ĐGH Phanxicô - Bài Suy Niệm Tĩnh Tâm Năm Thương Xót Dành Cho Linh Mục - Bài 2: Chiếc Bình Của Lòng Thương Xót

Chiếc bình của lòng thương xót là tội lỗi của chúng ta. Tội lỗi của chúng ta giống như một cái rây, hay một chiếc thùng bị rò rỉ, mà từ đó ân sủng sẽ nhanh chóng nhỏ xuống. “Vì dân Ta đã phạm hai tội: chúng đã bỏ Ta là mạch nước trường sinh để làm những hồ nứt rạn, không giữ được nước” (Gr 2:13). Đó là lý do vì sao Chúa đã phải dạy Phêrô sự cần thiết phải “tha bảy mươi lần bảy”. Thiên Chúa luôn tha thứ, ngay cả khi Ngài thấy thật khó để ân sủng của Ngài bén rễ vào nơi mảnh đất khô cằn và sỏi đá của tâm hồn chúng ta. Ngài không bao giờ ngừ gieo lòng thương xót của Ngài và sự tha thứ của Ngài.

Tâm hồn được tái tạo

Chúng ta hãy suy xét kĩ ở lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn luôn “lớn hơn” ý tức về tội lỗi của chúng ta. Chúa không bao giờ mỏi mệt tha thứ cho chúng ta; thực ra, Ngài đổi mới các bầu da mà trong đó chúng ta nhận được sự tha thứ ấy. Ngài dùng một bầu da mới cho một loại rượu mới của lòng thương xót của Ngài, không phải là một bầu đã rách hay cũ. Bầu da ấy là chính lòng thương xót: lòng thương xót của Ngài, điều mà chúng ta kinh nghiệm và rồi thể hiện trong việc giúp người khác. Một tâm hồn đã biết đến lòng thương xót thì không cũ kĩ và rách nát, mà mới mẻ và được tái tạo. Đó là tâm hồn mà Vua Đa-vít đã cầu xin: “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ” (Tv 50:12).

Tâm hồn ấy, được tái tạo lại, là một chiếc bình tốt; nó không còn bị bể hay rò rỉ nữa. Phụng vụ vang vọng lại lời xác tín đầy chân thành của Giáo Hội trong lời kinh nguyện theo sau bài đọc thứ nhất của Lễ Vọng Phục Sinh: “Lạy Thiên Chúa là Đấng đã tạo nên vũ trụ này cách kỳ diệu, lại còn kỳ diệu hơn nữa khi tái tạo lại vũ trụ trong ơn cứu chuộc”. Trong kinh nguyện này, chúng ta khẳng định rằng cuộc sáng tạo thứ hai thậm chí còn kỳ diệu hơn cuộc sáng tạo thứ nhất. Cuộc sáng tạo của chúng ta là một tâm hồn ý thức về việc được tái tạo nhờ vào hoà nhập của sự nghèo nàn của nó và sự tha thứ của Thiên Chúa; đó là một “tâm hồn đã được bày tỏ lòng thương xót và thể hiện lòng thương xót”. Tâm hồn này cảm nhận được dầu của ân sủng đổ tràn trên các vết thương của nó và tình trạng tội lỗi của nó; tâm hồn này cảm nhận được lòng thương xót làm cho suy giảm tội lỗi của nó, tưới vào sự khô cằn của nó bằng tình yêu và thắp sáng lại niềm hy vọng của nó. Với cùng một ân sủng, khi ấy nó sẽ tha thứ cho những tội nhân khác và đối xử với họ bằng lòng thương cảm, lòng thương xót này bén rễ trong mảnh đất tốt, nơi mà nước không bị chảy ra ngoài mà ngấm vào và mang lại sự sống.

Những người thực hành tốt nhất lòng thương xót này biết sửa các sai lầm này là những người biết rằng chính họ được tha thứ và được sai đi để giúp đỡ người khác. Chúng ta thấy điều này với các nhà tư vấn nghiện: những người đã vượt thắng được cơn nghiện của họ thường là những người có thể hiểu, trợ giúp và thách đố tốt nhất những người khác. Cũng thế, những nhà giải tội tốt nhất thường chính họ là những người hoán cải tốt. Hầu như tất cả các vị đại thánh là những đại tội nhân, hoặc như Thánh Therese, biết rằng chính bởi ân sủng thuần tuý mà các Ngài không phạm tội.

