100 Cách Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II Đã Thay Đổi Thế Giới

Cuốn sách của Patrick Novecosky, người đã biết vị thánh gốc Ba Lan, làm cho bạn biết rõ hơn về Ngài.
Deborah Castellano Lubov

NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2020

Làm thế nào người ta có thể cố gắng gói ghém tâm trí của mình, một cách nhanh chóng, vào trong vô vàn cung cách mà một giáo hoàng yêu dấu, thiên tài, và bây giờ là vị thánh, đã thay đổi thế giới trong triều đại 26 năm của mình, triều đại đó đã kết thúc vào ngày 2 tháng 4 năm 2005, vào ngày  Chúa nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa?

Một tác phẩm mới của Patrick Novecosky, có tựa đề “100 cách Đức Gioan Phao-lô II đã thay đổi thế giới,” và được Our Sunday Visitor[1] của chúng tôi xuất bản, tác phẩm đã tìm cách làm điều đó, và hôm nay cũng làm như vậy, thứ Hai, ngày 18 tháng 5, đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của vị Giáo hoàng Ba Lan.

Nhà truyền thông Công giáo Mỹ đã đi đến 26 quốc gia, đã gặp Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phao-lô II năm lần, thường ở các địa điểm tư nhân ở Roma, và là một người chồng và người cha của năm người con. Nhà báo từng đoạt giải thưởng đã biên tập và viết cho một số ấn phẩm Công giáo hàng đầu của Mỹ và đã được xuất bản bằng năm thứ tiếng. Patrick là Đối tác quản lý tại NovaMedia, một công ty quan hệ công chúng chuyên về không gian Công giáo.

 

Phá vỡ khuôn

Trong cuốn sách của mình, trong một hoặc hai trang mỗi chương, Patrick xem xét sự giáo dục đáng chú ý và khó khăn của vị Giáo hoàng thần bí. Nhớ về những tình bạn của Ngài, và những khoảnh khắc khó quên, cũng như những khoảnh khắc ít được biết đến, cuốn sách cũng xem xét tác động của Ngài đối với thế giới, kể cả Ngài là một lực lượng cực kỳ quan trọng trong sự sụp đổ cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản ở Ba Lan và Đông Âu.

Đức Thánh Cha, thực hiện 104 chuyến đi, và di chuyển đủ dài, lên tới 775.000 dặm, như thế Ngài có thể đi vòng quanh hành tinh “30 lần” bao gồm hai phần ba các nước trên thế giới, và có thể được xem là “người được coi nhiều nhất trong lịch sử.” Như tác giả nhớ lại, Đức Giáo hoàng Phao-lô VI là vị giáo hoàng đầu tiên đã “phá vỡ khuôn mẫu” bằng những chuyến đi quốc tế của mình, nhưng Đức Gioan Phao-lô II đã phá vỡ khuôn mẫu đó. Đức Thánh Cha đã viếng thăm gần như toàn bộ Châu Phi, trong suốt 14 chuyến đi, và ngoài việc thực hiện các cuộc hẹn gặp quan trọng của Giáo hội, ngài còn phong thánh cho nhiều vị thánh châu Phi khác nhau.

Patrick cũng nói về mối quan hệ của vị Giáo hoàng đối với Hoa Kỳ, nơi Ngài đã thực hiện năm chuyến thăm chính thức, với các điểm dừng ngay cả ở Alaska. Ngài bày tỏ sự đánh giá cao về “lòng hiếu khách nồng hậu” của người dân Mỹ.

Tác giả đưa ra một cái nhìn dịu dàng về tình bạn của vị Giáo hoàng, bao gồm với Mẹ Teresa ở Calcutta, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, Padre Pio, Đức Hồng y Stefan Wyszyński (cấp trên của Ngài, Hồng y Giáo chủ của Ba Lan, khi Đức Hồng y Wojtyla còn là Tổng Giám mục Krakow), Chị Faustina Kowalska và Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen.

Năm 1984, vị Giáo hoàng Ba Lan và Tổng thống Reagan đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh.

 

Bạn thân của tôi…

Cuốn sách ghi nhận, năm 1989, cựu Tổng thống Ronald Reagan đón tiếp hai người Mỹ gốc Ba Lan là đại diện liên đoàn lao động Solidarność [Đoàn kết], phong trào của họ được Đức Gioan Phao-lô II và cựu Tổng thống Hoa Kỳ hỗ trợ, đã thành lập liên đoàn lao động độc lập đầu tiên trong khối Xô Viết và đã đóng góp cho “vết nứt đầu tiên trong Bức màn Sắt, và liên đoàn này đã truyền đi những đợt sóng xung kích qua toàn bộ Liên Xô” bắt đầu từ chuyến thăm năm 1979 của vị Giáo hoàng Ba Lan đến đất nước quê hương của Ngài.

