Sau Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975, Cs đã phản bội các thỏa ước về đình chiến, xua quân chiếm  Việt Nam Cộng Hòa, người dân miền Nam đã chứng kiến cảnh hỗn độn kinh hòang chưa từng có trong Lịch Sử của Dân Tộc.  Các cán bộ đảng Cs ĐÃ KHÔNG KHÔNG BIẾT PHẢI LÀM  GÌ để xây dựng lại đất nước-( đúng như lời ĐGH đã nói về Lênin của Nga sô). Cộng quân chỉ biết trả thù: bắt đi tù, trại cải tạo, biệt giam, các chiến sĩ, các phần tử trí thức, chuyên môn. Chỉ sau một thời gian ngắn, tòan dân rơi vào cảnh đói khổ cùng cực. Các kế họach về Kinh tế theo thuyết “Mác –Mao-Hồ”, đều thất bại. Ngày nay, Cs xoay chiều ra”Kinh Tế Thị truờngcủa thế giới TỰ DO, nhưng vẫn chưa dứt khóat với thuyết Mác xít sai lầm. Do đó, các Quyền TỰ DO, NHÂN PHẨM, không được tôn trọng. Giấc mơ ước một”thiên đàng trần gian”, hòan tòan là Ảo Vọng, không bao giờ đến được. Trong thời gian “chuyển tiếp”, đảng Cs trở thành độc tài, độc đảng về chính trị và nắm hết quyền lợi về kinh tế, tạo ra giai cấp mới:”tư bản đỏ”. THAM NHŨNG vô độ.

 

Theo ĐGH, sai lầm lớn nhất của thuyết Mác xít là: VÔ THẦN, VÔ TIN NGƯỠNG, vì Tự Do Tôn Tôn Giáo là căn nguyên của mọi Quyền TỰ DO khác của con người. Trong những ngày vừa qua, tại Thủ đô HÀ NỘI, thế giới đã chứng kiến sức mạnh tinh thần  và lòng dũng cảm, yêu chuộng HÒA BÌNH, CÔNG LÝ của các Tín Hữu Hà Thành, cương quyết bảo vệ ĐỨC TIN và NHÂN QUYỀN, DÂN QUYỀN.

 

Nói tóm lại, nhờ Niềm TIN TÔN GIÁO, nhờ “Mến Chúa Yêu Người”, xã hội mới được lành mạnh về tinh thần, giúp tiêu diệt các tội ác vì tính ích kỷ của con người. Nhờ lòng Bác Ái, người dân mới tích cực tham gia công cuộc giáo dục, mở mang kiến thức, khoa học, kinh tế để nước giầu dân mạnh. Thật đáng tiếc, thuyết Cs vật chất,vô thần đã hủy diệt động lực quan trọng nhất để thăng hóa con người và xã hội.

 

 

II. THEO GƯƠNG NHÂN CHỨNG: THÁNH PHAO LÔ TINH và ĐHY THUẬN  

 

Vì Hy Vọng là lẽ sống của con Người, nên ĐGH BIỂN ĐỨC XVI, đã đề cập đến bốn” Trường Sở” để tập luyện nhân đức này.

 

Trường Huấn luyện Một: CẦU NGUYỆN   gì?- Thưa: là con người “thưa chuyện” với Thiên Chúa là “CHA chúng ta”, về mọi vấn đề vui buồn trong cuộc sống. “Nếu ta cô đơn lẻ loi, bị giam cầm trong phòng kín, “biệt giam”, thì ta vẩn còn có thể thưa chuyện với Chúa là Đấng sinh thành ra mình(Coi:số 32).

 

 ĐGH đã lấy kinh nghiệm sống của Đức Cố HY Nguyễn Văn Thuận làm Chứng Nhân:   Ngài đã chỉ còn nuôi HY VỌNG bằng cách cầu nguyện với Chúa, suốt trong 13 năm cầm tù, trong 9 năm “biệt giam”. Dầu đau khổ cô đơn, bị hành hạ, ngài không tuyệt vọng, nhưng luôn than vãn với Chúa để được an ủi, bền tâm vững chí. Ngài đã ghi lại những lời cầu nguyện, tha thiết với Chúa trong tập sách nhỏ nhưng quí giá: “Những Lời Cầu Nguyện của Niềm HY VỌNG”) Khi ra khỏi tù, Ngài đã là CHỨNG NHÂN anh dũng của niềm Hy Vọng cho thế giới. Ngài cũng đã giảng thuyết cho Giáo Triểu Roma, về những kinh nghiệm  sống về “Nhân Đức Trông Cậy nơi Chúa”.

 

Chú ý: các Sách của ĐHY N.V.Thuận:”Đường Hy Vọng” và các bản dịch ra Tiếng Anh, Pháp, Ý Đức, Tây Ban Nha..và sách”Chứng Nhân Hy Vọng”,các bài Giảng Tĩnh Tâm, có bán tại Tủ Sách Regina (417)358.3740).