Chiếc bình thực sự của lòng thương xót, do đó, là lòng thương xót mà mỗi người chúng ta đã lãnh nhận và đã tạo nên ở trong chúng ta một quả tim mới. Đây là “bầu da mới” mà Chúa Giêsu muốn nói đến (x. Lc 5:37), “vết ghẻ được chữa lành”.

Ở đây chúng ta đi sâu hơn nữa vào trong mầu nhiệm Chúa Con, Chúa Giêsu, Đấng là lòng thương xót nhập thể của Chúa Cha. Ở đây chúng ta cũng có thể thấy một biểu tượng rõ ràng của chiếc bình của lòng thương xót ở nơi những vết thương của Chúa phục sinh. Những vết thương này nhắc nhớ chúng ta rằng những dấu vết của tội lỗi chúng ta, đã được Thiên Chúa tha thứ, không bao giờ hoàn toàn chữa lành hay biến mất; chúng vẫn cứ tồn tại như những vết sẹo. Những vết sẹo thì nhạy cảm; chúng không làm cho đau, nhưng chúng nhắc chúng ta về những vết thương của riêng chúng ta. Lòng thương xót của Thiên Chúa thì ở trong những vết sẹo này. Ở trong những vết sẹo của Đức Kitô phục sinh, những dấu vết của những vết thương ở đôi bàn tay và chân của Ngài nhưng cũng ở trong trái tim bị đâm thâu của Ngài, chúng ta thấy ý nghĩa thật sự của tội lỗi và ân sủng. Khi chúng ta chiêm ngắm trái tim bị thương tích của Chúa, chúng ta thấy chính bản thân mình được phản chiếu ở nơi Ngài. Trái tim của Ngài, và của chúng ta, là giống nhau: cả hai đều đã bị thương và đã phục sinh. Nhưng chúng ta biết rằng trái tim của Ngài là tình yêu tinh ròngvà đã bị tổn thương vì nó muốn thế; trái tim của chúng ta, mặt khác, là vết thương thuần tuý, trái tim đã được chữa lành vì nó để cho chính nó được yêu thương.

Chúng ta có thể hưởng nhờ từ việc chiêm ngắm người khác là những ngườ đã để cho trái tim của họ được tái tạo bởilòng thương xót và bởi việc nhìn thấy “chiếc bình” mà trong đó họ đã lãnh nhận lòng thương xót ấy. Phaolô đã lãnh nhận lòng thương xót trong chiếc bình cay nghiệt và khô cứng của sự phán xét của ông, đã được hình thành bởi Lề Luật. Sự kết án hà khắc của Ngài biến Ngài thành một người bách hại. Lòng thương xót biến đổi Ngài quá nhiều đến mức Ngài đã tìm kiếm những người ở xa, từ thế giới dân ngoại, và, đồng thời thể hiện một sự hiểu biết và lòng thương xót lớn lao cho những người đang ở trong tình trạng giống như Ngài đã từng là. Thánh Phaolô đã sẵn sàngđể trở thành một người bị loại bỏ, miễn là Ngài có thể cứu được dân của Ngài. Cách tiếp cận của Ngài có thể tóm lược lại thế này: Ngài đã không kết án chính bản thân Ngài, mà thay vào đó để cho bản thân Ngài được công chính hoá bởi một Thiên Chúa Đấng lớn hơn cả lương tâm của Ngài, khẩn xin đến Chúa Giêsu như là Đấng bào chữa trung tín mà không ai có thể tách ra khỏi tình yêu của Ngài. Sự hiểu biết của Phaolô về lòng thương xót vô điều kiện của Thiên Chúa là triệt để. Sự nhận biết của Ngài là lòng thương xót của Thiên Chúa vượt thắng vết thương nội tâm khiến ta lệ thuộc vào hai lề luật, luật của xác thịt và luật của Thần Khí, là hoa trái của một tư tưởng mở ra cho chân lý tuyệt đối, đã bị thương tích ở nơi mà Lề Luật và Ánh Sáng trở thành một cái bẫy. “Cái gai” nổi tiếng mà Chúa đã không lấy đi khỏi Phaolô là chiếc bình mà trong đó Ngài lãnh nhận lòng thương xót của Thiên Chúa (x. 2 Cr 12:7).

