Diễn Văn Của ĐTC Phan-xi-cô Trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York - ngày 25.09.2015

 

Kính thưa Ngài chủ tịch,

kính thưa quý ông, quý bà,

 

Theo một truyền thống, qua đó tôi cảm thấy mình được vinh dự khi một lần nữa, ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc lại mời Giáo Hoàng đến nói chuyện trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đáng kính này. Hoàn toàn với tư cách cá nhân cũng như nhân danh toàn thể cộng đồng Công giáo, tôi muốn bày tỏ với ngài – thưa ngài Ban Ki-moon – niềm biết ơn chân thành và nồng nhiệt nhất của tôi. Tôi cũng xin cám ơn về những lời chí tình của ngài. Ngoài ra, tôi xin kính chào quý vị quốc trưởng, quý thủ tướng chính phủ, các nhà đại sứ và các nhà ngoại giao đang hiện diện tại đây; tôi cũng xin kính chào các cơ quan cũng như các chuyên viên mà họ đã tháp tùng những vị trên, kính chào các nhân viên của Liên Hiệp Quốc mà họ đã rất bận rộn với phiên họp lần thứ 70 này của Đại Hội Đồng, kính chào quý nhân viên đang làm việc trong các chương trình cũng như trong tác tổ chức khác nhau của Liên Hiệp Quốc cho gia đình cũng như cho tất cả những ai, bằng cách này hay cách khác, đang tham dự vào phiên họp này. Thông qua quý vị, tôi cũng xin được kính chào tất cả mọi công dân của mọi quốc gia đang được đại diện bởi quý vị tại cuộc gặp gỡ này. Tôi xin hết lòng cám ơn tất cả quý vị và cám ơn cá nhân từng vị một vì những nỗ lực và cố gắng của của quý vị đối với niềm hạnh phúc chung của nhân loại.

Đây là lần thứ năm một vị Giáo Hoàng đến thăm Liên Hiệp Quốc. Bốn lần trước kia đã diễn ra với các vị tiền nhiệm của tôi là Đức Phao-lô VI vào năm 1965; Đức Gio-an Phao-lô II vào năm 1979 và năm 1995, và vị tiền nhiệm gần đây nhất của tôi, Đức Nguyên Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI vào năm 2008. Tất cả các Ngài đều đã không dè sẻn trong việc diễn tả niềm tán dương của các Ngài đối với tổ chức này, tức tổ chức mà các Ngài coi như là câu trả lời hài hòa, hợp pháp và chính trị cho khoảnh khắc có tính lịch sử mà nó được đánh dấu thông qua việc thắng vượt có tính kỹ thuật trước những khoảng cách và những ranh giới, và – như nó có vẻ - những giới hạn tự nhiên của sự duy trì quyền lực. Một câu trả lời cần thiết, vì sức mạnh công nghệ trong đôi tay của những ý thức hệ theo chủ nghĩa quốc gia hay theo chủ nghĩa phổ quát ngụy tạo, có khả năng sản sinh ra những hành vi tội ác kinh khủng. Vì thế tôi chỉ có thể tiếp tục sự đánh giá cao được đưa ra bởi các vị tiền nhiệm của tôi, và tái xác nhận tầm quan trọng mà Giáo hội Công giáo muốn gán cho cơ quan này, cũng như xác nhận những niềm hy vọng mà Giáo hội đặt trên những hoạt động của mình.

Lịch sử của cộng đồng được tổ chức bởi các chính phủ và được đại diện thông qua Liên Hiệp Quốc, mà trong những ngày này, Tổ Chức vừa được nói tới đây sẽ cử hành bảy mươi năm ngày hiện diện của mình, chính là một lịch sử của những thành công có tầm quan trọng chung trong một thời đại với sự tăng tốc bất thường của các sự kiện. Nếu không sử dụng một sự trình bày có tính giới hạn, người ta sẽ có thể đề cập đến việc hệ thống hóa và đến sự phát triển của luật pháp quốc tế, việc bố trí một danh mục có tính quốc tế về nhân quyền, sự hoàn thiện luật nhân đạo, giải pháp cho nhiều cuộc xung đột cũng như những sự dấn thân cho hòa bình và hòa giải, và nhiều những thành tựu khác trên tất cả các lãnh vực quy hoạch quốc tế liên quan đến hoạt động của con người. Tất cả những sự kiện đó đều là những ngọn đuốc mà chúng nổi bật lên trong bóng tối của sự mất trật tự, mà sự mất trật tự này bị gây ra bởi sự tham vọng thiếu kiểm soát và bởi sự ích kỷ tập thể. Quả đúng là vẫn còn có rất nhiều những vấn đề nghiêm trọng mà chúng vẫn chưa được giải quyết, nhưng thật rõ ràng là, nhân loại sẽ không thể sống sót sau những lạm dụng không thể kiểm soát của những khả năng riêng, khi tất cả những hoạt động quốc tế này bị gián đoạn. Bất cứ sự thành công nào trong những thành công về chính trị, về luật pháp và về kỹ thuật này cũng đều là một phần của một con đường cụ thể hóa ý tưởng tình huynh đệ con người, và là một phương tiện đưa tới sự phát triển tốt hơn của con đường ấy.

