ĐGH Phanxicô - Bài Suy Niệm Tĩnh Tâm Năm Thương Xót Dành Cho Linh

Mục - Bài 1: Từ Sự Xa Cách Đến Sự Vui Mừng

(muoianhsang.com)

 

Nếu, như chúng ta nói, Tin Mừng trình bày lòng thương xót như là một sự thái quá của tình yêu Thiên Chúa, thì điu đầu tiên chúng ta phải làm là hãy nhìn xem ở đâu trong thế giới ngày nay, và ở mọi người trong thế giới ấy, đang cn đến kiểu thái quá của tình yêu này nhất? Chúng ta phải tự hỏi chính bản thân mình lòng thương xót như vậy sẽ được lãnh nhận thế nào. Trên mảnh đất không sinh hoa trái và khô cằn nào mà dòng thác lũ của nước sự sống này tuôn chảy đến? Những vết thương nào đang cn đến dầu quí giá này? Đâu là ý nghĩa của sự bỏ mặc đang kêu khóc cn đền sự chú ý đy yêu thương? Đâu là ý nghĩa của sự bất hoà đang quá khao khát cái ôm và sự gặp gỡ?

Dụ ngôn mà giờ đây tôi mun đề xuất cho anh em suy niệm là dụ ngôn về Người Cha nhân hậu (x. Lc 15:11-31). Chúng ta gặp thấy bản thân chúng ta ở trước mầu nhiệm của Chúa Cha. Tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu bằng thời khắc khi ngưi con hoang đàng đứng giữa đàn heo, trong sự hôi thối của sự ích kỷ mà, khi đã làm mọi sự anh ta muốn làm, giờ đây, thay vìđược tự do thì anh ta lại cảm thấy bị nô lệ. Anh ta nhìn vào đàn heo khi chúng ăn cám của chúng...và anh ta ghen tị với chúng. Anh ta cảm thấy nhớ nhà. Anh ta mong muốn bánh mì nướng nóng hổi mà người tôi tớ nhà anh ta, nhà cha anh ta, đang ăn sáng. Sự nhớ nhà..., lòng nhớ cố hương. Nỗi nhớ nhà là một cảm xúc mạnh mẽ. Giống như lòng thương xót, nó làm mở rộng tâm hồn. Nó làm cho chúng ta nghĩ lại kinh nghiệm đầu tiên của chúng ta về sự tốt lành – quê hương nơi chúng ta xuất phát – và nó làm thức tỉnh ở nơi chúng ta niềm hy vọng trở về đó. Trước chân trời rộng lớn của nỗi nhớ nhà này, người thanh niên – như Tin Mừng cho chúng ta biết – đi đến chỗ cảm nhận và biết rằng anh ta đang đau khổ.

Không chìm sâu vào nỗi thống khổ của anh ta, chúng ta hãy tiến đến thời điểm khác, khi mà Cha anh ta đã ôm hôn anh ta. Anh ta thấy chính bản thân mình vẫn còn dơ bn, nhưng li được diện đồ mới cho tiệc tùng. Anh ta được xỏ nhẫn vào tay, một chiếc nhẫn giống như ca cha anh ta. Anh ta được xỏ giầy mới vào chân. Anh ta ở giữa đám tiệc, ở giữa đám đông người. Một chút giống với chúng ta, như khi chúng ta đi xưng ti trước Thánh Lễ và rồi đột nhiên thấy chính bản thân chúng ta được trao quyền cho và ở giữa buổi cử hành.

Một phẩm giá xấu hổ

Chúng ta hãy nghĩ một chút về “phẩm giá đáng xấu hổ” của ngưi con hoang đàng nhưng đưc yêu thương này. Nếu chúng ta có thể bình an giữ cho tâm hồn chúng ta quân bình giữa hai thái cực này – phẩm giá và sự xấu hổ - mà không đi về phía một trong hai cực, thì có lẽ chúng ta có thể cảm nghiệm được trái tim của Cha chúng ta rung đập thế nào bằng tình yêu dành cho chúng ta. Chúng ta có thể hình dung rằng lòng thương xót chảy tràn trong đó như máu huyết vậy. Ngài đi ra và tìm kiếm chúng ta là các tội nhân. Ngài cuốn hút chúng ta về phía Ngài, thanh tẩy chúng ta và sai chúng ta ra đi, mới mẻ và đưc đổi mới, đến với mọi vùng ngoại biên, để mang lòng thương xót, đổ ra vì chúng ta và vì tất cả mọi người, vì sự tha thứ của tội lỗi. Chúng ta chiêm niệm dòng máu ấy bằng việc đi vào và ra khỏi tâm hồn anh ta và tâm hồn của ngưi Cha. Đó là kho tàng của chúng ta, điều duy nhất mà chúng ta phải mang lại cho thế giới: máu thanh luyện và mang lại sự bình an cho mọi thực tại và mọi người. Máu của Chúa đang tha thứ cho chúng ta. Máu là của uống của chúng ta, vì máu ấy tái thức tỉnh và làm sống lại điu đã chết vì tội lỗi.

