ĐGH Phanxicô - Diễn Văn Trước Hội Thảo Quốc Tế Về Chăm Sóc Mục Vụ Ơn Gọi

(masimpress.com/ 23 October 2016)

Đức Giáo Hoàng tại Hội Thảo Quốc Về về Chăm Sóc Mục Vụ Ơn Gọi (OSS_ROM)

Thưa Các Đức Hồng Y,

Thưa Anh Em Giám Mục và Linh Mục,

Thưa Anh Chị Em,

Tôi xin đón tiếp các bạn bằng niềm vui vào cuối buổi hội thảo, được Bộ Giáo Sĩ tổ chức, và tôi xin cám ơn Đức Hồng Y Beniamino Stella vì những lời tốt lành mà Ngài dành cho tôi thay mặt toàn thể.

Tôi thú nhận cùng các bạn là tôi luôn cảm thấy một chút e ngại khi sử dụng một số cách diễn đạt phổ biến của ngôn ngữ hàng giáo sĩ chúng tôi: chăm sóc “mục vụ ơn gọi” có thể khiến người ta nghĩ về nhiều thành phần của hoạt động của giáo hội, một văn phòng Giáo Triều, hay có lẽ, việc xây dựng một kế hoạch. Tôi không nói rằng điều này không quan trọng, nhưng còn có điều quan trọng hơn nhiều: chăm sóc mục vụ ơn gọi là một cuộc gặp gỡ với Chúa! Khi chúng ta đón nhận Đức Kitô chúng ta đang sống một cuộc gặp gỡ mang tính quyết định, vốn chiếu giãi ánh sáng trên sự hiện hữu của chúng ta, tách chúng ta ra khỏi nổi đau khổ của thế giới nhỏ hẹp của chúng ta và làm cho chúng ta trở nên các môn đệ say đắm Vị Thầy.

Thật không phải tình cờ mà các bạn chọ chủ đề cho Hội Thảo của các bạn là “Miserando atque eligendo” lời của Bậc Đáng Kính Bede. Các bạn biết – tôi đã nói về điều này trong một dịp khác – rằng tôi đã chọn câu khẩu hiệu này gợi nhắc về những năm tháng tuổi trẻ của tôi mà trong đó tôi cảm thấy lời mời gọi mạnh mẽ của Thiên Chúa: nó không diễn ra sâu một buổi hội thảo hay vì một lý thuyết tốt, mà vì có kinh nghiệm về các nhìn đầy lòng thương xót của Chúa Giêsu trên tôi. Điều đó như thề này, tôi nói sự thật với các bạn. Do đó, thật tốt lành khi các bạn đến đây, từ nhiều nơi trên thế giới, để suy tư về chủ đề nhưng, xin vui lòng, chớ gì nó đừng kết thúc như một buổi hội thảo tuyệt vời! Việc chăm sóc mục vụ ơn gọi là học về phong cách của Chúa Giêsu, điều diễn ra nhiều lần trong cuộc sống hằng ngày, những lần dừng lại mà không vội vã và, nhìn vào anh chị em bằng lòng thương xót, dẫn họ đến việc gặp gỡ Thiên Chúa là Cha.

Các tác giả tin mừng thường làm chứng cho một sứ mạng đặc biệt của Chúa Giêsu. Ngài ra đi trên các nẻo đường và lên đường (x. Lc 9:51), “Ngài đi vào các thành và các ngôi làng” (x. Lc 9:35) và đi đến gặp những người đau khổ và niềm hy vọng của người dân. Ngài là một “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, Đấng sống ngay giữa những mái nhà của con cái của Ngài và không sợ hoà vào giữa đám đông trong các thành phố của chúng ta, trở thành một nắm men của sự mới mẻ nơi mà người dân đang vật lộn cho một cuộc sống khác. Chúng ta cũng thấy chi tiết tương tự trong trường hợp ơn gọi của Thánh Mát-thêu: trước hết Chúa Giêsu đi ra để rao giảng, và rồi Ngài thấy ông Lêvi đang ngồi ở bàn thu thuế và, cuối cùng, Ngài gọi ông(x. Lc 5:27). Chúng ta có thể dừng lại ở ba động từ này vốn chỉ ra chiều kích năng động của tất cả mọi sự chăm sóc mục vụ ơn gọi: ra đi, thấy, và tuyển chọn.

Trước hết: ra đi. Việc chăm sóc mục vụ ơn gọi cần một Giáo Hội di chuyển, có khả năng mở rộng các biên giới của mình, không dựa vào sự hẹp hòi của những toan tính con người hay sự sợ hãi phạm sai lỗi, nhưng dựa trên phương thế rộng của trái tim đầy lòng thương xót của Thiên Chúa. Không thể có được một mùa bội thu ơn gọi nếu chúng ta chỉ ở lại trong “thái độ tự mãn vốn nói rằng: “Chúng ta vẫn luôn làm theo cách này”, mà không có “sự can đảm và sáng tạo trong nhiệm vụ suy nghĩ lại mục tiêu, cấu trúc, phong cách và các phương pháp truyền giáo trong các cộng đoàn của mình” (Tông Huấn Evangelii Gaudium). Chúng ta phải học ra đi khỏi những khô cứng của chúng ta, những điều làm cho chúng ta không có khả năng thông truyền niềm vui của Tin Mừng, khỏi những công thức chuẩn của chúng ta vốn thường là lỗi thời, ra khỏi những phân tính mang tính định kiến vốn đóng khung đời sống con người trong những mưu đồ lạnh lùng. Chúng ta phải đi ra khỏi tất cả những điều này.