Vì thế, tôi muốn bày tỏ niềm kính trọng của tôi đối với tất cả những người nam và những người nữ mà họ đã phục vụ toàn thể nhân loại một cách trung thành và sẵn sàng hy sinh trong suốt bảy mươi năm qua. Đặc biệt, ngày hôm nay tôi muốn nhắc đến những người đã hy sinh mạng sống của mình cho nền hòa bình và hòa giải của các dân tộc, từ tổng thư ký Dag Hammarskjöld cho tới rất nhiều những quan chức khác thuộc mọi cấp bậc, mà họ đã hy sinh trong những sứ mạng nhân đạo cho hòa bình và hòa giải.

Vượt ra bên ngoài tất cả những thành tựu, kinh nghiệm của bảy mươi năm qua, người ta thấy rằng, những cuộc cải tổ và sự thích ứng với thời cuộc luôn luôn là điều cần thiết, bằng cách là người ta tiến về đích điểm cuối cùng hầu cho phép tất cả mọi quốc gia, không có sự ngoại trừ, đều được góp phần và có được một sự ảnh hưởng thực sự và hợp lý trên những quyết định. Sự cần thiết của một nền công lý lớn hơn này có ý nghĩa đặc biệt đối với các cơ quan chấp pháp, chẳng hạn như trong trường hợp của Hội Đồng Bảo An, của các cơ quan tài chính và của các nhóm cũng như của các định chế, mà chúng được hình thành nên một cách đặc biệt để khắc phục những trận khủng hoảng kinh tế. Điều đó sẽ trở thành một sự hỗ trợ to lớn trong việc hạn chế tất cả mọi hình thức lạm dụng hay sự cho vay lặng lãi, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển. Các cơ quan tài chính quốc tế phải chú ý tới sự phát triển bền vững của các quốc gia, và phải bảo vệ các quốc gia này trước một sự nô dịch hóa có khả năng bóp nghẹt thông qua những hệ thống tín dụng, mà – vượt ra ngoài việc thúc đẩy sự tiến bộ -, các hệ thống ấy lại bắt buộc dân chúng phải mang cái ách của những cơ cấu mà chúng dẫn tới sự nghèo túng còn nặng nề hơn, cũng như dẫn tới sự loại trừ và sự lệ thuộc.

Công việc của Liên Hiệp Quốc có thể - được bắt đầu từ những yêu cầu của lời mở đầu và của điều khoản đầu tiên trong văn kiện có tính lịch sử của mình – được nhìn xem như là sự phát triển và thúc đẩy quyền quyết định độc lập của luật pháp, vì công lý, như người ta đã biết, chính là một điều kiện tiên quyết không thể bị bác bỏ, để đạt tới được lý tưởng của tình huynh đệ đại đồng. Trong mối liên hệ này, chúng ta được nhắc nhớ rằng, ý tưởng về sự giới hạn quyền lực được ngầm chứa trong việc nhận thức về pháp luật. Trao cho mỗi người quyền riêng của mình – chiếu theo cách định nghĩa truyền thống về công lý – có nghĩa là, không một cá nhân nào cũng như không một nhóm người nào được phép coi mình có quyền lực tuyệt đối cũng như không cần lưu tâm đến phẩm giá và những quyền lợi của những cá nhân khác, hay của những nhóm mà họ là thành viên. Sự phân phối quyền lực một cách thực sự (trên lãnh vực chính trị, kinh tế, quân đội, và kỹ thuật v.v…) giữa nhiều cá nhân khác nhau, và việc tạo ra một hệ thống pháp luật hợp lý của những yêu sách và những mối quan tâm, sẽ cụ thể hóa việc giới hạn quyền lực. Tuy nhiên trong thời đại hôm nay, một cái nhìn bao quát trên toàn thế giới sẽ chỉ ra cho chúng ta thấy nhiều những quyền lợi giả tạo, và đồng thời nhiều lãnh vực lớn không được bảo vệ, mà đúng hơn, chúng là nạn nhân của một sự thi hành quyền bính một cách tồi tệ: môi trường thiên nhiên và thế giới rộng lớn của những người nam và những người nữ đang bị loại trừ. Đó là hai lãnh vực liên kết khắng khít chặt chẽ với nhau mà chúng được thực hiện cho những thành phần quá yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất trong thực tế, thông qua các mối tương quan chính trị và kinh tế hiện hành. Vì thế, những quyền lợi của họ phải được khẳng định với sự nhấn mạnh, bằng cách là người ta gia tăng việc bảo vệ môi trường và đưa sự loại trừ đến sự kết thúc.