Phêrô lãnh nhận lòng thương xót trong sự giả định về việc là một người có cảm thức tốt. Ngài có lý với một sự khôn ngoan đúng nghĩa và thực tế của một ngư phủ là người biết từ kinh nghiệm khi nào thì thả lưới và khi nào thì không. Nhưng Ngài cũng có lý khí, trong sự phấn chấn của Ngài trước việc đi trên mặt nước và bắt được mẻ cá lạ lùng, Ngài đã bị sa lầy với chính mình và nhận ra rằng Ngài phải xin sự trợ giúp từ Đấng duy nhất có thể cứu Ngài. Thánh Phêrôđã được chữa lành khỏi vết thương sâu thẳm nhất trong tất cả mọi vết thương, vết thương của việc khước từ bạn hữu của Ngài. Có lẽ lời quở trách của Phaolô, là người đã đối chất với Phêrô về sự hai lòng của Ngài, có liên quanđến điều này; có lẽ Phaolô cảm thấy là Ngài đã tồi tệ hơn “trước khi” biết Đức Kitô, trong khi đã chối Đức Kitô, sau khi biết Ngài... Tuy nhiên, một khi Phêrô đã được chữa lành khỏi vết thương ấy, thì Ngài lại trở thành một vị mục tử đầy xót thương, một đá tảng vững vàng mà người ta có thể luôn luôn xây dựng trên đó, bởi vì đó là một hòn đá yếu đuối đã được chữa lành, chứ không phải là hòn đá cản đường. Trong Tin Mừng, Phêrô là một môn đệ mà Chúa thường sửa lỗi nhiều nhất. Chúa Giêsu luôn sửa lỗi Ngài, cho đến tận cùng: “Việc gì đến anh? Hãy theo Thầy!” (Ga 21:22). Truyền thống dạy cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã hiện ra một lần nữa với Phêrô khi Ngài chạy trốn khỏi Rôma. Hình ảnh Phêrô chịu đóng đinh đầu ngược xuống đất có lẽ diễn tả tốt nhất chiếc bình này của một người cứng đầu là người để được thể hiện lòng thương xót, đã hạ mình xuống đến mức làm chứng tối hậu cho tình yêu của Ngài cho Chúa. Thánh Phêrô đã không muốn kết thúc cuộc sống của Ngài bằng câu nói: “Tôi đã học được bài học”, mà hơn thế, “Bởi vì đầu tôi không bao giờ đi theo đúng hướng, nên tôi sẽ đặt nó xuống dưới cùng”. Điều Ngài đặt lên đầu là đôi chân của Ngài, đôi chân mà Chúa đã rửa sạch. Đối với Phêrô, đôi chân này là chiếc bình mà trong đó Ngài đã nhận lấy lòng thương xót của Bạn Hữu và Thiên Chúa của Ngài.

Gioan đã được chữa lành trong sự kiêu hãnh của Ngài vì muốn khiến lửa tiêu diệt sự dữ. Ngài vốn là “con của thần sấm” (Mc 3:17) lại kết cục khi viết cho “những người con bé nhỏ” và dường như giống như một người ông nhân từ chỉ nói về tình yêu.

Augustine đã được chữa lành trong sự hối tiếc vì đã trở thành người đến sau: “Con đã yêu Chúa quá muộn màng”. Ngài đã tìm ra được cách thế sáng tạo và đầy tình yêu để đền bù cho thời gian mất mát bằng việc viết cuốn Tự Thuật của Ngài.

Phanxicô đã cảm nghiệm được lòng thương xót trong nhiều thời điểm của đời Ngài. Có lẽ chiếc bình dứt khoát, đã trở nên những vết thương thật, vốn không phải là việc hôn người phong cùi, kết hôn với Phụ Nữ Nghèo hoặc cảm thấy chính bản thân Ngài là một người anh em của mọi tạo vật, cho bằng là kinh nghiệm của việc coi sóc Nhà Dòng mà Ngài đã thành lập trong sự thinh lặng xót thương. Thánh Phanxicô đã nhìn thấy anh em của Ngài chia rẽ ngày chính dưới lá cờ nghèo. Ma quỷ đã làm cho chúng ta cãi nhau giữa chúng ta, bảo vệ cả những điều thánh thiện nhất“bằng một tinh thần của ma quỷ”.

