Diễn Văn của ĐTC Phan-xi-cô trong lễ nghi chào đón tại sân bay Havanna, Cu-ba

 

Trọng kính ngài chủ tịch;

Kính thưa quý vị đại diện của đời sống công cộng,

thưa anh em trong hàng Giám Mục thân mến,

thưa quý ông và quý bà:

Tôi xin hết lòng cám ơn ngài chủ tịch vì sự đón tiếp của ngài cũng như về những lời chân thành mà với chúng, ngài đã nồng nhiệt hướng về tôi, nhân danh chính phủ và nhân danh toàn thể dân tộc Cu-ba. Lời chào của tôi cũng xin được hướng đến các vị đại diện của đời sống công cộng, và hướng đến các thành viên của ngoại giao đoàn mà họ đang hiện diện tại đây một cách đầy niềm nở.

Tôi xin cám ơn Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino – Tổng Giám Mục Havanna -, xin cám ơn Đức Tổng Giám Mục Dionisio Guillermo García Ibáñez – Tổng Giám Mục Santiago, Cu-ba, và là đương kim chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Cu-ba -, xin cám ơn các Đức Giám Mục khác và toàn thể dân tộc Cu-ba vì sự đón tiếp huynh đệ của họ.

Niềm biết ơn của tôi cũng xin được gửi đến tất cả những ai đã phải nỗ lực để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm mục vụ này. Tôi muốn xin ngài, thưa ngài chủ tịch, xin ngài hãy chuyển lời chào thăm và niềm kính cẩn đặc biệt của tôi tới người anh trai Fidel của Ngài. Đồng thời, tôi muốn rằng, lời chào đặc biệt của tôi cũng xin được gửi tới bất cứ ai mà vì nhiều lý do khác nhau, tôi sẽ không thể gặp được họ, và gửi đến tất cả mọi người Cu-ba đang sống rải rác trên toàn thế giới.

Trong năm 2015 này, chúng ta sẽ cử hành năm thứ 80 ngày tiếp nhận các mối quan hệ ngoại giao giữa cộng hòa Cu-ba và Tòa Thánh. Sự quan phòng của Chúa đã cho phép tôi được đến với quốc gia đáng quý trọng này trong ngày hôm nay, và đi theo những dấu chân không thể xóa nhòa trên con đường mà cả hai vị tiền nhiệm của tôi, Thánh Gio-an Phao-lô II Giáo Hoàng và Đức Bê-nê-đíc-tô XVI đã mở ra với những cuộc Tông Du không thể nào quên của các Ngài trên hòn đảo này. Tôi biết rằng, các Ngài đã rất được quý mến bởi dân tộc Cu-ba, cũng như bởi những người đại diện cho đời sống công cộng tại Cu-ba, trong sự tưởng nhớ đầy biết ơn và yêu mến. Ngày hôm nay chúng ta hãy canh tân mối tương giao của sự cộng tác và tình bạn này, để Giáo hội vẫn có thể tiếp tục đồng hành với dân tộc Cu-ba trong niềm hy vọng cũng như trong các mối lo âu của dân tộc này, trong sự tự do và với những phương tiện cần thiết cũng như những khả năng phát triển, hầu mang tin vui của sự giầu sang vào trong những vùng ngoại vi của kiếp nhân sinh nơi các cộng đồng.