Trong sự cầu nguyện thanh bình của chúng ta, vốn đang lung lay giữa sự xấu hổ và phẩm giá, phẩm giá và sự xấu hổ, chúng ta hãy xin ân sủng để cảm nhận rằng lòng thương xót khi đã mang lại ý nghĩa cho toàn bộ đời sống của chúng ta, ân sủng để cảm nhận được trái tim của Chúa Cha đang rung nhịp làm một với trái tim của chúng ta thế nào. Thật chưa đ để nghĩ về ân sủng ấy như là mt điều gì đó mà Thiên Chúa mang lại cho chúng ta đôi khi, khi Ngài tha thứ một số tội lỗi lớn lao của chúng ta, để rồi sau đó chúng ta có th ra đi thực hiện điều còn lại bằng sức riêng của chúng ta, một mình.

Thánh I-nha-xi-ô mang lại cho chúng ta một hình ảnh được ấy đi từ nền văn hoá triều đình thời của Ngài, nhưng bởi vì lòng trung thành giữa bạn hữu là một giá trị vĩnh cửu, thì điều này cũng có thể giúp chúng ta. Ngài nói rằng, để cảm thấy “ngại ngùng và xấu hổ” vì tội lỗi của chúng ta (mà không lãng quên lòng thương xót của Thiên Chúa), thì chúng ta có thể sử dụng gương mẫu của “một chiến sĩ là người tự thấy chính bản thân mình đng trước vị vua và toàn thể triều đình, thấy xấu hổ và hổ thẹn vì đã sai phạm nghiêm trọng đối với đc vua, sau khi đã lãnh nhận từ nhà vua nhiều ơn huệ và những ưu ái) (Bài Tập Linh Thao, 74). Nhưng ging như ngưi con hoang đàng là người thấy mình đang ở giữa một bàn tiệc, người chiến sĩ này, là người nên cảm thấy xấu hổ trước mọi người, bỗng dưng thy Đức Vua nắm lấy tay mình và khôi phục phẩm giá của mình. Thực ra, không chỉ Đức Vua kêu gọi ngưi này đi theo Ngài vào trong trận chiến, mà Nhà Vua lại còn đặt chiến sĩ này làm đu các anh em đồng loại của mình. Mà từ đó người chiến sĩ này sẽ phục vụ nhà vua bằng cả sự trung thành và khiêm nhường này!

Bất kể là chúng ta thấy chính bản thân chúng ta là ngưi con hoang đàng ở giữa bàn tiệc hay không, hoặc là người chiến sĩ bất trung được khôi phục và thăng tiến, thì điều quan trọng là điều mỗi người chúng ta cảm thấy rằng sự căng thẳng sinh hoa trái này xuất phát từ lòng thương xót của Thiên Chúa: chúng ta đồng thời vừa là các tội nhân được tha thứ và là các tội nhân được khôi phục phẩm giá.