Trước tiên phải khẳng định rằng, có một „quyền môi trường“ thực sự, và thực ra đến từ nền tảng kép. Thứ nhất, vì con người chúng ta là thành tố của môi trường. Chúng ta sống trong cộng đồng với môi trường, vì chính môi trường cũng bao hàm với mình cả những ranh giới thuộc về luân lý, mà hành vi của con người phải nhìn nhận và phải tôn trọng những ranh giới đó. Ngay cả khi con người sở hữu „những khả năng hoàn toàn mới“, mà những khả năng đó „chỉ cho thấy nét đặc trưng mà nó vượt lên trên lãnh vực vật lý và sinh học“ (Thông Điệp Laudato si‘, 81), thì con người cũng vẫn là một thành tố của thế giới này. Con người có một cơ thể, và cơ thể đó được hình thành nên từ những yếu tố vật lý, hóa học và sinh học, và con người chỉ có thể tồn tại và phát triển khi môi trường sinh thái xung quanh phù hợp với điều đó. Vì thế, bất cứ một hành vi hủy hoại môi trường nào cũng đều là một hành vi hủy hoại con người. Nền tảng thứ hai hệ tại ở chỗ là, bất cứ loài thụ tạo nào, đặc biệt là sinh vật, cũng đều có một giá trị riêng, một giá trị của sự hiện hữu, của sự sống, của cái đẹp và của sự lệ thuộc lẫn nhau với các thụ tạo khác. Cùng với các tôn giáo độc thần ngoài Ki-tô giáo, người Ki-tô hữu chúng tôi tin rằng, vũ trụ đã phát sinh từ một quyết định đến từ Tình Yêu của Đấng Sáng Tạo (nt. 81), Đấng cho phép con người sử dụng thế giới thụ tạo một cách đầy kính trọng để đem đến niềm hạnh phúc cho những người đang sống cùng thời với mình cũng như để tôn vinh Đấng Tạo Hóa. Nhưng con người không được lạm dụng thế giới thiên nhiên, và càng không được phép hủy hoại thế giới ấy. Đối với tất cả mọi niềm tin tôn giáo, môi trường là một gia tài nền tảng.

Sự lạm dụng và hủy hoại môi trường sẽ diễn ra đồng thời với một quá trình không thể chế ngự được của sự loại trừ. Trong thực tế, sự khát khao quyền lực một cách ích kỷ và không giới hạn, cũng như khát khao sự phồn thịnh vật chất, sẽ dẫn tới chỗ bóc lột một cách quá đáng các nguồn tài nguyên vật chất đang có sẵn để sử dụng, cũng như sẽ dẫn tới việc loại trừ những con người yếu đuối và có ít năng lực hơn, sở dĩ có như vậy là vì họ đang sống trong những hoàn cảnh khác (những người tàn tật), và sở dĩ có như thế là vì họ thiếu những kiến thức và những phương tiện kỹ thuật thích hợp, hay vì khả năng quyết định về chính trị của họ không đầy đủ. Sự loại trừ về mặt kinh tế và xã hội chính là một sự khước từ hoàn toàn tình huynh đệ nhân loại và là một đòn tấn công rất mạnh giáng xuống những quyền lợi của con người cũng như giáng xuống môi trường. Những người nghèo nhất chính là những người phần lớn phải chịu đựng trước những đòn tấn công ấy, và thực ra, đến từ ba nguyên nhân nặng nề: Họ bị „vứt bỏ“ bởi xã hội, và đồng thời bị cưỡng ép phải sống bởi những thứ bị vứt bỏ, và phải gánh chịu một cách quá bất công những hậu quả của việc lạm dụng môi trường. Những hiện tượng này hình thành nên „nền văn hóa vứt bỏ“ đang rất phổ biến trong thế giới ngày nay và mạnh mẽ một cách vô ý thức.

Sự bi ai của toàn bộ tình trạng bị loại trừ và bất bình đẳng xã hội này, cùng với những hậu quả rõ ràng của nó, khiến tôi, và cùng với toàn thể thế giới Ki-tô giáo và nhiều tôn giáo khác, phải ý thức về trách nhiệm riêng và nặng nề của mình liên quan tới vấn đề nêu trên. Vì thế, cùng với tất cả những người mà họ đang đòi hỏi phải có những giải pháp nhanh chóng và đầy công hiệu, trong sự mong chờ thống thiết, tôi xin cất lên tiếng nói của tôi. Việc đón nhận „chương trình hành động cho sự phát triển bền vững tới năm 2030“ do hội nghị thượng đỉnh sẽ khai mạc vào ngày hôm nay đưa ra, chính là một dấu chỉ quan trọng của niềm hy vọng. Tôi cũng tin tưởng rằng, hội nghị về khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Paris sẽ đạt được những hiệp ước có tính nền tảng và công hiệu.