Ngoài ra, chuyến Tông Du này cũng trùng hợp với ngày mà cách nay đúng 100 năm, Đức Bê-nê-đíc-tô XV đã tuyên bố Đức Trinh Nữ Maria Nhân Hậu Cobre là Nữ Bảo Trợ của dân tộc Cu-ba. Các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh dành độc lập, được thúc đẫy bởi niềm tin và bởi lòng yêu nước của họ, đã cầu nguyện rằng, ước gì Đức Trinh Nữ của „Mambisa“ (các chiến sĩ du kích Cu-ba) sẽ trở thành Nữ Bổn Mạng của đất nước Cu-ba với tư cách là một quốc gia tự do và độc lập. Kể từ đó, Mẹ đã đồng hành với lịch sử của dân tộc Cu-ba, bằng cách là Mẹ hỗ trợ niềm hy vọng, mà niềm hy vọng ấy luôn bảo vệ phẩm giá con người ngay cả trong những trạng huống khó khăn, và tăng cường sự thúc đẩy đối với tất cả những gì mà chúng trao tặng phẩm giá cho con người. Sự tôn kính đang ngày càng tăng đối với Mẹ chính là một dấu chỉ chắc chắn và rõ ràng về sự hiện diện của Đức Trinh Nữ trong con tim của dân tộc Cu-ba. Trong những ngày này tôi sẽ có được cơ hội để đi đến Cobre, với tư cách là người con cũng như với tư cách là người hành hương, để cầu xin với Thân Mẫu của chúng ta cho tất cả mọi người con trai cũng như con gái của Mẹ, và cho quốc gia đáng quý trọng này, xin Mẹ cho quốc gia này được tiến về phía trước trên con đường công lý, hòa bình, tự do và hòa giải.

Cu-ba chính là một quần đảo mà nó nhìn ra tất cả mọi hướng, với một giá trị phi thường và với tư cách là „chìa khóa“ giữa Bắc và Nam, giữa Đông và Tây. Ơn gọi xét về bản chất của quốc gia này chính là trở thành nơi của sự gặp gỡ, hầu cho tất cả mọi dân tộc đều tề tựu lại với nhau trong tình thân ái, „vượt qua mọi ngôn ngữ của tất cả các quốc gia và những rào cản của biển cả“ như José Martí đã ước mơ, (La Conferencia Monetaria de las Repúblicas de América, in: Obras escogitdas II, Havanna 1992, 505). Chính giấc mơ đó cũng là niềm mong muốn của Thánh Gio-an Phao-lô II Giáo Hoàng với lời kêu gọi cháy bỏng của Ngài: „Ước chi Cu-ba mở ra cùng thế giới với tất cả những khả năng vĩ đại của mình, và ước gì thế giới mở ra với Cu-ba!“ (Diễn Văn trong buổi chào đón ngày 21.01.1998, 5).

Từ cách nay một ít tháng, chúng ta đã trở thành chứng nhân cho một biến cố, mà biến cố ấy đổ tràn niềm hy vọng trên chúng: Quá trình bình thường hóa các mối quan hệ giữa hai dân tộc sau nhiều năm lạnh nhạt. Đó là một chỉ dấu cho sự chiến thắng của nền văn hóa gặp gỡ, đối thoại, là sự chiến thắng của „hệ thống phát triển toàn cầu […] trên hệ thống gia đình trị và trên hệ thống các nhóm lợi ích, mà hệ thống ấy đã bị vượt qua một cách vĩnh viễn“ (José Martí, ebd.). Tôi khích lệ các chính trị gia có trách nhiệm, hãy tiếp tục tiến về phía trước trên con đường này, và hãy mở rộng tất cả mọi khả năng của con đường ấy – như là bằng chứng đối với sự phục vụ cao quý mà quý vị được kêu gọi để thực hiện cho hòa bình và cho sự thịnh vượng của mọi người dân trong quốc gia của quý vị, cũng như của toàn Mỹ Châu, và như là một mẫu gương về sự hòa giải đối với toàn thế giới trong thời „thế chiến thứ ba“, tức cuộc thế chiến đang xảy ra theo từng chặng riêng biệt.

Tôi đặt những ngày này dưới sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria Nhân Hậu Cobre, cũng như dưới sự cầu bầu của các Chân Phúc Olallo Valdés và José López Pieteira, cũng như của Đấng Đáng Kính Félix Varela, và của Đấng Khuếch Trương Đức Ái giữa những người dân Cu-ba và giữa tất cả mọi con người, hầu cho các khế ước của chúng ta cho hòa bình, cho tình liên đới và cho sự tôn trọng lẫn nhau sẽ được tăng cường.

 

Một lần nữa, tôi xin cám ơn ngài chủ tịch thật nhiều.

 

Phi trường Havanna ngày 19 tháng 09 năm 2015

 

ĐTC Phan-xi-cô

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 


Văn Kiện Giáo Hội