I-nha-xi-ô đã được chữa lành trong sự hư vinh của Ngài, và nếu đó là chiếc bình, thì chúng ta có thể thoáng nhìn thấy lòng khao khát hư vinh của Ngài là lớn biết bao, điều đã được tái tạo trong những nỗ lực quyết liệt của Ngài để tìm kiếm vinh quang lớn lao hơn của Thiên Chúa.

Trong cuốn Nhật Ký của Một Linh Mục Miền Quê, Bernanos kể lại cuộc đời của một linh mục bình thường, được gợi hứng từ cuộc đời của Cha Sở Họ Arcs. Có hai đoạn tuyệt vời mô tả những suy tư của vị linh mục trong những giây phút cuối cùng của cơn bệnh ngoài mong đợi của Ngài: “Xin Thiên Chúa ban cho con ân sủng trong những tuần sau cùng này để tiếp tục chăm sóc giáo xứ... Nhưng con sẽ ít nghĩ về tương lai hơn, con sẽ làm việc trong hiện tại. Con cảm thấy con việc như thế là ở trong sức của con. Vì con chỉ thành công trong những việc nhỏ, và khi con bị thử thách bởi lo âu, con buộc phải nói rằng chính những việc nhỏ sẽ giải thoát con”. Ở đây chúng ta thấy một chiếc bình nhỏ của lòng thương xót, một chiếc bình có liên hệ đến niềm vui nhỏ bé của đời sống mục vụ của chúng ta, nơi mà chúng ta lãnh nhận và ban phát lòng thương xót vô biên của Chúa Cha trong những cử chỉ bé nhó.

Một đoạn khá nói: “Tất cả giờ đã qua đi. Sự thiếu tin tưởng xa lạ mà tôi có về chính bản thân mình, về chính hữu thể của tôi, đã trôi đi. Tôi tin tưởng luôn mãi. Mâu thuẫn ấy giờ đã chấm dứt. Tôi không thể hiểu nó nữa. Tôi hoà giải với chính mình, với người nghèo, cái vỏ bọc nghèo nàn của tôi. Thật dễ dàng biết bao để ghét bỏ chính mình. Ân sủngđúng nghĩa là lãng quên. Nhưng nếu sự kiêu hãnh có thể chết ở nơi chúng ta, thì ân sủng tối thượng sẽ là yêu thương chính bản thân trong tất cả sự đơn sơ – như một người có thể yêu bất kỳ ai trong số những người mà chính bản thân họ đang chịu đau khổ và được yêu thương trong Đức Kitô”. Đây là chiếc bình: “yêu thương bản thân trong tất cả sự đơn giản, như người ta có thể yêu bất kỳ ai trong số những người mà chính bản thân họ đang chịu đau khổ và được yêu thương trong Đức Kitô”. Đó là một chiếc bình bình thường, giống như chiếc bình cũ kĩ mà chúng ta có thể mượn thậm chí từ người nghèo.