Nhưng những cam kết được thực hiện một cách long trọng vẫn chưa đủ, ngay cả khi chúng thể hiện như là một bước đi cần thiết trên con đường tiến tới các giải pháp với sự chắc chắn. Định nghĩa truyền thống về công lý mà tôi đã ám chỉ tới, hàm chứa một ý muốn liên tục và không ngừng như là yếu tố căn bản: Iustitia est constans et perpetua voluntas ius suum cuique tribuendi (Công lý là mẫu số chung có tính bất biến nhằm trao cho mỗi người quyền của mình). Thế giới đang đòi hỏi từ tất cả các chính phủ một ý muốn thực thụ, có tính thực hành và liên tục trong việc thực hiện các bước đi cụ thể cũng như thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường thiên nhiên, và nhằm thắng vượt hiện tượng loại trừ về mặt xã hội và kinh tế với những hậu quả bi ai của nó, chẳng hạn như nạn buôn người, nạn buôn bán các cơ quan và các mô tế bào của con người, nạn bóc lột tình dục các thiếu niên nam nữ, nạn lao động nô lệ, kể cả nạn mại dâm, nạn buôn bán ma túy và vũ khí, nạn khủng bố và các tổ chức tội phạm quốc tế, trong mức độ nhanh nhất có thể. Những tình trạng đó và con số những người vô tội, mà chúng đang thúc đẩy họ, chính là mức độ cho thấy rằng, chúng ta phải ngăn ngừa bất cứ cơn cám dỗ nào mà nó xúi người ta sa vào chủ nghĩa duy danh, tức chủ nghĩa tự giới hạn trong những lời tuyên bố, và thực hiện một hiệu ứng làm yên lương tâm. Chúng ta phải lo lắng làm sao để cho những cơ qua của chúng ta trở nên công hiệu thực sự trong cuộc chiến chống lại tất cả những điều gây phiền toái ấy.

Vì sự đa dạng cũng như vì tính đa tầng của các vấn đề, nên người ta phải sử dụng những phương tiện kỹ thuật để có thể thấu hiểu được chúng. Nhưng điều đó mang tới với chính nó một mối nguy hiểm kép rằng: người ta tự giới hạn vào việc thực hành có tính văn phòng nhằm lên danh sách những dự định tốt lành – những mục tiêu, những đích nhắm và những tín hiệu chỉ báo về mặt thống kê -, hay người ta tin rằng, một giải pháp có tính lý thuyết và có tính suy diễn duy nhất sẽ đưa ra câu trả lời cho tất cả các thách đố. Người ta không được phép sao nhãng trong bất cứ khoảnh khắc nào trước việc rằng, một hành vi chính trị và kinh tế sẽ chỉ thực sử có công hiệu nếu như nó được nhận thức như là một hoạt động phù hợp và cân xứng, mà nó được dẫn dắt bởi một sự hiểu biết có tính bất biến về công lý, và không bỏ lỡ bất cứ thời điểm nào, để tiên vàn có được những kế hoạch và những chương trình, và bên kia những kế hoạch đó có những người nam và những người nữ cụ thể - con người cũng như các chính phủ -, mà họ đang sống, đang nỗ lực, va đang phải chịu đựng những nỗi khổ đau, và những người thường thấy mình bị cưỡng bức phải sống tất cả các quyền lợi một cách khổ sở và trần trụi.

Để những người nam và những người nữ cụ thể này có thể vượt qua được cảnh nghèo khổ cùng cực, người ta phải tạo điều kiện cho họ để họ có thể cầm nắm trong tay số phận riêng của mình trong một cách thế xứng nhân phẩm. Sự phát triển con người toàn vẹn và việc thực thi toàn vẹn nhân phẩm không thể bị cưỡng bức. Chúng phải được sắp đặt cũng như phải được trải ra cho bất kỳ cá nhân hay cho bất kỳ gia đình nào, trong sự hiệp thông với những người khác và trong mối tương quan thích hợp với tất cả các lãnh vực mà trong đó tình liên đới nhân loại được phát triển – bạn bè, xã hội, làng xóm, cộng đồng, trường học, doanh nghiệp, liên đoàn lao động, tỉnh thành, quốc gia v.v… Một điều kiện tiên quyết và có tính thiết yếu đối với điều đó, chính là quyền được giáo dục – kể cả với những bé gái (mà trong một số nơi, các em bị loại khỏi quyền đó) -, điều đó sẽ được đảm bảo ở vị trí thứ nhất nhờ vào việc  người ta tôn trọng và củng cố quyền giáo dục ưu tiên của gia đình và quyền của Giáo hội cũng như của các nhóm xã hội để hỗ trợ các gia đình trong việc giáo dục con cái của họ và cộng tác với họ. Sự giáo dục phổ thông có tính hợp lý chính là nền tảng căn bản cho sự phát triển của chương trình nghị sự 2030 cũng như cho sự bảo vệ môi trường.

Đồng thời, tất cả các chính phủ phải thực hiện tất cả những gì có thể để tất cả đều có được những nền tảng căn bản về vật chất và tinh thần, ít là ở mức tối thiểu, hầu có thể sống với nhân phẩm và xây dựng cũng như nuôi dưỡng gia đình; vâng, gia đình chính là những tế bào gốc của bất cứ sự phát triển xã hội nào. Trên lãnh vực vật chật, sự tối thiểu tuyệt đối này có ba danh xưng: nhà ở, công ăn việc làm và đất đai; và trên lãnh vực tinh thần, nó có một tên gọi: sự tự do tinh thần mà nó bao hàm cả quyền tự do tôn giáo, quyền được giáo dục và những quyền lợi công dân khác.