Khi họ yêu cầu Reagan nói những lời khôn ngoan chính trị cho các thành viên của Solidarność, ông bảo họ hãy lắng nghe lương tâm của họ vì đó là nơi mà Chúa Thánh Thần nói chuyện với bạn.

“Bấy giờ, Reagan chỉ vào một bức ảnh của Đức Gioan Phao-lô: “Ngài là người bạn thân nhất của tôi. Vâng, bạn biết tôi là người theo đạo Tin lành, nhưng Ngài vẫn là người bạn thân nhất của tôi”, Patrick kể.

 

Phép lạ chữa bệnh...

Padre Pio cũng có một tình bạn thân thiết với Đức Gioan Phao-lô II, tâm sự với Đức Wojtyla những chi tiết mà Ngài không bao giờ nói với người khác.

Cuốn sách cũng kể lại, “trong chuyến viếng thăm Roma năm 1962, Đức Tổng Giám mục Wojtyła biết rằng một trong những người bạn Ba Lan của mình sắp chết. Ngài viết thư cho Padre Pio, xin Cha can thiệp. Bức thư được trao tận tay cho cha dòng Phan sinh ấy, Cha trả lời: Tôi không thể nói không với yêu cầu này”.

Một ngày sau, Đức Wojtyła gửi cho Cha Pio một lá thư thứ hai cảm ơn Cha vì sự can thiệp của Ngài: “Người phụ nữ bị bệnh ung thư đột nhiên được chữa lành trước khi vào phòng phẫu thuật.”

 

Những bức tượng ở Ba Lan để tưởng niệm

Novecosky cũng nhớ lại, lần đầu tiên Đức Wyszyński và Đức Gioan Phao-lô II gặp nhau sau cuộc bầu cử của Ngài với tư cách là “Đấng kế vị” Thánh Phê-rô đã trở thành “một trong những khoảnh khắc xúc động nhất” của vị Giáo hoàng.

Ông nói khi quan sát thấy bây giờ có hàng trăm bức tượng trên khắp Ba Lan kỷ niệm khoảnh khắc này, “Vị Hồng y Ba Lan đến gần Vị Tân Giáo hoàng để hôn chiếc nhẫn của Ngài tại Quảng trường Thánh Phê-rô vào ngày nhậm chức, nhưng Đức Gioan Phao-lô đã nhanh chóng đứng dậy, ôm lấy người thầy của mình và hôn lên má thầy”. Cuốn sách cũng phản ánh mối quan hệ và tình bạn đặc biệt mà Đức Gioan Phao-lô II có được với Đức Joseph Ratzinger bắt đầu vào năm 1978 trong Cơ Mật Viện khi Đức Gioan Phao-lô I (Albino Luciani) được bầu chọn, và điều đó dẫn đến việc Đức Wojtyla rốt cuộc chọn Đức Ratzinger làm người thân tín gần gũi nhất để ở lại Roma, ngay cả khi Đức Ratzinger muốn về quê nhà ở Bavaria. Tác giả kể lại hai người thường gặp nhau vào tối thứ Sáu lúc 6 giờ khi Đức Ratzinger là Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, không chỉ là cộng tác viên mà còn là những người bạn thân yêu.

 

Nhà máy sản xuất các Thánh, hoặc công nhận sự thánh thiện

Cuốn sách kể lại rằng một số người đã buộc tội Vatican dưới thời vị Giáo hoàng này là một “nhà máy sản xuất các thánh”.

“Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Đức Gioan Phao-lô đã phong thánh cho 482 vị thánh, nhiều hơn tất cả các giáo hoàng trong 500 năm trước đó - và đã phong chân phước cho 1.341 người đàn ông và phụ nữ”. Một số vị thánh bao gồm Padre Pio, Maximilian Kolbe, Edith Stein, Faustina Kowalska, và Kinda Drexel.

Patrick Novecosky nhớ lại rằng vị Giáo hoàng mà di sản của Ngài sẽ không thể nói sao cho công bằng được, mất mẹ năm chín tuổi, vì bệnh thận và sung huyết, và mất cha năm 21 tuổi, và cả anh trai. Trở thành “mồ côi” thực sự khi vẫn còn học đại học, Ngài quay sang Mẹ Maria và lớn lên trong mối quan hệ con thảo với Đức Mẹ Czestochowa.

 

Đưa Chúa đến nơi Ngài bị từ chối

Novecosky cũng cho biết Đức Wojtyla là một diễn viên, viết thơ và viết năm vở kịch như thế nào, và khi phát hiện ra ơn gọi của mình, Ngài làm việc ban ngày tại một mỏ đá, trong khi phải học hành để chịu chức linh mục trong bí mật. Đức Wojtyla luôn hướng mắt đến Chúa Kitô, trong lúc cá nhân đau đớn, và trong thời Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan và tiếp theo là chủ nghĩa Cộng sản.

