Mừng Chúa Giáng Sinh 2009

 

Xuân Bích Việt Nam – Tác phẩm sơn mài Giáng Sinh trên đây  được vẽ bởi hai họa sĩ Hoàng Tích Chù (1912-2003) và Nguyễn Tiến Chung (1914- ) vào năm 1942-1943.

Cả hai ông đều là sinh viên trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, khóa 11. Bức họa phẩm này ra đời trong bối cảnh khai sinh tranh sơn mài về chủ đề tôn giáo, theo xu hướng Á Đông hóa hay dân tộc hóa. Họa sĩ Hoàng Tích Chù là một trong những người tiên phong xây dựng nên ngành nghệ thuật sơn mài của Việt Nam. Chính cụ Nguyễn Đệ, chánh văn phòng của vua Bảo Đại, đã tặng cho Hội Xuân Bích Việt Nam tác phẩm nghệ thuật sơn mài này, trong thời gian Hội Xuân Bích đang còn làm việc tại Hà Nội (khoảng từ năm 1942 đến 1954). Kể từ đó, theo thời cuộc, bức tranh Giáng Sinh này đã theo chân các linh mục Xuân Bích đến những nơi các ngài hiện diện. Và hiện tại, nó nằm tại nhà nguyện của Đại Chủng Viện Huế. Chính vào năm 1958, Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa đã mượn bức tranh này đi triển lãm ở Paris và được bảo hiểm với giá một triệu đồng, tương đương với 1000 cây vàng vào thời điểm đó (Xem tập tài liệu Bức họa Giáng Sinh… do Cha Nguyễn Văn Hiền biên soạn).

Bức tranh có tính hội nhập văn hóa này dường như cũng diễn tả đường lối đào tạo của Xuân Bích thời bấy giờ là tinh thần hội nhập văn hóa. Các linh mục Xuân Bích Việt Nam nằm trong số những người đi tiên phong trong việc sử dụng tiếng Việt Nam để giảng dạy, với đường lối sư phạm “cộng đồng giáo dục” gần gũi với các chủng sinh.

Hai câu đối treo hai bên bức tranh là do cha Jos. M. Thích viết tặng cho Đại Chủng Viện Huế để trưng nhà nguyện:

Câu đối:

+ BẢO NGÃ DĨ ĐỨC TUẪN THÂN HOÀN TÁC NGÃ THẦN LƯƠNG

+ HẬU NGÔ CHI SINH GIÁNG THẾ CÁNH THÀNH NGÔ THÁNH LỮ

Nghĩa:

* VÌ RỘNG LÒNG THƯƠNG CHÚNG TÔI, NGƯỜI ĐÃ SINH XUỐNG THẾ MÀ TRỞ NÊN BẠN THÁNH ĐỒNG HÀNH VỚI CHÚNG TÔI.

* ĐỂ NUÔI SỐNG CHÚNG TÔI, NGƯỜI ĐÃ HIẾN THÂN HY SINH MÀ LÀM NÊN LƯƠNG THỰC CHO CHÚNG TÔI.

- Par son grand amour pour nous, Il est né homme sur la terre en vue de se faire notre saint compagnon de pèlerinage.

- Pour nous rassasier, Il s’est sacrifié afin de devenir notre divine nourriture.

+ Through his great love for us, He was born a man on earth in order to make himself our fellow pilgrim.

+ On account of satiating us, He sacrified himself in order to become our divine nourishment.

Câu đối này được diễn nghĩa theo khổ thơ thứ tư trong bài Thánh thi Verbum Supernum Prodiens của lễ Mình Máu Thánh Chúa do thánh Tôma Aquinô sáng tác. Bài Thánh thi được viết cho giờ Kinh Sáng liên quan đến việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly, và cuộc Thương Khó và cái chết của Ngài.

Verbum Supernum Prodiens (nguồn: Wikipedia)

1. Verbum supernum prodiens,

Nec Patris linquens dexteram,

Ad opus suum exiens,

Venit ad vitæ vesperam.

2. In mortem a discipulo

Suis tradendus æmulis,

Prius in vitæ ferculo

Se tradidit discipulis.

3. Quibus sub bina specie

Carnem dedit et sanguinem;

Ut duplicis substantiæ

Totum cibaret hominem.

4. Se nascens dedit socium,

Convescens in edulium,

Se moriens in pretium,

Se regnans dat in præmium.

5. O salutaris hostia,

Quæ cæli pandis ostium,

Bella premunt hostilia;

Da robur, fer auxilium.

6. Uni trinoque Domino

Sit sempiterna gloria:

Qui vitam sine termino

Nobis donet in patria

An English translation

1. The Word descending from above,

without leaving the right hand of his Father,

and going forth to do his work,

reached the evening of his life.

2. When about to be given over

to his enemies by one of his disciples,

to suffer death, he first gave himself

to his disciples as the bread of life.

3. Under a twofold appearance

he gave them his flesh and his blood;

that he might thus wholly feed us

made up of a twofold substance.

4. By his birth he gave himself as our companion;

at the Last Supper he gave himself as our food;

dying on the cross he gave himself as our ransom;

reigning in heaven he gives himself as our reward

5. O salutary Host,

Who expandest the door of the sky,

Hostile wars press.

Give strength; bear aid.

6. To the Lord One in Three,

May there be sempiternal glory;

May He grant us life without end

In the native land.

Cha Thích đã chuyển ngữ rất sát nghĩa từ tiếng Latinh, trừ câu cuối Se regnans dat in proemium, ngài dường như hiểu ngầm không dịch ra.


Giáo Hội Công Giáo Việt Nam