Từ tất cả những lý do đó, các phương tiện và tín hiệu chỉ báo đơn giản và thích hợp nhất đối với việc thực hiện chương trình phát triển mới sẽ trở thành đường dẫn vào đầy hữu hiệu, tiện lợi và ngay lập tức của tất cả mọi người trong việc tiếp cận với những kho tàng vật chất và tinh thần cần thiết: nơi ở riêng, công ăn việc làm xứng nhân phẩm, và được trả lương hợp pháp, lương thực và nước uống phù hợp; sự tự do tôn giáo và nói chung: tự do tinh thần và tự do giáo dục. Đồng thời, những cột trụ của sự phát triển con người toàn diện này có một nền tảng chung, mà thực ra đó là quyền sống, hay nói một cách tổng quát là: quyền mà chúng ta có thể gọi là quyền hiện hữu của chính bản tính con người.

Cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với sự phá hoại một phần lớn sự đa dạng sinh học, có thể mang sự tồn tại của chính loài người vào trong sự nguy hiểm. Những hậu quả tai hại đến từ sự phóng túng vô trách nhiệm của một nền kinh tế thế giới bị dẫn dắt bởi khát vọng chiến thắng và khát vọng quyền lực, phải trở thành một lời kêu gọi người ta thực hiện một sự phản tỉnh nghiêm túc trên con người: „Con người không chỉ thực hiện sự tự do cho chính mình. Con người không tự thực hiện cho chính mình. Con người có tinh thần và ý chí, nhưng con người cũng còn có cả bản tính nữa“ (Đức Bê-nê-đíc-tô XVI, Diễn Văn trước Quốc Hội Liên Bang Đức ngày 22.09.2011, được trích dẫn trong Thông Điệp Laudato si‘, 6). Bản tính sẽ bị làm tổn hại „nơi chính chúng ta, tức cấp có thẩm quyền cuối cùng […] Việc lạm dụng thế giới thiên nhiên sẽ mạo hiểm trong việc dấn mình vào nơi mà ở đó chúng ta không còn có thẩm quyền trên chính mình nữa, nhưng chỉ còn muốn chính bản thân mình“ (Đức Bê-nê-đíc-tô XVI, Diễn Văn trước các Giáo Sĩ của Giáo phận Bozen-Brixen, 06.08.2008, được trích dẫn trong Thông Điệp Laudato si‘, 6). Vì thế, việc bảo vệ môi trường và cuộc chiến chống lại sự loại trừ đòi hỏi người ta phải nhìn nhận một đạo lý mà nó được khắc ghi trong chính bản tính con người; đạo luật này bao hàm một sự khác biệt tự nhiên giữa người nam và người nữ (xc. Thông Điệp Laudato si‘ 155) cũng như sự kính trọng không hạn chế trước sự sống trong tất cả mọi giai đoạn và chiều kích của nó (xc. Thông Điệp Laudato si‘ 123; 136).

Nếu không có sự nhìn nhận một số những giới hạn luân lý tự nhiên không thể vượt qua, và nếu không có một hành động khẩn cấp trong ý nghĩa mà nó là cột trụ của sự phát triển toàn vẹn con người, thì ý tưởng „bảo vệ các thế hệ tương lai trước tai họa chiến tranh“ (Hiến chương Liên Hiệp Quốc, lời nói đầu) và „thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và một tình trạng đời sống tốt hơn trong sự tự do lớn hơn“ (nt), sẽ có nguy cơ biến thành một ảo tưởng không thể đạt được, hay – còn tệ hơn nữa – bị biến thành những lời sáo rỗng, tức những lời với tư cách là những lời đánh trống lảng, chỉ phục vụ cho bất cứ hình thức nào của sự lạm dụng quyền hạn và tham nhũng, hay khuyến khích một sự thuộc địa hóa theo ý thức hệ, bằng cách là người ta tiến hành những mô hình hay những lối sống bệnh hoạn mà chúng xa lạ với căn tính của các dân tộc, và rốt cục trở nên vô trách nhiệm.

Chiến tranh chính là sự phủ nhận tất cả mọi quyền lợi và là một sự tấn công đầy kịch tính vào môi trường. Nếu người ta cố gắng để có được một sự phát triển con người toàn diện thực sự đối với tất cả mọi người, thì người ta không được phép trở nên mệt mỏi nhưng phải tiếp tục thực hiện sứ mạng nhằm ngăn ngừa sự chiến tranh giữa các quốc gia và giữa các dân tộc.