Tôi xin gọi cách đặc biệt Các Mục Tử của Giáo Hội, các Giám Mục và linh mục: các bạn là những người chịu trách nhiệm chính đối với ơn gọi Kitô Hữu và linh mục, và nhiệm vụ này không thể biến thành một kiểu quan liêu được. Các bạn cũng đã trải qua một cuộc gặp gỡ làm thay đổi cuộc đời các bạn, khi một linh mục khác – một linh mục coi xứ, một cha giải tội, một cha linh hướng – làm cho các bạn kinh nghiệm được vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa. Và vì vậy các bạn cũng thế: ra đi, lắng nghe người dân của các bạn – sự nhẫn nại là cần thiết! -, có thể giúp họ biện phân những rung động của tâm hồn và giúp họ bước đi. Thật là buồn khi một linh mục chỉ sống cho riêng mình, khép lòng mình lại trong khu rừng của Nhà Xứ, phòng thánh, hoặc một nhóm nhỏ những người “rất trung tín”. Trái lại, chúng ta được mời gọi để trở thành những Mục Tử ở giữa dân, biết dẫn dắt một sự chăm sóc mục vụ của sự gặp gỡ và biết dành thời gian để đón tiếp và lắng nghe hết mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Thứ hai: thấy, ra đi, thấy. Khi Ngài đi qua các nẻo đường, Chúa Giêsu dừng lại, và Ngài nhìn vào các ngã tư, mà không vội vàng. Chính điều này làm cho lời mời gọi của Ngài trở nên thu hút và hấp dẫn. Thật không may, ngày nay, tốc độ và vận tốc của những xung năng mà chúng ta bị lệ thuộc không luôn luôn có chỗ cho sự thinh lặng nội tâm mà lời mời gọi của Thiên Chúa ở trong ấy vang vọng. Đôi khi, việc thực hiện mối nguy này ở trong các cộng đoàn của chúng ta là điều có thể: các Mục Tử và các nhân sự mục vụ bị mắc bẫy vào tốc độ, quá mức bận tâm đến nhiều thứ phải làm, điều có nguy cơ rơi vào một chủ nghĩa hoạt động tổ chức sáo rỗng, không có khả năng dừng lại để gặp gỡ con người. Thay vào đó, Tin Mừng giúp chúng ta thấy rằng một ơn gọi bắt đầu từ một cái nhìn của lòng thương xót dừng lại trên tôi. Đó chính là thuật ngữ“miserando”, vốn đồng thời diễn tả một cái ôm của đôi mắt và tâm hồn. Do đó chính Chúa Giêsu đã nhìn đến Mát-thêu. Sau cùng, “người thu thuế” này đã không tiếp nhận một cái nhìn coi khinh hay phán xét, mà là cảm thấy được nhìn vào bên trong bằng tình yêu. Chúa Giêsu thách đố những thành kiến và sự ưu tuyển của con người. Ngài tạo ra một không gian mở, mà trong đó Mát-thêu có thể nhìn vào cuộc đời mình một lần nữa và bắt đầu một hành trình mới.

Đây là cách mà tôi nghĩ về phong cách chăm sóc mục vụ ơn gọi. Và, xin cho phép tôi, tôi hình dung theo cùng một cách nhìn của mọi Mục Tử: chú tâm, không vội vàng, và có khả năng dừng lại và đọc chiều sâu, biết đi vào trong đời sống của người khác mà không làm cho người ấy cảm thấy bị đe doạ hay bị phán xét. Cái nhìn của Vị Mục Tử là một cái nhìn có khả năng khích lệ sự kinh ngạc trước Tin Mừng, có khả năng làm thức tỉnh sự hôn mê mà trong đó nền văn hoá tiêu thụ và sự hời hợt ngự trị trong chúng ta và có khẳ năng gợi lên những câu hỏi đúng đắn về niềm hạnh phúc, đặc biệt nơi người trẻ. Đó là một cái nhìn biện phân, vốn đồng hành với các cá nhân, mà không hề chiếm lĩnh lương tâm của họ hoặc giả vờ để kiểm soát ân sủng của Thiên Chúa. Một cách tốt lành, đó là một cái nhìn chú tâm và tỉnh thức, do đó, mời gọi liên tục được thanh luyện. Và khi đó là một vấn đề về các ơn gọi linh mục và về việc đi vào Chủng viện, thì tôi xin anh em hãy thực hiện sự biện phân trong sự thật, có một cái nhìn sáng suốt và cẩn trọng, mà không có sự xem nhẹ hay hời hợt. Tôi nói điều này cách riêng với Anh Em Giám Mục: hãy tỉnh thức và cẩn trọng. Giáo Hội và thế giới cần những linh mục trưởng thành và quân bình, những Mục Tử can đảm và đại lượng, có khả năng gần gũi, lắng nghe và thương xót.