Simon Phêrô đại diện cho khía cạnh mang tính sứ vụ của sự căng thẳng lành mạnh này. Ở mỗi bưc đi trên đường, Chúa huấn luyện Ngài trở thành vừa là Simon vừa là Phêrô. Là Simon, một con người bình thường với tất cả những lỗi lầm và sự bất nhất của mình, và Phêrô, người mang chìa khoá là người lãnh đo người khác. Khi An-rê dẫn Simon, vẫn còn nguyên vẹn với lưi đánh cá của mình, đến với Đức Kitô, Chúa trao cho Ngài tên là Phêrô, nghĩa là “Đá. Nhưng rồi ngay sau khi khen lời tuyên xưng niềm tin của Phêrô, là điều xuất phát từ Chúa Cha, thì Chúa Giêsu đã thẳng thắn quở trách ông về việc bị cám dỗ để theo tinh thần sự dữ mà nói Ngài chạy trốn khỏi thập giá. Chúa Giêsu sẽ tiếp tục mời gọi Phêrôc đi trên mt nưc; Ngài để cho ông chìm trong nỗi sợ hãi của mình, sau đó đưa tay ra để Ngài nắm lấy và đưa ông lên. Chẳng bao lâu khi Phêrô tuyên nhận rằng ông là một tội nhân thì Chúa làm cho ông thành người ngu phủ i người. Ngài sẽ hỏi Phêrô thật nhiều về tình yêu của ông, nhỏ vào trong ông nỗi buồn phiền và sự xấu hổ vì sự bất trung và hèn nhát của ông, nhưng rồi Ngài cũng ba lần uỷ thác ông cho sự chăm sóc đoàn chiên của Ngài.

Đó là cách mà chúng ta phải thấy chính bản thân mình: quân bình giữa sự xấu hổ của chúng ta và phẩm giá tuyệt vời của chúng ta. Sự dơ bẩn, sự không trong sạch, nhỏ nhen, ích kỷ, nhưng đồng thời với đôi chân được rửa sạch, được mời gọi và được tuyển chọn đ phân phát bánh được hoá ra nhiều của Chúa, đưc người dân của chúng ta chúc phúc, yêu mến vàchăm sóc. Chỉ lòng thương xót làm cho hoàn cảnh này trở nên chấp nhận được. Không có lòng thương xót, thì hoặc là chúng ta tin và sự công chính của mình giống như người biệt phái, hoặc chúng ta sẽ co cụm lại giống như người cảm thấy bất xứng. Và cả trong một trong hai trường hợp, tâm hồn chúng ta sẽ trở nên chai đá.

Chúng ta hãy nhìn gần hơn mt chút vào điều này, và hỏi vì sao sự căng thẳng này lại quá sinh hoa trái như vậy. Lý do, tôi có thể nói, là việc đây chính là kết quả của một quyết định tựdo, Chúa hành động chủ yếu qua sự tự do của chúng ta, ngay cả khi sự trợ giúp của Ngài không bao giờ thất bại. Lòng thương xót là một vấn đề của sự tự do. Là một cảm nhận, nó tuôn trào cách tự nhiên. Khi chúng ta nói rằng nó thuộc về nội tại, thì dưng như là nó đồng nghĩa với “động vật”. Nhưng động vật thì không cảm nghiệm được lòng thương xót ”mang tính luân lý”, ngay cả khi một trong số chúng có thể cảm nghiệm được mội điều gì đó ging như lòng thương cảm, giống như một con chó trung thành luôn canh trực ở cảnh chủ nó. Lòng thương xót là một cảm xúc thuộc về nội tại nhưng nó cũng có thể là hoa trái của một sự hiểu biết chính xác mang tính tri thức – đáng kinh ngạc như mt tia sét nhưng không kém phức tập vì sự đơn giản của nó. Chúng ta cảm nhận được nhiều điều khi chúng ta cảm thấy đưc thương xót. Chúng ta hiểu, chẳng hạn như mt ngưi khác đang ở trong tình trạng tuyệt vọng, một hoàn cảnh giới hạn; một điều gì đó đang diễn ra thì lớn hơn cả tội lỗi và những thất bại của người ấy. Chúng ta cũng nhận thấy rằng ngưi khác là ngưi đồng loại của chúng ta, rằng chúng ta có thể ở trong hoàn cảnh của họ. Hoặc rằng sự dữ thì lớn lao là thế và là một điều tàn phá vốn không chỉ được sửa chữa bởi công lý... Tận trong sâu thẳm, chúng ta nhận thấy rằng điều cần thiết là một lòng thương xót vô biên, giống như lòng thương xót của Đức Kitô, để chữa lành hết mọi sự dữ và nỗi thống khổ mà chúng ta thấy trong đời sống của con người... Bất cứ điều gì ới mức này đu không đủ. Chúng ta có thể hiểu quá nhiều điu đơn giản bằng việc thấy ai đó đi chân không trên đường phố vào một buổi sáng giá lạnh, hoặc bằng việc chiêm ngắm Chúa bị đóng đinh trên thập giá – đối với tôi là thế!