Để đạt được mục đích này, địa vị thống trị không thể bác bỏ của pháp luật phải được bảo đảm, cũng như sự vận dụng trở lại một cách không mỏi mệt những cuộc thương thuyết, những dịch vụ tốt đẹp và các thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tòa án trọng tài, như đã được đề nghị trong hiến chương Liên Hiệp Quốc, một quy tắc nền tảng thực sự. Đồng thời, kinh nghiệm rút ra từ 70 năm qua kể từ khi Liên Hiệp Quốc được thành lập nói chung, và đặc biệt là kinh nghiệm được rút ra trong 15 năm đầu tiên của ngàn năm thứ ba, chỉ ra cho thấy thực tế trong việc áp dụng hoàn toàn những nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc cũng như tính vô hiệu của chúng khi chúng không được tuân thủ. Khi người ta tuân thủ và vận dụng hiến chương Liên Hiệp Quốc với sự minh bạch và với sự chân thành, nhưng không hề có những ẩn ý như là điểm quy chiếu thích đáng theo thông lệ, và không coi chúng như là phương tiện để che đậy những chủ đích bất lương, thì người ta sẽ đạt được những kết quả của hòa bình. Trái lại, khi người ta lẫn lộn những lời cảnh báo với một phương tiện đơn giản mà người ta sử dụng khi nó tỏ ra có lợi, và lảng tránh khi nó không như vậy, thì một „tai họa“ thực sự của tất cả những thế lực không thể kiểm soát sẽ bung ra, mà những thế lực đó sẽ bổ sung thêm sự hủy hoại nặng nề cho các tầng lớp dân cư, cho môi trường văn hóa, và thậm chí cho cả môi trường sinh học.

Lời mở đầu và chương thứ nhất của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc chỉ ra những nền tảng của việc xây dựng luật pháp quốc tế: Hòa bình, giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp, và sự phát triển các mối tương quan bằng hữu giữa các quốc gia. Những lời phát biểu này đứng trong sự tương phản mạnh mẽ với xu hướng luôn luôn hiện hữu của việc phổ biến vũ khí – đặc biệt là những vũ khí có thể đưa tới chỗ hủy diệt hàng loạt, chẳng hạn như vũ khí nguyên tử - và phủ nhận xu hướng đó trong thực tế. Một nền luân hý học và một bộ luật mà chúng căn cứ trên mối đe dọa của sự hủy hoại lẫn nhau – và có thể là của sự hủy hoại toàn thể nhân loại -, sẽ trở nên mâu thuẫn, và diễn tả một sự lừa bịp nơi toàn bộ cấu trúc của Liên Hiệp Quốc, mà cấu trúc đó trở thành một „liên hiệp các quốc gia đặt nền tảng trên sự sợ hãi và sự bất tín“. Người ta phải dấn thân cho một thế giới không có vũ khí nguyên tử, bằng cách là người ta biến hiệp ước không phổ biến vũ khí trở thành hành động thực tế hầu áp dụng một cách tuyệt đối lệnh cấm hoàn toàn các loại vũ khí ấy.

Hiệp ước mới nhất về vấn đề vũ khí hạt nhân trong một khu vực nhậy cảm tại Á Châu và tại vùng Trung Cận Đông là một bằng chứng cho thấy những khả năng của ý muốn chính trị ngay lành, và của luật pháp, khi chúng được áp dụng với sự chân thành, với sự kiên nhẫn và bền bỉ. Tôi mong muốn rằng, hiệp ước này sẽ bền vững cũng như hoàn toàn công hiệu, và tôi mong muốn rằng, hiệp ước đó sẽ đạt tới được những thành công đang được khát khao nhờ vào sự cộng tác của tất cả các bên tham gia.

Trong ý nghĩa này, không thiếu những ví dụ chua xót về những hậu quả tiêu cực của những vụ can thiệp chính trị và quân đội, mà những vụ can thiệp đó không được tán thành bởi các thành viên của cộng đồng quốc tế. Vì thế - ngay cả khi đối với tôi, tốt nhất là không phải làm chuyện đó – tôi không thể ngừng lập đi lập lại lời kêu gọi thường xuyên của tôi trong mối liên hệ đến những hoàn cảnh đau thương của toàn bộ khu vực Trung Đông, Bắc Phi và tại những quốc gia Phi Châu khác, nơi các Ki-tô hữu cùng với các nhóm văn hóa và bộ lạc khác, và thậm chí cùng với một phần của các thành viên thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số mà họ không muốn để cho mình bị cuốn vào trong vòng bạo lực và sự điên cuồng, đang trở thành những chứng nhân một cách miễn cưỡng của sự hủy hoại những nơi phượng tự, những di sản văn hóa, những căn nhà và những tài sản của mình, và bị đặt trước sự chọn lựa, hoặc là bỏ trốn, hoặc là trả giá cho sự trung tín của mình với những điều tốt lành và với hòa bình bằng chính mạng sống hay bằng việc bị nô lệ hóa.