Ngài đã thực hành những gì sau này Ngài giảng dạy, khi Ngài nói với những bạn trẻ: “Các con đừng sợ!”.

Bắt đầu sự nghiệp giám mục của mình ở Ba Lan, khi người ta tạo ra tại Nowa Huta, ngoại ô Krakow, cái gọi là “Thiên đường của công nhân” và cấm xây dựng một nhà thờ, Đức Wojtyla bấy giờ là một giám mục trẻ, và trong suốt 20 năm, thường cử hành Thánh lễ ngoài trời ở đó mỗi ngày Giáng sinh, cho đến khi một nhà thờ rốt cuôc được xây lên. Ngài không ngần ngại thách thức chính quyền khi người ta bị tước bỏ khỏi Chúa Kitô.

 

Không thỏa hiệp đức tin

Trong khi thúc đẩy đối thoại đại kết và liên tôn, và quan tâm đến môi trường, người nghèo, Trung Quốc và người bị đàn áp, vị Giáo hoàng Ba Lan đã lên tiếng về một đức tin cẩn trọng, không thỏa hiệp, ngay cả với những người không đồng ý với Ngài. Ngài từng đối đầu với các chính trị gia có chính sách không bảo vệ cuộc sống mà không dè dặt.

Tác giả nhớ đến việc Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã ghi dấu là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới đến thăm Đông Timor phần lớn là Công giáo, kể từ khi Indonesia xâm chiếm và sáp nhập vào năm 1976. Khi vị Giáo hoàng Ba Lan ở Đông Timor, và kêu gọi Indonesia tôn trọng nhân quyền, những lời quả quyết không hề sợ hãi của Ngài dẫn đến kết quả là nhiều trẻ sơ sinh khác nhau tại quốc đảo châu Á này được đặt tên là Gioan Phao-lô.

Khi làm việc hướng tới đối thoại, Đức Gioan Phao-lô II đã trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên bước vào một đền thờ Hồi giáo trong chuyến đi tới Syria năm 2001.

Cuốn sách nhắc nhở, Đức Gioan Phao-lô II đã nói với Liên Hợp Quốc vào năm 1995 rằng họ phải bảo vệ quyền cơ bản tự do tôn giáo và tự do lương tâm, là nền tảng của cơ cấu nhân quyền và nền tảng của mọi xã hội tự do thực sự.

Ngài nói, “không có ai được phép đàn áp những quyền đó bằng cách sử dụng sức mạnh cưỡng chế để áp đặt câu trả lời cho mầu nhiệm của con người”.

 

Bàn tay của Mẹ Maria hướng dẫn viên đạn

Nhìn lại bản thân triều đại giáo hoàng, tác giả cũng nhớ lại vụ ám sát vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, và cung cách Đức Gioan Phao-lô II gặp gỡ kẻ tấn công Ngài, không bị còng tay và được truyền đi trên truyền hình, và Ngài tha thứ cho anh ta. Hơn nữa, tác giả nhấn mạnh Đức Giáo hoàng Ba Lan tin rằng Đức Mẹ Fatima đã cứu mạng Ngài như thế nào, Ngài nói rằng “một bàn tay đã bóp cò và một bàn tay khác hướng dẫn viên đạn”.

Lúc đó, viên đạn nằm gần trái tim của Đức Gioan Phao-lô II, đã được gỡ bỏ và hàn vào vương miện trên bức tượng Mẹ Maria ở Fatima.

Cuốn sách đi sâu vào những nỗ lực của Đức Wojtyla bảo vệ tự do tôn giáo, thúc đẩy “văn hóa sự sống” và chiến đấu chống lại “văn hóa của cái chết”. Suy ngẫm về “Giáo Hoàng Mân côi”, Novecosky nhớ lại từng chi tiết đời sống cầu nguyện riêng của Đức Giáo hoàng, và sự khích lệ của Ngài dành cho các gia đình cùng nhau lần hạt kinh Mân côi, về cơ bản Ngài cho thấy một gia đình biết cầu nguyện cùng nhau, thì sẽ ở lại với nhau.

Luôn nhạy cảm với các cuộc tấn công khủng bố chống lại Tháp đôi và Lầu năm góc vào ngày 9/11, vị Giáo hoàng Ba Lan cũng nói rằng hãy lần chuỗi kinh Mân côi để chiến đấu chống lại “khủng bố”.

Nhìn vào người mà tác giả coi là triều đại giáo hoàng “năng suất nhất” trong lịch sử, tác giả nhìn vào cung cách Đức Gioan Phao-lô II trông nom Bộ Giáo luật được sửa đổi một cách hiệu quả trong vòng chưa đầy 11 tháng, cũng như quyển Giáo lý Hội thánh Công giáo trong năm 1992, và nhiều văn bản khác.