Hơn thế, lòng thương xót có thể đưc đón nhn và nuôi dưỡng cách tự do, hoặc khước từ cách tự do. Nếu chúng ta chấp nhận lòng thương xót, thì điều này sẽ dẫn đến điều khác. Nếu chúng ta chọn lựa đ khước từ lòng thương xót, thì tâm hồn chúng ta sẽ trở nên nguội lạnh. Lòng thương xót làm cho chúng ta kinh nghiệm được sự tự do của chúng ta và, do đó, sự tự do của chính Thiên Chúa, là Đng, như Ngài đã nói với Mô-sê, là “thương xót vi ngưi mà Ngài xót thương (x. Đnl 5:10). Ngang qua lòng thương xót của Ngài Thiên Chúa thể hiện sự tự do của Ngài. Và chúng ta cũng thế, sự tự do của chúng ta.

Chúng ta có thể “hoạt động mà không có” lòng thương xót của Thiên Chúa trong một thời gian. Nói cách khác, chúng ta có thể c đi giữa cuộc sống mà không cần phải nghĩ về lòng thương xót một cách ý thức hoặc xin lòng thương xót một cách cụ thể. Rồi một ngày chúng ta sẽ nhận ra rằng “tất cả đều là lòng thương xót” và chúng ta sẽ khóc than cách đắng cay vì đã không biết về lòng thương xót sớm hơn, khi chúng ta cn đến lòng thương xót nhất!

Cảm giác này là một kiểu đau kh luân lý. Đó hoàn toàn là một sự nhận biết mang tính cá nhân là vào một thời điểm nhất đnh trong đời tôi, tôi sẽ quyết đnh đi một mình: tôi chọn lựa và tôi chọn lựa cách tồi tệ. Những điu như thế là những chiều sâu mà chúng ta phải chạm đến để cảm thấy buồn sầu vì tội lỗi của chúng ta và sự ăn năn thật sự của chúng ta. Bằng không, chúng ta sẽ thiếu sự tự do để thấy rằng tội lỗi đang nh hưởng lên toàn bộ đời sống của chúng ta. Chúng ta không nhận ra nỗi thống khổ của chúng ta, và do đó chúng ta sẽ thiếu mất lòng thương xót, là điều chỉ hoạt động trên nền tảng điều kiện ấy. Ngưi ta không đi đến một nhà thuốc và hỏi mua một viên thuốc aspirin vì lòng thương xót. Vì lòng thương xótchúng ta sẽ hỏi mua morphine, đ dùng cho ngưi đang bệnh cực nặng và đang quần quại vìđau đớn.

Trái tim mà Thiên Chúa hoà chung vào nỗi thống khổ luân lý này của chúng ta là trái tim của Đức Kitô, Con yêu dấu của Ngài, là trái tim đã đập cùng một nhịp với trái tim của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Đó là một trái tim chọn lựa con đường nhanh nhất và bưc đi. Lòng thương xót làm vấy bẩn đôi bàn tay của nó. Lòng thương xót chạm vào, có liên hệ đến, mắc kẹt với người khác, lòng thương xót mang tính cá nhân. Lòng thương xót không tiếp cận “các vụ việc” mà con người và nỗi đau của họ. Lòng thương xót ợt quá công lý; lòng thương xótmang lại sự hiểu biết và lòng thương cảm; nó dẫn đến sự dự phần vào. Ngang qua phẩm giá mà lòng thương xót mang lại, lòng thương xót vực dậy một ngưi mà ngưi khác đã cúi xuống để mang lại sự giúp đ. Người thể hiện lòng thương xót và người mà lòng thương xótđược thể hiện trở nên bình đẳng.