Những thực tế này phải trở thành một lời mời gọi nghiêm túc nhất nhằm thúc đẩy sự tự vấn lương tâm của những người có nghĩa vụ trong việc dẫn dắt những vấn đề quốc tế. Không chỉ trong những trường hợp bị bách hại về tôn giáo hay về văn hóa, nhưng trong bất cứ tình trạng xung đột nào, như tại Ucraina, tại Syria, tại Irak, tại Libya, tại Nam Su-đăng và tại vùng biển Châu Phi, những con người cụ thể phải có đặc quyền trước các mối quan tâm của các đảng phái, mà có thể là chúng cũng rất hợp pháp. Trong những cuộc chiến tranh và những cuộc xung đột, có những cá nhân, những người anh chị em của chúng ta – những người nam và những người nữ,  những người trẻ và những cụ già, những cậu con trai, những cô bé gái, mà họ đang khóc, đang phải khổ đau và đang phải chết -, những con người mà họ bị biến thành những công cụ, khi người ta chỉ quan tâm tới việc liệt kê ra những vấn đề cũng như đưa ra những chiến lược và đưa ra thảo luận một cách tỉ mỉ - sẽ trở thành công cụ mà người ta có thể vất bỏ.

Trong một lá thư mà tôi đã viết vào ngày mồng 09 tháng 08 năm 2014 để gửi cho ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, tôi đã viết rằng, „sự hiểu biết có tính cơ bản nhất về phẩm giá con người sẽ ép buộc cộng đồng quốc tế phải làm tất cả những gì có thể, để - đặc biệt là thông qua những lời cảnh báo và những cách vận hành luật pháp quốc tế - ngăn chặn và phòng ngừa những hành vi bạo lực rộng rãi và có hệ thống mà chúng chống lại những nhóm thiểu số về sắc tộc và tôn giáo“, và để bảo vệ những công dân vô tội.

Trên cùng một tuyến, tôi muốn nhắc tới một dạng tình trạng xung đột khác mà không phải lúc nào nó cũng xuất hiện một cách rõ ràng, nhưng nó lại âm thầm đưa đến cái chết cho cả hàng triệu người. Một hình thức chiến tranh khác mà nhiều cộng đồng của chúng ta đang phải trải qua với hiện tượng buôn bán ma túy. Đó là một cuộc chiến „đang phải gánh chịu rất nhiều những tổn thất về vật chất“ và nghèo sức chiến đấu. Vì những động lực riêng của mình, việc buôn bán ma túy luôn kèm theo việc buôn người, việc rửa tiền, việc buôn bán vũ khí, việc bóc lột trẻ em và rất nhiều những hình thức tham nhũng khác. Đó là sự tham nhũng mà nó đang xâm nhập vào trong mọi bình diện khác nhau của đời sống xã hội, chính trị, quân đội, nghệ thuật và tôn giáo, và trong nhiều trường hợp, nó sản sinh ra một cấu trúc song song, mà cấu trúc ấy sẽ đưa sự đáng tin cậy của những cơ quan tới chỗ nguy hiểm.

Tôi đã bắt đầu những trình bày này trong lúc tôi nhắc tới những cuộc viếng thăm của các vị tiền nhiệm của tôi. Giờ đây tôi muốn rằng, những lời của tôi, trong một cách thế đặc biệt, như là một sự tiếp nối những lời kết thúc của bài diễn văn do Đức Phao-lô VI thực hiện – đó là những lời mà chúng đã được nói cách nay gần đúng năm chục năm, nhưng vẫn còn hiệu lực: „Giờ đã đến, trong đó một sự tạm dừng, một khoảnh khắc tập trung, đã được dành ra để suy nghĩ, cũng như để cầu nguyện: tái suy nghĩ về nguồn cội của cộng đồng chúng ta, suy nghĩ về lịch sử, về mục tiêu chung của chúng ta. Chưa bao giời lời kêu gọi lương tâm đứng đắn của con người lại cần thiết như trong thời đại hôm nay […] Vì sự nguy hiểm không đến từ sự tiến bộ, cũng không đến từ khoa học. Nếu chúng được sử dụng trong những cách thế thích hợp thì sự tiến bộ và khoa học sẽ có thể giải quyết được rất nhiều những vấn đề nan giải mà chúng đang hành hạ nhân loại“ (Diễn văn trước các đại diện của các chính phủ ngày mồng 04 tháng 10 năm 1965). Trong số những điều khác, không còn nghi ngờ gì nữa, thiên tài của con người được hướng về sự thiện sẽ góp phần giải quyết những thách đố nghiêm túc nhất của sự hủy hoại môi trường cũng như của sự loại trừ. Tôi xin tiếp tục với những Lời của Đức Phao-lô VI: “Mối nguy hiểm thực thụ đang nằm trong những con người mà họ đang quyết định trên những phương tiện càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, mà những phương tiện ấy có khả năng vừa đưa tới sự đổ nát vừa đưa tới những thành tựu“ (Diễn văn trước các đại diện của các chính phủ ngày mồng 04 tháng 10 năm 1965).