Chân Phúc José Gabriel del Rosario Brochero, một linh mục người Argentina sẽ sớm được phong thánh, “đã để cho trái tim của Ngài được lòng thương xót Chúa hình thành”. Cuối cùng, chiếc bình của Ngài là thân thể phong cùi của Ngài. Ngài muốn chết trên lưng ngựa, băng qua một dòng suối ở miền núi trên đường đi xức dầu cho một bệnh nhân. Trong số những điều sau cùng Ngài nói là: “Không có vinh quang tối hậu trong cuộc sống này”; “Tôi thật vui với điều mà Thiên Chúa đã thực hiện với tôi khi nói đến tầm nhìn của tôi, và tôi tạ ơn Ngài về điều đó. Trong khi tôi có thể phục vụ người khác, thì Ngài giữ cho các giác quan của tôi được toàn vẹn và khoẻ mạnh. Hôm nay, khi tôi không còn có thể làm như thế nữa, thì Ngài đã lấy đi một trong những giác quan của tôi. Trong thế giới này không có vinh quang tối hậu, và chúng ta lại có quá đủ sự khốn cùng”. Thường thì công việc của chúng ta vẫn chưa hoàn tất, vì thế hãy bình an với điều vẫn luôn là ân sủng. Tất cả chúng ta hãy để cho “mọi thứ qua đi”, để Chúa có thể chúc lành và làm hoàn thiện chúng. Chúng ta đừng qua lo lắng. Bằng cách này, chúng ta có thể mở ra cho nỗi đau và niềm vui của anh chị em của chúng ta. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận thường nói rằng, trong nhà tù, Thiên Chúa đã dạy Ngài cách phân biệt giữa “việc của Thiên Chúa”, việc mà Ngài đã tận tuỵ trong đời sống tự do của Ngài khi còn là linh mục và giám mục, và chính Thiên Chúa, Đấng mà Ngài đã tận hiến trong suốt thời gian tù đày của Ngài” (Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá, Pauline Books and Media, 2003).

Mẹ Maria là chiếc bình và nguồn thương xót

Bước lên bậc thang của các thánh trong việc theo đuổi các chiếc bình thương xót của chúng ta, cuối cùng chúng ta gặp gỡ Đức Mẹ. Mẹ là chiếc bình thật đơn giản nhưng hoàn hảo vừa lãnh nhận vừa ban phát lòng thương xót. Tiếng “xin vâng” tự do của Mẹ trước ân sủng thì trái nghịch rất nhiều với tội lỗi vốn dẫn đến sự sa ngã của đứa con hoang đàng. Lòng thương xót của Mẹ là của rất riêng Mẹ, và rất của riêng chúng ta và rất của riêng Giáo Hội. Như Mẹ đã nói trong Kinh Magnificat, Mẹ biết rằng Thiên Chúa đã đoái nhìn đến sự khiêm nhường của Mẹ và Mẹ nhận biết rằng lòng thương xót của Ngài là từ đời nọ tới đời kia. Mẹ Maria có thể thấy hoạt động của lòng thương xót này và Mẹ cảm thấy “được đón nhận”, cùng với toàn thể dân Israel, bởi lòng thương xót. Mẹ trân quí trong trái tim Mẹ ký ức và lời hứa của lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với dân Ngài. Lời Kinh Magnificat của Mẹ là lời kinh của một tâm hồn tinh tuyền và đầy tràn vốn nhìn thấy hết được lịch sử và cá nhân mỗi người bằng lòng thương xót của người mẹ.

Trong thời gian tôi được ở một mình với Mẹ Maria trong chuyến thăm của tôi đến Mexico, khi tôi nhìn lên Mẹ, Đức Trinh Nữ Guadalupe và tôi để cho cái nhìn của Mẹ dành cho tôi, tôi cầu nguyện cho anh em, các linh mục thân mến, để trở thành những mục tử tốt của các linh hồn. Trong bài diễn văn của tôi trước các giám mục, tôi đã đề cập rằng tôi thường suy tư về mầu nhiệm của cái nhìn của Mẹ Maria, sự dịu dàng và ngọt ngào của cái nhìn ấy vốn mang lại cho chúng ta sự can đảm để mở lòng chúng ta ra trước lòng thương xót của Thiên Chúa. Giờ đây tôi muốn cùng với anh em suy tư về một số cách mà Mẹ “nhìn” cách riêng vào các linh mục, vì ngang qua chúng ta Mẹ muốn nhìn vào dân của Mẹ.