Hãy ra đi, thấy và, hành động thứ ba là kêu gọi. Đó là một động từ chính của ơn gọi Kitô Giáo. Chúa Giêsu không thực hiện những bài diễn văn dài dòng, Ngài không đưa ra một chương trình phải dính bén, Ngài không tham gia vào việc cải đạo hay đưa ra những câu trả lời đóng gói trước. Hướng về Mát-thêu, Ngài tự giới hạn bản thân Ngài khi nói: “Hãy theo Ta!” Do đó Ngài khơi gợi ở nơi ông sự hăng say khám phá ra một mục tiêu mới, mở cuộc đời ông ra trước một “nơi” vốn vượt ra khỏi chiếc bàn nhỏ bé mà ông đang ngồi. Lòng muốn của Chúa Giêsu là làm cho người dân đứng lên, di chuyển họ từ một tình trạng ngồi lì chết người, phá vỡ sự ảo tưởng rằng người ta có thể sống hạnh phúc khi vẫn ngồi an nhàn trong sự an toàn của bản thân.

Lòng khao khát kiếm tìm này, vốn thường có ở nơi người trẻ, là kho tàng mà Chúa đặt vào trong tay của chúng ta và điều mà chúng ta phải tìm kiếm, chăm sóc và làm cho trổ sinh. Chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu, Đấng đi qua những nẻo đường của sự hiện hữu, thu hút mong muốn của người kiếm tìm, sự thất vọng của một đêm trắng bắt cá mà chẳng được gì. Lòng khao khát cháy bỏng của người phụ nữ đi ra bờ giếng và múc nước, hay một sự cần thiết mạnh mẽ phải thay đổi cuộc đời. Vì thế, chúng ta cũng thế, thay vì làm giảm niềm tin xuống thành một cuốn sách của những công thức hay toàn bộ những qui định phải tuân giữ, thì có thể giúp người trẻ biết đưa ra những câu hỏi đúng cho chính bản thân chúng; ra đi và khám phá niềm vui của Tin Mừng.

Tôi biết rõ rằng nhiệm vụ của các bạn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng gì và rằng, đôi khi, ngoài một sự dấn thân đại lượng, thì các kết quả có thể là hiếm hoi và chúng ta có nguy cơ thất vọng và nản lòng. Tuy nhiên, nếu chúng ta đừng khép kín bản thân chúng ta trong sự phàn nàn và tiếp tục “ra đi” để loan báo Tin Mừng, thì Chúa sẽ ở cạnh chúng ta và ban cho chúng ta lòng can đảm để thả lưới ngay cả khi chúng ta mỏi mệt và thất vọng vì chẳng bắt được gì.

Cách riêng đối với các Giám Mục và linh mục, tôi muốn ói: hãy duy trì trong việc làm cho bản thân anh em trở nên gần gũi, trong sự gần gũi – sự gần gũi của Người Cha và Người Con với chúng ta -; hãy duy trì ra đi, trong việc gieo Lời, bằng cái nhìn của lòng thương xót. Chăm sóc mục vụ ơn gọi được giao cho hành động mục vụ của anh em, sự biện phân của anh em và lời cầu nguyện của anh em. Hãy để ý để cổ võ việc áp dụng các phương pháp khả thi, thi hành nghệ thuật biện phân và trao ban động lực, ngang qua việc phúc âm hoá, mà ơn gọi linh mục và tu sĩ được mời gọi. Đừng sợ loan báo Tin Mừng, gặp gỡ, hướng dẫn đời sống cho người trẻ. Và đừng sợ trong việc đề xuất cho chúng lối sống của đời linh mục, thể hiện, trước hết bằng tất gương vui tươi của anh em, đi theo Chúa thật tốt lành biết bao và trao ban đời sống của các bạn mãi mãi. Và, như là nền tảng của công việc này, hãy luôn nhớ tín thác bản thân của anh em cho Chúa, khẩn xin Ngài ban cho những người thợ mới vì cánh đồng của Ngài và cổ võ những sáng kiến cầu nguyện để cổ võ ơn gọi.

Tôi hy vọng những ngày này – mà trong đó có quá nhiều sự phong phú đã được đưa ra, cũng nhờ vào những Vị Điều Phối tham gia – sẽ góp phần gợi nhắc lại việc chăm sóc mục vụ ơn gọi là một nhiệm vụ nền tảng trong Giáo Hội và mời gọi đặt ra vấn đề về sứ vụ của các Mục Tử và của người giáo dân. Đó là một sứ mạng khẩn thiết mà Chúa mời gọi chúng ta thực thi bằng sự đại lượng. Tôi đảm bảo với các bạn về lời cầu nguyện của tôi, và xin vui lòng, đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin cám ơn!

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)

 


Văn Kiện Giáo Hội