Ngôi nhà chung của tất cả con người vẫn phải được đặt trên nền tảng của một sự hiểu biết xứng hợp về tình huynh đệ phổ quát và về sự kính trọng tính bất khả xâm phạm nơi sự sống của mỗi con người – của mỗi người nam và mỗi người nữ; của những người nghèo, các cụ già, các em bé, các bệnh nhân, những em nhỏ chưa được sinh ra, những người thất nghiệp, những người bị bỏ rơi, và của những người mà người ta nghĩ rằng, có thể „vất bỏ“ họ, vì người ta quan sát họ chỉ như là những con số của một cuộc thống kê này hay thống kê khác. Ngôi nhà chung của tất cả con người cũng phải được kiến tạo trên sự hiểu biết về một sự bất khả xâm phạm nào đó của thế giới thụ tạo.

Sự hiểu biết và sự kính trọng này sẽ đòi hỏi một cấp độ cao hơn của sự khôn ngoan mà nó nhìn nhận tính siêu việt, khước từ việc hình thành nên một giới tinh hoa đầy quyền lực, và nhận thức được rằng, ý nghĩa tròn đầy của cuộc sống cá nhân và cộng đồng nằm trong sự phục vụ vô vị lợi đối với người khác, và trong việc sử dụng thế giới thiên nhiên một cách đầy khôn ngoan và kính trọng. Và điều này khiến tôi phải lập lại những lời sau đây của Đức Phao-lô VI: „Cấu trúc của nền văn minh hiện đại phải được kiến tạo trên những nguyên tắc tinh thần, đó là những nguyên tắc mà chúng không chỉ có khả năng hỗ trợ nền văn mình đó, nhưng cũng còn chiếu sáng nó nữa“ (Diễn văn trước các đại diện của các chính phủ ngày mồng 04 tháng 10 năm 1965).

Martin Fierro – một người chăn gia súc và cũng là một nhăn văn cổ điển của nền văn học tại quê hương tôi, đã hát rằng: „Những người anh em nên hiệp nhất, vì đó là điều luật đầu tiên. Họ nên bảo vệ sự hiệp nhất đích thực trong thời buổi tốt đẹp cũng như trong thời khắc khó khăn. Vì nếu họ tranh cãi với nhau thì những kẻ thù từ bên ngoài sẽ ngấu nghiến họ.

Thế giới ngày nay, mà theo quan sát, nó có tính rất liên kết, đang trải qua một sự tan vỡ thường xuyên và càng ngày càng nát vụn về mặt xã hội, mà sự tan vỡ ấy đang gây tổn hại đến toàn thể „những điều căn bản của cuộc sống xã hội“ và „rốt cục kích động chúng ta chống lại nhau để bảo vệ những mối bận tâm của riêng mình“ (Thông Điệp Laudato si‘, 229).

 Thời gian hiện tại đang mời gọi chúng ta, thúc đẩy những hành động mà chúng tạo ra những động lực mới trong xã hội, cho tới khi chúng mang hoa trái vào trong những biến cố quan trọng và có tính lịch sử (xc. Thông Điệp Evangelii gaudium, 223). Chúng ta sẽ không thể thực hiện được cho mình việc trì hoãn tương lai. Tương lai đòi hỏi từ phía chúng ta những quyết định cụ thể và có tính toàn cầu trong bối cảnh có những cuộc xung đột trên khắp thế giới, mà những cuộc xung đột ấy đay đẩy cao con số những người bị loại trừ và những người cùng khốn.

Việc xây dựng luật pháp quốc tế đáng ca ngợi của tổ chức Liên Hiệp Quốc và của tất cả các hoạt động thuộc về tổ chức này, mà nó còn có khả năng cải thiện giống như bất cứ công việc nào khác của con người, và đồng thời nó cũng rất cần thiết, có thể trở thành sự bảo đảm của một tương lai chắc chắn và hạnh phúc đối với các thế hệ đang đến. Và nếu các vị đại diện của các chính phủ hiểu được, thì đó sẽ là việc dập tắt những mối quan tâm cục bộ và những ý thức hệ, và kiếm tìm cách chân thành những gì có lợi cho niềm hạnh phúc chung. Tôi cầu xin Thiên Chúa toàn năng, xin Ngài ban cho chúng ta điều đó. Và tôi xin cam đoan với quý vị về sự hỗ trợ và lời cầu nguyện của tôi, cũng như về sự hỗ trợ và lời cầu nguyện của tất cả các tín hữu thuộc Giáo hội Công giáo, để cho cơ quan này, và tất cả các quốc gia thành viên của nó, cũng như từng quốc gia, từng cá nhân với chức năng riêng của mình, có thể thực hiện được một sự phục vụ đầy công hiệu đối với nhân loại – đó là một sự phục vụ mà nó biết kính trọng sự khác biệt và biết cách củng cố những gì tốt nhất của mỗi dân tộc cũng như của mỗi công dân, để mang đến niềm hạnh phúc cho tất cả. Xin Đấng Tối Cao ban sự bình an và sự thịnh vượng cho tất cả quý vị, cũng như cho tất cả các dân tộc của quý vị. Xin hết lòng cám ơn.

 

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ ngày 25 tháng 09 năm 2015

 

ĐTC Phan-xi-cô

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 

 


Văn Kiện Giáo Hội