Xem xét tác động của những Ngày Giới trẻ Thế giới và những thành quả tâm linh mà những ngày này đã mang lại cho giới trẻ trên toàn thế giới, Novecosky nhớ lại cách đưa tin khiến thế giới tin rằng Ngày Giới trẻ Thế giới tại Denver vào năm 1993 là “một vụ phá sản”, trong khi đúng ra đó là một sự tham dự đông đảo đáng kinh ngạc đối với vị Giáo hoàng Ba Lan 73 tuồi, và sau đó có biết bao nhiêu là công việc tông đồ được sinh ra ở Denver.

 

Dẫn đường cho Đức Phanxicô ở Havana

Cũng có những phản ánh về sự thất vọng của Đức Giáo hoàng rằng Ngài không bao giờ có thể đến Nga, cũng không gặp được Đức Thượng phụ của Giáo hội Chính thống Nga, như hy vọng, vào năm 1997, để ký một tuyên bố chung với Đức Thượng phụ Alexy II của Mátx-cơ-va, một hành động mà Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô sẽ có thể đạt được cho mình, vào năm 2016, khi gặp người kế vị của Đức Alexey, Đức Thượng phụ Kirill, ở Cuba, trên đường đến Mexico.

Đức Giáo hoàng cũng có những bước tiến lớn về mặt ngoại giao, bao gồm thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel và Chính quyền Palestine, thúc giục chấm dứt bạo lực Công giáo-Tin lành trong chuyến đi năm 1979 tới Ireland, và lên tiếng chống lại xung đột, như bạo lực do phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, xung đột ở Bosnia, và chống lại Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, và Chiến tranh Iraq do Hoa Kỳ điều hành năm 2003, khi Ngài khuyến khích những người liên quan đừng sợ hãi để có cơ hội hòa bình.

Ngài chống lại sự lạm dụng Thần học Giải phóng, sự nhầm lẫn được thúc đẩy bởi một số dòng tu trong Giáo hội, và chống lại lạm dụng trẻ em, ngay cả khi điều này tiếp tục là điểm yếu trong di sản của Ngài, và người ta nên thực hiện nhiều tranh luận hơn.

Tác giả nhớ lại trong cuốn sách, thư ký riêng của Đức Giáo hoàng, Đức Hồng y Stanislaw Dziwisz, đã suy nghĩ rằng theo thời gian Giáo hội đã học được nhiều hơn về những gì đang thực sự xảy ra và tính nghiêm trọng của nó.

 

Không thể nói không

Tác giả bày tỏ rằng vượt quá nghiên cứu và kinh nghiệm cá nhân của mình, ông đã nói chuyện và lấy cảm hứng từ các chuyên gia khác về Giáo hoàng, bao gồm cả George Weigel, người viết tiểu sử giáo hoàng.

Tác giả cũng chia sẻ về những khoảnh khắc của mình với vị Giáo hoàng, bao gồm cả giai thoại sau đây kể lại cách Đức Wojtyła bắt đầu viết thơ khi còn là sinh viên đại học năm 1939, thường sử dụng bút danh và cách Ngài tiếp tục viết những bài thơ ngay trong triều đại giáo hoàng của mình.

Patrick Novecosky chia sẻ, “Trong số những tài sản quý giá nhất của tác giả này, là một bản sao của The Place Inside: Thơ của Đức Giáo hoàng Gioan Phao-lô II, được ký bởi Đức Gioan Phao-lô II vào ngày 31 tháng 7 năm 1998, có lưu ý: “Tôi đã từng sở hữu một bản ấn hành cao cấp với một tấm bìa có thể tháo ra, một món quà từ một người bạn có những  mối liên hệ với gia đình giáo hoàng”.

“Nhưng lúc đó có một cuộc gọi từ Vatican năm 1999: Đức Giáo hoàng không có phiên bản cao cấp trong thư viện riêng của Ngài và đang yêu cầu bản sao của tôi. Tôi không thể nói không. Đổi lại, họ đã gửi cho tôi một phiên bản bìa cứng “khiêm tốn” – tôi biết rằng phiên bản cao cấp của tôi đã được đưa vào thư viện cá nhân của Đức Gioan Phao-lô II.

Giai thoại này và nhiều giai thoại khác trong tác phẩm này đang chờ đợi các độc giả tương lai.

#ThankYouJohnPaul2

***

Đặt mua sách tại đây: https://www.amazon.com/Ways-John-Paul-Changed-World-ebook/dp/B08635NDGD/ref=tmm_kin_swatch_0?_encoding=UTF8 -1xmrRIAaNY & pldnSite = 1

 

https://zenit.org/

Phê-rô Phạm Văn Trung, dịch.

 

 

 




[1] ND: Vị Khách Chủ Nhật là một công ty xuất bản Công giáo La Mã ở Huntington , Indiana


Văn Kiện Giáo Hội