 

Đức Cố HY, Nguyễn Văn Thuận đã dùng những phương thế cầu nguyện thông thường như: đọc thuộc lòng các Kinh dọn sẵn trong Sách Kinh, hoặc 
Các Kinh Phụng Vụ”(Prìeres de la Liturgie). Nhờ cầu nguyện, thưa chuyện với Chúa là Đấng Thánh Thiện vô cùng, nên tâm hồn ta được thanh tẩy, thanh luyện “cải tà qui chánh”, tự trong thâm tâm con người. Nhờ cầu nguyện cùng Chúa, ta tăng thêm lòng Nhân Ái để phục vụ tha nhân.  Cầu nguyện cho phần phúc đời đời cho riêng mình, nhưng cũng tham gia việc truyền giáo để cứu đời.(Coi số 32-34)

 

Trường Huấn Luyện Hai: HÀNH ĐỘNG.  Ý nghĩa chính thực của nhân đức “Hy Vọng” của Kitô Giáo là hành động tích cực để đem niềm Hy Vọng cho tha nhân, giúp cho thế giới không bao giờ “tuyệt vọng”, nhưng luôn mở tâm hồn hướng về THIÊN CHÚA, luôn cậy trông vào Tình Yêu của Chúa ( Số 35)

 

Trường Huấn Luyện Ba:ĐAU KHỔ. Mọi người, vô thần hay các tín hữu, đều cảm nghiệm một sự thật hiển nhiên: trần gian này chưa phải là nơi”Vĩnh Phúc”, vì còn chịu nhiều thứ đau khổ. Con người  cần phải chiến đấu, hết khả năng mình, để làm giảm thiểu  một phần nào những đau khổ về thể xác cũng như tinh thần. Đó là điều mà các Tôn Giáo chân chính vẫn làm. Nhưng không được chạy trốn trước những đau khổ,  như“lửa thử vàng, gian nan thử Đức”, nhẫn nại chịu đựng sẽ giúp ta rèn luyện tâm tính, để trưởng thành trong phấn đấu, vì chính những đau khổ có sức mạnh “chữa lành” con người trở nên thiện tòan, nhất là khi kết hiệp với Chúa KYTÔ chịu Chết trên Thánh Gía, vì Tinh Yêu Thương Vô Hạn để chuộc tội cho nhân lọai.(Coi số 36-39)

 

ĐGH BIỂN ĐỨC XVI, đã nêu Gương Sáng của Thánh PHAO LÔ LÊ BẢO TỊNH( tử đạo, 1857) làm CHỨNG NHÂN( martyr: nghĩa là Chứng nhân).Khi bị bắt giam trong tù ngục, Thánh Phao Lô Tịnh đã viết một bức thư bằng tiếng Latinh gửi cho các chủng sinh vì Ngài là Giám đốc Chủng Viện Vĩnh Trị, năm 1843 . Bản văn thời danh này được ĐGH trích nguyên văn đã được Bộ Phụng Tự của Hội Thánh chính thức in trong Sách Kinh”Phụng Vụ các Giờ Kinh”(The Liturgy of the Hours) để các Linh mục tòan thế giới đọc Kinh Nguyện. (Chú ý: vì là Sách Kinh chính thức của Hội Thánh, nên Bức Thư của Thánh Tịnh đã được dịch ra các tiếng trên thế giới) Xin trích một  đọan để dẫn chứng:(Coi” Phụng Vụ các Giờ Kinh, ngày Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bài đọc II)

“ Tôi, Phao Lô, đang bị xiềng xích vì danh Chúa KYTÔ, xin tường thuật nhữg gian lao khốn khổ tôi đang phải chịu, nhưng với mục đích là thêm lòng yêu mến, anh em(chủng sinh) sẽ cùng với tôi ca ngợi Thiên Chúa, vì muôn đời Chúa vẫn là Đấng từ bi nhân hậu. Lao tù này quả thật là hình ảnh sống động của hỏa ngục đời đời. Ngòai xiềng xích gông cùm, còng chân tay, còn có giận dữ, óan thù, nguyền rủa, tục tĩu, bậy bạ, chửi thề, nói hành và sau đó là chán nản, buồn sầu…Nhưng Đấng hồi xưa đã cứu thóat ba thiếu niên trong lửa hỏa hồng, vẫn ở bên tôi, cứu thóat tôi khỏi những tai họa nói trên, và biến đổi tất cả thành êm dịu ngọt ngào, vì muôn đời Chúa vẫn là Đấng Từ Bi Nhân Hậu…(coi: Launay A.,“Le clerge’ tonkinois et ses prêtres martyrs, M.E.P, Paris 1925, trang 80-83)

 

Trường Huấn Luyện Bốn: NGÀY CHÚA PHÁN XÉT CHUNG. ĐGH viết: CÔNG LÝ vẫn tồn tại. Sự sống lại của Thân Xác là sự thật.(Coi số 33) Do đó, Ngày Phán Xét Chung Thẩm là Ngày Hy Vọng, để Chúa thưởng kẻ Lành và phạt kẻ Dữ.

 Niềm Hy Vọng không có tính chất cá nhân, ích kỉ.” Không ai sống một mình. Không ai phạm tội một mình. Không ai được cữu rỗi một mình. Nhưng luôn  có ảnh hưởng hỗ tương: đời sống của tha nhân xâm nhập vào nếp sống của tôi: đối với những điều tôi nghĩ tưởng, nói, làm, thực hiện. Và ngược lại, cách sống của tôi cũng xâm nhập vào lối sống của người thân cận: điều Tốt cũng như điều Xấu. Do đó, làm sao tôi có thể “tự độ, tự cứu được? Tôi phải làm gì để tha nhân cũng được cữu rỗi? Làm sao để mọi người cũng được Ngôi Sao Hy Vọng chiếu soi, dẫn đường? Giúp tha nhân được cữu rỗi, chính là cách tốt nhất để cứu lấy bản thân mình( coi só 38)

 

ĐỂ KẾT LUẬN, ĐGH BIỂN ĐỨC XVI, đã dâng lời Cầu Nguyện lên Mẹ MARIA, là “NGÔI SAO BIỂN”chiếu sáng và dẫn đường cho chúng ta đang vượt biển dương thế đầy sóng gió, bão táp, HY VỌNG sẽ cập Bến Hạnh Phúc muôn đời(số 49-50)

 

(Kỉ Niệm, ngày Lễ Dâng Hội Thánh và Nước Việt Nam cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, năm 2007, ngày 18/ tháng 12)

 

 

 

 


Giáo Hội Công Giáo Việt Nam