Bài Giảng Của Đức Giáo Hoàng Bày Tỏ Sự Ủng Hộ Cho Các Tín Hữu Đón Nhận Các Bí Tích Và Đến Nhà Thờ

 

Toàn văn bài giảng

 [bản dịch của ZENIT's Virginia Forrester]

Ngày 17-4-2020

Các môn đệ là những người đánh cá: thật vậy, Chúa Giêsu đã gọi họ khi họ đang làm việc. An-rê và Phê-rô đang vá lưới. Họ bỏ lưới và đi theo Chúa Giêsu (Mat-thêu 4: 18-20). Với Gioan và Gia-cô-bê cũng vậy: họ bỏ cha và những người làm việc với họ và đi theo Đức Giê-su (Mat-thêu 4: 21-22). Thật vậy, lời mời gọi xẩy ra khi họ đang làm công việc ngư dân. Và đoạn Tin mừng hôm nay, phép lạ này, phép lạ về mẻ lưới kỳ diệu, khiến chúng ta nghĩ đến một mẻ lưới kỳ diệu khác, mà Lu-ca kể lại (Luca 5: 1-11), điều tương tự cũng xảy ra ở đó. Họ đã kéo lưới, họ nghĩ rằng họ không bắt được con cá nào. Sau khi họ ngừng nói, Chúa Giê-su nói: “Hãy quăng lưới vào chỗ sâu” – “Chúng tôi làm việc suốt đêm và không được gì cả!” "Đi." Tin tưởng vào lời nói của Ngài – Phê-rô nói – “Tôi sẽ thả lưới”. Thật là một mẻ rất nhiều cá - theo Tin Mừng – đến độ “họ kinh ngạc” (Luca 5: 9) bởi phép lạ đó. Hôm nay, trong mẻ cá này, không thấy nói về sự ngạc nhiên. Người ta thấy một sự tự nhiên nhất định, người ta thấy có sự tiến bộ, một con đường được bao phủ trong sự hiểu biết về Chúa, trong sự thân mật với Chúa; Tôi sẽ nói đúng từ: sự thân tình với Chúa. Khi Gioan thấy điều này, ông nói với Phê-rô: “Chúa đó!”, Và Phê-rô mặc quần áo nhảy xuống nước để đến với Chúa (Gioan 21: 7). Lần đầu tiên, ông quỳ xuống trước mặt Ngài và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!" (Luca 5: 8). Lần này ông không nói gì, ông tự nhiên hơn. Không ai hỏi: “Ngài là ai?”. Họ biết đó là Chúa, cuộc gặp gỡ với Chúa là điều tự nhiên; Sự thân tình của các Tông đồ với Chúa đã lớn lên.

Kitô hữu chúng ta cũng vậy, trong hành trình cuộc đời, chúng ta ở trong tình trạng bước đi, tiến tới trong sự thân quen với Chúa. Tôi có thể nói, Chúa là một điều gì đó “trong tầm tay”, nhưng “trong tầm tay” vì Ngài tiến bước với chúng ta; chúng ta biết đó là Ngài. Không có ai ở đây hỏi Ngài: “Ngài là ai?”. Họ biết đó là Chúa. Sự thân thiết của Ki-tô hữu là sự thân thiết hàng ngày với Chúa. Và, không nghi ngờ gì, họ đã ăn sáng cùng nhau, với cá và bánh mì; không nghi ngờ gì, họ nói về nhiều điều cách tự nhiên. Sự thân thiết này của các Kitô hữu với Chúa luôn có tính cộng đồng. Vâng, nó thân mật, nó cá nhân nhưng nó có tính cộng đồng. Một sự thân thiết không có cộng đồng, không có Cơm Bánh, không có Giáo hội, không có con người, không có Bí tích thì nguy hiểm. Nó có thể trở thành – ví dụ như - một sự thân quen sai lối, một sự thân quen chỉ cho chính mình, tách biệt khỏi dân Chúa. Sự thân thiết của các Tông đồ với Chúa luôn luôn là sự thân thiết có tính cộng đồng, nó luôn có mặt ở bàn ăn, dấu hiệu của cộng đồng; nó luôn luôn ở cùng Bí tích, cùng với Bánh.

Tôi nói điều này bởi vì ai đó khiến tôi ngẫm nghĩ về mối nguy hiểm mà thời điểm này chúng ta đang sống trong đại dịch - đã khiến tất cả chúng ta giao tiếp, ngay trong tôn giáo, thông qua các phương tiện trung gian, thông qua các phương tiện truyền thông, Thánh lễ này cũng vậy, tất cả chúng ta đang hiệp thông - nhưng không ở "cùng nhau", chỉ cùng nhau về mặt thiêng liêng thôi.