Đó là lý do vì sao mà Chúa Cha cần phải vui mừng, đ mọi sự có thể được khôi phục ngay lập tức, và con của Ngài có thể đt được lại phẩm giá đã bị đánh mất của mình. Sự nhận biết này làm cho phẩm giá này có khả năng nhìn đến tương lai theo một cách khác. Không phải lòng thương xót coi thường mối nguy khách quan mà sự dữ mang lại. Hơn thế, lòng thương xót sẽ lấy đi sức mạnh của sự dữ trên tương lai. Lòng thương xót lấy đi sức mạnh của sụ dữ trên sự sống, là điều sẽ tiếp tục tiến bước. Lòng thương xót là một sự thể hiện đúng đắn của sự sống đang chống lại sự chết, hoa trái đắng cay của tội lỗi. Như thế, lòng thương xót hoàn toàn là sáng suốt và không hề ngây ngô. Không phải là lòng thương xót mù quáng trước sự dữ; hơn thế, lòng thương xót thấy được cuộc sống này ngắn ngủi dường nào và tất cả mọi điều tốt lành vẫn đang được thực hiện. Đó là lý do vì sao mà thật quá quan trọng để tha thứhoàn toàn, đ ngưới khác có thể nhìn đến tương lai mà không lãng phí thời gian cho việc tự trả đũa và t thương hại về những sai lỗi trong quá khứ của họ. Trong việc bắt đu quan tâm đến người khác, chúng ta sẽ xem xét lại lương tâm ca chúng ta, và đến mức mà chúng ta giúp người khác, thì chúng ta cũng phạt tạ về sự sai trái mà chính bản thân chúng ta đã thực hiện. Lòng thương xót luôn luôn đi cùng với niềm hy vọng.

Để cho chính bản thân chúng ta được cuốn hút và đưc sai đi bi trái tim đang thổn thức của Chúa Cha là ở lại trong sự căng thẳng lành mạnh này của phẩm giá đáng xấu hổ. Để cho bản thân chúng ta được cuốn hút vào trái tim của Ngài, giống như máu đã bị làm cho ô nhơ trên hành trình trao ban sự sống của nó đối với những thái cực, đến mức Chúa có thể thanh luyện chúng ta và rửa chân chúng ta. Để cho bản thân chúng ta đưc sai đi, đầy tràn khí thở của Thần Khí, làm cho toàn bộ thân thể được sống, đặc biệt là những thanh viên ở xa cách nhất, mỏng giòn và bị tổn thương nhất.

Có lần có một linh mục đã nói với tôi về một ngưi trên đường phố đã kết thúc sự sống trong một viện tế bần. Ông đã bị sự đng cay thiêu đt và không tương giao vi người khác. Ông là một người có học thức, như sau này người ta phát hiện ra. Đôi khi, ngưi đàn ông này đã nhập viện vì chứng bệnh trầm kha. Ông nói với vị linh mục rằng khi ông ở đó, cảm thấy trống trải và tỉnh ngộ, ngưi đàn ông  giường bên cạnh đã đã nhờ ông dọn bô ở giưng ra và đnó đi. Li đề nghị đó từ một ngưi đang thực sự đang cn giúp đỡ, một người tệ hơn chính bn thân ông, đã mở mắt và trái tim ông ra trước một cảm thức mạnh mẽ của nhân loại, một lòng khao khát muốn giúp một ngưi khác và để cho bản thân ông được Thiên Chúa giúp đỡ. Một hành đng đơn giản của lòng thương xót đã đặt ông vào mối liên hệ với lòng thương xótvô biên. Việc ấy đã dẫn ông đến việc giúp đ người khác và, trong khi làm thế, chính ông cũng đưc giúp đ. Ông đã chết sau khi thực hiện việc xưng ti, và đã bình an.

Vì thế tôi để lại cho anh em dụ ngôn Người Cha nhân hậu, mà giờ đây chúng ta đã đi vào trong hoàn cảnh của ngưi con là ngưi đang cảm thấy dơ bn và được mặc đ đẹp, một tội nhân có phẩm giá, xấu hổ về chính bản thân nhưng lại tự hào về cha của mình. Dấu chỉ mà chúng ta đã đi vào trong đó là việc chính bản thân chúng ta giờ đây đang khao khát tr nên xót thương với hết mọi ngưi. Đây là ngọn lửa mà Chúa Giêsu đã đến để mang vào trong thế gian, môt ngọn lửa làm bùng cháy lên các ngọn lửa khác. Nếu tia lửa không bén cháy, thì nó sẽ trở thành một trong những hố sâu không thể liên lạc. Hoặc sự xấu hổ thái quá, điu đã thất bại bóc trần những sợi dây và thay vào đó t do xưng thú Tôi đã làm điu này hay điều kia”, vẫn được bảo vệ; hoặc phẩm giá thái quá, vốn chạm vào mọi thứ bằng những chiếcgăng tay.