Cái nhìn của Mẹ Maria làm cho chúng ta cảm thấy cái ôm mẫu tử của Mẹ. Mẹ tỏ cho chúng ta thấy rằng “chỉ có sức mạnh duy nhất có thể chiến thắng được trái tim con người là sự dịu dàng của Thiên Chúa. Điều làm cho vui thích và cuốn hút, khiêm tốn và vượt thắng, mở ra và giải thoát không phải là sức mạnh của các công cụ hoặc sức mạnh của lề luật, mà hơn thế là sự yếu đuối toàn năng của tình yêu thánh, vốn là một sức mạnh không thể cưỡng lại được của sự dịu dàng của tình yêu ấy và lời hứa không thể vãn hồi của lòng thương xót” (Diễn Văn trước HĐGM Mexico,13/02/2016). Điều mà người dân tìm thấy trong đôi mắt của Mẹ Maria là “một chốn nghỉ ngơi nơi mà người dân, trong khi vẫn mồ côi và vô thừa hưởng, vẫn có thể tìm thấy một nơi cư trú, một mái nhà”. Và điều có liên hệ với cách mà Mẹ “nhìn” – đôi mắt của Mẹ mở ra một không gian đang mời gọi, không giống viên quan án hay một viên sĩ quan. Nếu đôi khi người ta nhận ra cái nhìn của họ đã trở nên chai đá, rằng họ có khuynh hướng nhìn vào người khác bằng sự phiền toái và lạnh lùng, thì họ có thể trở về với Mẹ trong sự khiêm tốn chân thành. Vì Mẹ có thểs gỡ bỏ hết mọi “chiếc vảy mắt” vốn ngăn họ khỏi việc nhìn thấy Đức Kitô ở nơi linh hồn của người khác. Mẹ có thể gỡ bỏ chứng cận thị vốn không nhìn thấy những nhu cầu của người khác, vốn là những nhu cầu của Chúa nhập thể, cũng như là chứng viễn thị vốn không thể thấy chi tiết, “dòng chữ nhỏ”, nơi mà những điều quan trọng được viết ra trong đời sống của Giáo Hội và của gia đình.

Một khía cạnh khác của cái nhìn của Mẹ Maria có liên hệ đến việc đan dệt. Mẹ Maria nhìn “bằng việc đan dệt”, bằng việc tìm cách để đem lại sự tốt lành từ tất cả mọi điều mà người dân của Mẹ đặt dưới chân Mẹ. Tôi nói với các giám mục Mexico rằng, “trong chiếc màn của linh hồn đất nước Mexico, với sợi chỉ mang những nét đặc tính mestizo của nó, Thiên Chúa đã đan dệt ở nơi Mẹ Maria diện mạo mà qua đó Ngài muốn được người dân biết đến”. Một vị thầy về thiêng liêng đã dạy chúng ta rằng “bất cứ điều gì được nói về Mẹ Maria thì một cách đặt biệt cũng nói về Giáo Hội hoàn vũ và về mỗi linh hồn cách cá nhân” (x. Isaac Stella, Serm. 51: PL 194, 1863). Nếu chúng ta thấy cách Thiên Chúa đan dệt nên diện mạo và hình thượng Mẹ Guadalupe vào chiếc áo choàng của Juan Diego, chúng ta có thể chiêm niệm cách mà Ngài đang đan dệt nên linh hồn chúng ta và đời sống của toàn thể Giáo Hội.

Người ta nói rằng thật không thể nhìn thấy cách mà linh ảnh Mẹ Guadalupe được “vẽ”; dường như một cách nào đó nó được “in dấu”. Tôi thích nghĩ rằng phép là không chỉ là việc bức ảnh được in dấu hay vẽ, mà là việc toàn bộ chiếc áo đã được tái tạo, biến đổi từ đầu đến cuối. Mỗi đường chỉ - những sợi chỉ của lá cây lô hội mà những người phụ nữ đã học từ thời thơ ấu để đan nên những chiếc áo tốt nhất của họ - đã được biến đổi ngay đúng nơi của nó, và, được đan xen với những chi tiết khác, làm tỏ lộ diện mạo Mẹ chúng ta, sự hiện diện của mẹ và hoàn cảnh xung quanh.Lòng thương xót của Thiên Chúa thực hiện điều tương tự. Lòng thương xót không “hoạ” lại chúng ta thành một diện mạo xinh đẹp, hoặc vẽ lại thực tại về việc chúng ta là ai. Hơn thế, với mỗi sợi chỉ của sự nghèo nàn và tội lỗi của chúng ta, đan dệt với tình yêu của Chúa Cha, nó cũng đang dệt nên chúng ta để linh hồn chúng ta được đổi mới và khôi phục lại hình ảnh thực của nó, hình ảnh của Chúa Giêsu. Vì vậy hãy là những linh mục “biết noi gương sự tự do này của Thiên Chúa, Đấng chọn người khiêm nhường để mạc khải sự cao cả của dung mạo của Ngài, các linh mục biết noi theo sự nhẫn nại của Thiên Chúa bằng việc đan dệt nên một nhân loại mới mà đất nước anh em đang đợi chờ bằng sợi chỉ tinh hảo của tất cả những người mà anh em gặp gỡ. Đừng rơi vào cơn cám dỗ để đi đâu đó, như thể tình yêu của Thiên Chúa không đủ mạnh để mang lại một sự thay đổi” (Diễn Văn trước HĐGM Mexico,13/02/2016).