Số lượng người thì nhỏ nhưng có nhiều người: chúng ta hiệp thông cùng nhau, nhưng không có mặt cùng nhau. Bí tích cũng vậy: hôm nay bạn rước Mình Thánh Chúa, nhưng những người kết nối với chúng ta chỉ có Rước lễ thiêng liêng. Và đây không phải là Giáo hội: đây là Giáo hội có hoàn cảnh khó khăn, Chúa cho phép như thế, nhưng lý tưởng của Giáo hội luôn luôn là ở với mọi người cùng với các Bí tích - luôn luôn.

Trước lễ Phục sinh, khi có tin tôi chuẩn bị cử hành lễ Phục sinh trong Đền thờ Thánh Phê-rô trống rỗng, một Giám mục tốt lành đã viết thư cho tôi - một Giám mục tốt, tốt lành, và Ngài ấy đã trách tôi. “Nhưng tại sao, Đền thờ Thánh Phê-rô quá lớn, tại sao Đức Thánh Cha không đặt ít nhất 30 người ở đó, để mọi người nhìn thấy? Không có gì nguy hiểm. . . “Tôi nghĩ: Nhưng vị ấy nghĩ gì trong đầu khi nói điều này với tôi?” Vào lúc đó, tôi không hiểu. Tuy nhiên, vì Ngài ấy là một Giám mục tốt lành, rất gần gũi với mọi người, hẳn Ngài ấy muốn nói điều gì đó với tôi. Khi tôi gặp Ngài ấy, tôi sẽ hỏi. Sau đó, tôi hiểu, Ngài ấy nói với tôi: “Hãy cẩn thận đừng ảo hóa Giáo hội, ảo hóa các Bí tích, ảo hóa Dân Chúa. Giáo hội, Bí tích, Dân Chúa là cụ thể. Đúng là tại thời điểm này, chúng ta phải có sự thân thiết với Chúa theo cách này, nhưng chúng ta phải ra khỏi đường hầm, không ở lại đó. Và đây là sự thân thiết của các Tông đồ, không ngộ đạo, không ảo hóa, không tự cho mình là nhất đối với mỗi người trong họ, nhưng là một sự thân tình cụ thể với mọi người – thân tình với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, thân tình với Chúa trong các Bí tích, ở giữa Dân Chúa. Họ thực hiện con đường trưởng thành thân tình với Chúa: chúng ta cũng hãy học làm điều đó. Họ đã hiểu ngay từ giây phút đầu tiên sự thân thiết này khác với sự quen thuộc họ tưởng tượng ra, nhưng họ cuối cùng họ đã đạt đến sự thân thiết đó. Họ biết đó là Chúa, họ chia sẻ mọi thứ: cộng đoàn, Bí tích, Chúa, bình an và các buổi lễ. 

Xin Chúa dạy cho chúng con sự thân mật này với Chúa, sự thân tình này với Ngài, nhưng trong Giáo hội, với các Bí tích, với dân thánh trung thành của Chúa.

Đức Giáo Hoàng kết thúc Thánh lễ với giờ Chầu Thánh Thể và Ban phép lành Thánh thể, mời gọi các tín hữu Rước lễ thiêng liêng.

Đây là lời cầu nguyện được Đức Giáo hoàng đọc:

Lạy Chúa Giê-su của con, con phủ phục dưới chân Chúa, và con xin dâng cho Chúa cõi lòng ăn năn thống hối của con, khiêm hạ trong hư vô và trong sự Hiện diện Thánh thiện của Chúa. Con tôn thờ Chúa trong Bí tích Tình yêu Chúa, Bí tích Thánh Thể khôn tả. Con mong muốn rước Chúa vào nơi ở nghèo nàn mà trái tim con dành cho Chúa. Đang khi chờ đợi hạnh phúc được rước Chúa thật, con muốn rước Chúa cách thiêng liêng. Lạy Chúa, xin Chúa đến với con, để con đến được với Chúa. Xin tình yêu Chúa đốt cháy toàn thể con người con trong cuộc sống và trong sự chết. Con tin vào Chúa, con hy vọng vào Chúa, con yêu mến Chúa.

Trước khi rời Nhà nguyện cung hiến cho Chúa Thánh Thần, Thánh ca Regina Caeli Mùa Phục sinh (Lạy Nữ vương Thiên đàng) được cất lên:

Regina caeli laetare, alleluia.

Quia quem meruisti portare, alleluia.

Resurrexit, sicut dixit, alleluia.

Ora pro nobis Deum, alleluia.

 (Lạy Nữ Vương Thiên đàng hãy vui mừng. Alleluia.

Vì Đấng Mẹ đã đáng cưu mang trong lòng. Alleluia.

Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa. Alleluia.

Xin cầu cùng Chúa cho chúng con. Alleluia.

Lạy Đức Nữ Đồng Trinh Maria, hãy hỉ hoan khoái lạc. Alleluia.

Vì Chúa đã sống lại thật. Alleluia.)

Phê-rô Phạm Văn Trung, SMH chuyển ngữ.

 


Các Giáo Huấn Của ĐGH Phanxicô, 2020