Một sự thái quá của lòng thương xót

Cách duy nhất đối với chúng ta để trở nên “thái quá” trong việc đáp trả lại lòng thương xót thái quá của Thiên Chúa là trở nên hoàn toàn mở ra để lãnh nhận lòng thương xót và chia sẻcho người khác. Tin Mừng cho chúng ta nhiều trường hợp đáng chú ý về những ngưi đã đi đến sự thái quá để lãnh nhận lòng thương xót của Ngài. Có một người bị bại liệt mà bạn bè của ông đã thả ông từ trên mái nhà xuống đúng nơi mà Chúa Giêsu đang giảng dạy. Hoặc ngưi phong cùi đã bỏ 9 ngưi đng đội của mình để trở lại, lớn tiếng tôn vinh và tạ ơn Thiên Chúa, quì dưới chân Chúa. Hoặc người mù Bát-ti-mê mà tiếng kêu của ông đã làm cho Chúa Giêsu dừng lại trước ông. Hoặc người phụ nữ chịu căn bênh loạn huyết đang xấu hổ để chạm đến Chúa và đã chạm vào tua áo của Ngài; như Tin Mng đã cho chúng ta biết, Chúa Giêsu cảm thấy một sức mạnh – dynamis – “xuất phát” từ Ngài... Tất cả những trường hợp này là những trường hợp mà mối liên lạc đã thắp lên một ngọn lửa và đã khai mở một sức mạnh tích cực của lòng thương xót. Để rồi cũng thế, chúng ta có thể nghĩ về người phụ nữ tội lỗi, ngưi đã rửa chân Chúa bằng nước mắt của mình và lau khô bằng tóc; Chúa Giêsu đã thấy sự thể hiện thái quá về tình yêu của cô như là một dấu chỉ của việc cô đã lãnh nhận được lòng thương xót lớn lao. Người bình thường – các tội nhân, những người bệnh tật và những người bị quỷ ám – ngay lập tức được Chúa vực dậy. Ngài làm cho họ đi từ sự bị loại trừ đến việc được tháp nhập hoàn toàn, “từ sự bị xa cách đến sự vui mừng”. Và điều này chỉ có thể được hiểu trong chìa khoá của niềm hy vọng, trong chìa khoá tông đồ, torng chìa khoá của sự biết về lòng thương xót và rồi thể hiện lòng thương xót.

Chúng ta hãy kết thúc bằng việc cầu nguyện Kinh Magnificat của lòng thương xót, Thánh Vịnh 50 của Thánh Vương Đa-vít, mà chúng ta cầu nguyện vào mỗi Thứ Sáu và Giờ Kinh Sáng. Đó là Kinh Magnificat của “một tâm hồn khiêm tốn và tan nát” biết xưng thú tội lỗi của mình trước Thiên Chúa là Đấng, trong sự trung thành của Ngài, lớn lao hơn bất cứ một tội lỗi nào của chúng ta. Nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của ngưi con hoang đàng, vào thi đim mà, khi mong đợi sự tha thứ của Cha mình, anh khám phá ra rằng Cha anh đã tổ chức một buổi tiệc, chúng ta có thể hình dung anh đang cầu nguyện Thánh Vịnh 50. Chúng ta có thể cầu nguyện Thánh Vịnh này theo cách đi đáp với anh. Chúng ta có thể nghe anh nói: “Xin thương xót con, Lạy Chúa, theo lòng lân tuất của Ngài; theo tình thương của Ngài xin xoá sạch tội con”... Và bản thân chúng ta tiếp tục: “Tội lỗi con, con thật sự biết chúng, tội lỗi con luôn ở trước mặt con”. Và cùng nhau: “Lạy Cha, con đã phạm tội chống lại cha, chống lại một mình Cha mà thôi”.

Chớ gì lời cầu nguyện của chúng ta xuất phát từ sự căng thẳng nội tâm ấy vốn làm thắp lên lòng thương xót, sự căng thẳng giữa người xấu hổ khi nói: “Ôi, xin thanh tẩy con, thì con sẽđược sạch sẽ; Ôi, xin rửa con, tì con sẽ được trắng hơn tuyết”. Một niềm tin vốn mang tính tông đồ: “Xin ban lại cho con niềm vui của sự trợ giúp của Ngài; tinh thần nhiệt thành nuôi dưng con, để con biết dạy cho các tội nhân đường lối của Ngài, những kẻ tội lỗi biết trở về với Ngài”.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)

 


Văn Kiện Giáo Hội