Một khía cạnh thứ ba là khía cạnh về sự quan tâm chú ý. Cái nhìn của Mẹ Maria là một trong những sự chú ý hoàn hảo. Mẹ bỏ mặc mọi thứ khác phía sau, và chỉ bận tâm đến người đang ở trước Mẹ. Giống như một người mẹ, Mẹdành hết tất cả sự lắng nghe cho đứa con đang có điều gì đó muốn nói với Mẹ. “Như truyền thống tuyệt vời của Guadalupe dạy cho chúng ta, Đức Mẹ Nâu trân quý cái nhìn của tất cả mọi người nhìn lên Mẹ; Mẹ phản chiếu diện mạo của tất cả mọi người đến với Mẹ. Có một điều gì đó độc nhất trong diện mạo của mọi người đến với chúng ta để tìm kiếm Thiên Chúa. Chúng ta cần nhận ra điều này, mở lòng chúng ta ra và thể hiện sự quan tâm dành cho họ. Chỉ một Giáo Hội biết quan tâm chú ý đến tất cả mọi người đến gõ cửa nhà mình thì mới có thể nói cho họ về Thiên Chúa. Trừ khi chúng ta có thể nhìn vào nỗi đau khổ của người dân và nhận ra được những nhu cầu của họ, nếu không thì chúng ta sẽ chẳng có gì để cho họ. Những sự giàu có mà chúng ta sở hữu chỉ chảy tràn khi chúng ta thật sự đáp ứng những nhu cầu của người khác, và cuộc gặp gỡ này diễn ra cách cụ thể trong tâm hồn của chúng ta trong tư cách là các mục tử” (ibid). Tôi xin các giám mục của anh em hãy chú ý đến anh em, các linh mục của họ, và đừng để anh em “chơ vơ trước sự cô đơn và sự bỏ rơi, dễ dàng làm mồi cho tinh thần thế tục đang gặm nhắm tâm hồn” (ibid). Thế giới đang theo dõi chúng ta sát sao, để “cắn xé” chúng ta, để biến chúng ta thành những người tiêu thụ... Tất cả chúng ta cần chú ý, một cái nhìn của sự quan tâm đúng đắn. Như tôi đã nói với các giám mục: “Hãy chú ý và hãy học hiểu diện mạo của các linh mục của anh em, để vui với họ khi họ cảm thấy niềm vui của việc kể lại tất cả mọi việc mà họ ‘đã làm và dạy’ (Mc 6:30). Cũng đừng lùi bước khi họ bị hạ nhục và chỉ có thể khóc vì họ ‘đã chối Chúa’ (x. Lc 22:61-62). Hãy mang lại sự hỗ trợ của anh em, trong sự hiệp thông với Đức Kitô, bất cứ khi nào một trong số họ, bị nản lòng, đi ra cùng với Giu-đa vào ‘ban đêm’ (x. Ga 13:30). Trong những hoàn cảnh này sự quan tâm phụ tử của anh em dành cho các linh mục của anh em phải không bao giờ được thiếu. Hãy khích lệ sự hiệp thông giữa họ; hãy tìm cách rút ra điều tốt nhất nơi nọ, và hãy đưa họ vào danh sách những dự án lớn lao, vì trái tim của một người tông đồ không được tạo nên cho những điều nhỏ bé” (ibid).

Sau cùng, cái nhìn của Mẹ Maria là “toàn diện”, đón nhận tất cả. Cái nhìn ấy qui tụ mọi thứ lại: quá khứ của chúng ta, hiện tại và tương lai của chúng ta. Cái nhìn ấy không phân mảnh hay nửa vời: lòng thương xót có thể thấy được toàn thể mọi sự và nắm bắt lấy điều gì là thiết yếu nhất. Tại Cana, Mẹ Maria đã “đồng cảm” thấy trước được việc thiếu rượu trong tiệc cưới có nghĩa là gì và Mẹ đã xin Chúa Giêsu giải quyết vấn đề, mà không một ai chú ý đến. Chúng ta có thể thấy toàn bộ đời sống linh mục của chúng ta một cách nào đó “đã được thấy trước” bởi lòng thương xót của Mẹ Maria; Mẹ nhìn thấy trước điều mà chúng ta thiếu và cung cấp những điều ấy. Nếu có bất kỳ một “loại rượu ngon” nào hiện diện trong đời sống của chúng ta, thì không phải do bởi công đức của chúng ta mà là “lòng thương xót tiên liệu” của Mẹ. Trong Kinh Magnificat, Mẹ loan báo cách mà Chúa “đã đoái nhìn đến phận hèn tôi tớ Mẹ” và “nhớ lại giao ước của lòng thương xót của Ngài”, một “lòng thương xót thể hiện từ đời nọ đến đời kia” cho người nghèo và người bị chà đạp. Đối với Mẹ Maria, lịch sử là lòng thương xót.

Chúng ta có thể kết thúc bằng việc đọc kinh Lạy Nữ Vương. Những lời của kinh nguyện này là sống động với mầu nhiệm của Kinh Magnificat. Mẹ Maria là Mẹ của lòng thương xót, sự sống của chúng ta, sự dịu ngọt và niềm hy vọng của chúng ta. Đôi mắt thương xót của mẹ chắc chắn là chiếc bình cao cả nhất của lòng thương xót, vì cái nhìn củađôi mắt ấy giúp chúng ta uống trong sự nhân từ và tốt lành ấy điều mà chúng ta đang đói với một lòng khao khát mà một cái nhìn của tình yêu mà thôi cũng đủ làm no thoả. Đôi mắt của lòng thương xót của Mẹ cũng giúp chúng ta thấy được lòng thương xót của Thiên Chúa đang hoạt động trong lịch sử nhân loại và tìm kiếm Chúa Giêsu ở nơi những diện mạo của anh chị em chúng ta. Ở nơi Mẹ Maria, chúng ta có được thoáng nhìn về đất hứa – Vương Quốc của lòng thương xót được Thiên Chúa thiết lập – đã hiện iện trong đời này vượt ra khỏi cuộc lưu đày mà tội lỗi dẫn chúng ta vào. Từ bàn tay của Mẹ và dưới cái nhìn của Mẹ, chúng ta có thể vui mừng loan báo sự cao cả của Thiên Chúa.Đối với Mẹ Maria chúng ta có thể nói: Linh hồn tôi ngợi nghen Đức Chúa, vì Ngài đã đoái nhìn đến phận hèn và khiêm tốn của tôi tớ Ngài. Con thật diễm phúc, đã được thứ tha. Lòng thương xót của Ngài, lạy Chúa, Chúa đã tỏ cho các thánh của Chúa và cho hết dân trung thành của Chúa, Chúa cũng đã tỏ cho con. Con đã bị lạc, chỉ tìm kiếm chính bản thân con, trong sự kiêu ngạo của tâm hồn con, nhưng con chẳng tìm thấy vinh quang. Vinh quang duy nhất của con là Mẹ của Chúa đã ôm lấy con, bao bọc con bằng áo choàng của Mẹ, và đưa con vào trái tim Mẹ. Con muốn được yêu thương như một trong những người bé mọn của Chúa. Con muốn được nuôi dưỡng bằng bánh của Chúa mà mọi người đói khát Chúa được nuôi dưỡng. Xin hãy nhớ, lạy Chúa, giao ước thương xót của Chúa với các con trai của Chúa, các linh mục của dân Chúa. Với Mẹ Maria, xin cho chúng con thành dấu chỉ và bí tích của lòng thương xót Chúa”.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)

 


Văn Kiện Giáo Hội