Sứ Điệp của ĐTC Phan-xi-cô nhân Ngày Quốc Tế về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội lần thứ 50: „Truyền Thông và Lòng Thương Xót – một cuộc gặp gỡ phong nhiêu

 

Anh chị em thân mến,

Năm Thánh Lòng Thương Xót mời gọi chúng ta suy tư về mối tương quan giữa truyền thông và Lòng Thương Xót. Trong thực tế, Giáo hội được hiệp nhất với Chúa Ki-tô, Đấng là hiện thân của Thiên Chúa đầy Lòng Xót Thương, được kêu gọi sống Lòng Thương Xót như là một nét đặc trưng miêu tả về sự hiện hữu cũng như về những hành động của mình. Điều mà chúng ta sẽ nói và như chúng ta đã nói về nó, bất cứ lời nói hay cử chỉ nào cũng đều phải có khả năng diễn tả mối cảm thông, sự trìu mến và ơn tha thứ mà Thiên Chúa mang đến cho tất cả. Tự bản chất, Tình Yêu vốn là sự truyền thông, nó dẫn tới việc mở bản thân mình ra và không tự dựng nên những vách ngăn. Và nếu con tim của chúng ta cũng như những cử chỉ của chúng ta được gây phấn chấn bởi Đức Ái đối với tha nhân và bởi Tình Yêu của Thiên Chúa, thì sự truyền thông của chúng ta sẽ trở thành một người đem đến sức mạnh của Thiên Chúa.

Chúng ta được kêu gọi bước vào trong sự hiệp thông với tất cả, với tư cách là những người con của Thiên Chúa, mà không hề có sự loại trừ bất cứ một ai. Trong một cách thức đặc biệt, việc chuyển giao Lòng Thương Xót để làm sao cho Lòng Thương Xót ấy đụng chạm đến được con tim của mọi người, và hỗ trợ họ trên con đường tiến tới sự sung mãn của cuộc sống, căn bản thuộc về ngôn ngữ và hành động của Giáo hội. Chúa Giê-su Ki-tô được sai đến bởi Thiên Chúa và đã đến với chúng ta hầu mang sự sung mãn của cuộc sống ấy đến cho tất cả. Vấn đề nằm ở chỗ là đón nhận vào trong chúng ta và phát tán hơi ấm của Mẹ Giáo hội để Chúa Giê-su được nhận biết và yêu mến – bất cứ hơi ấm nào mà chúng hình thành nên thực thể của những lời thuộc Đức Tin, và đốt lên „ngọn lửa cháy sáng“ trong việc loan báo Tin Mừng cũng như trong việc làm chứng, đều có khả năng làm cho những lời ấy trở nên sống động.

Sự truyền thông có sức mạnh kiến tạo nên những cây cầu, thúc đẩy sự gặp gỡ và sự liên kết, và như thế, có khả năng làm phong phú hóa xã hội. Thật tuyệt vời biết chừng nào nếu như người ta thấy được chuyện đang có biết bao nhiêu là những con người ngày ngày cố gắng để chọn lựa cách cẩn mật những lời nói và những cử chỉ của mình, hầu thắng vượt sự hiểu lầm, chữa lành những ký ức bị gây tổn thương cũng như kiến tạo nền hòa bình và sự hòa điệu. Những lời nói có thể kiến tạo nên những cây cầu giữa những con người, những gia đình, những nhóm xã hội và giữa các dân tộc. Và điều đó nằm trong cả lãnh vực thể lý lẫn lãnh vực số học. Vì thế, ước chi những lời nói và những hành động có thể đạt tới được chỗ là, chúng sẽ giúp chúng ta vượt ra khỏi vòng xoắn quỷ ma của những sự kết án báo thù, mà chúng vẫn đang tiếp tục giam hãm những cá nhân và những quốc gia, và dẫn tới những thái độ đầy tính hằn thù. Trái lại, lời nói của người Ki-tô hữu phải tương ứng với niềm mong ước muốn làm cho xã hội được phát triển, và thậm chí, phải cố gắng không bao giờ phá hủy mối tương quan và sự hiệp thông nếu như phải kết án sự ác một cách không nhân nhượng.

Vì thế, tôi muốn mời gọi tất cả mọi người thành tâm thiện chí, hãy tái khám phá ra quyền năng của Lòng Thương Xót, mà Lòng Thương Xót ấy đã đến để chữa lành những mối tương quan vỡ vụn, cũng như tái mang nền hòa bình và sự hòa điệu vào trong các gia đình và vào trong các xã hội. Tất cả chúng ta đều biết, những vết thương cũ và mối ác cảm được duy trì lâu ngày đang giam hãm con người như thế nào, và chúng có thể ngăn cản việc đón nhận mối tương quan và việc giao hòa. Và điều đó cũng liên quan đến những mối tương quan của các dân tộc. Trong tất cả những trường hợp ấy, Lòng Thương Xót có khả năng đặt ra một dạng thức mới trong quá trình đối thoại với nhau, cũng như có khả năng bước vào trong cuộc đối thoại. Shakespeare đã diễn tả điều đó một cách hùng hồn rằng: „Lòng Thương Xót không phải là một bổn phận. Nó đến từ Trời Cao, giống như sự khoan khoái dễ chịu của cơn mưa nhỏ từng giọt xuống trái đất. Nó là một phúc lành kép: Nó chúc lành cho người nào chấp thuận nó, cũng như cho người đón nhận nó“ (The Merchant of Venice, Act 4, Scene 1).

Niềm hy vọng nằm ở chỗ là, ngay cả ngôn ngữ chính trị và ngôn ngữ ngoại giao cũng để cho mình được gợi hứng bởi Lòng Thương Xót, mà Lòng Thương Xót ấy không bao giờ từ bỏ một điều gì đó khi nó bị mất. Tôi kêu gọi một cách đặc biệt những người mà họ đang gánh vác trách nhiệm trong lãnh vực thuộc về các cơ quan tổ chức, và trong lãnh vực chính trị, cũng như trong lãnh vực giáo dục tư tưởng, hãy luôn cẩn trọng trong những gì liên quan đến những phát biểu của mình về những suy nghĩ hay những hành động của người khác, ngay cả về những người mà có thể họ đã phạm phải một lỗi lầm. Người ta quá dễ dàng buông mình trước cơn cám dỗ muốn tận dụng những tình trạng như thế, và bằng cách là đổ thêm dầu vào lửa ngờ vực, lửa sợ hãi và lửa hận thù. Thay vào đó, người ta cần phải can đảm để hướng con người đến những quy trình hòa giải, và chính sự can đảm tích cực và sáng tạo này lại là điều đưa đến những giải pháp thực sự cho những xung đột cũ, cũng như giới thiệu những cơ hội để phát triển một nền hòa bình vững chắc. „Phúc cho những ai có Lòng Thương Xót, vì họ sẽ được xót thương […] Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa“ (Mt 5,7.9).

Cha vô cùng mong muốn rằng, cách thức truyền thông của chúng ta cũng như sứ vụ của chúng ta với tư cách là những mục tử của Giáo hội, không bao giờ diễn tả sự kênh kiệu cao ngạo của sự chiến thắng trên một kẻ thù, cũng không bao giờ sỉ nhục những người mà tâm lý thế gian nhìn họ như là những người bị thua cuộc, và như là những người bị loại trừ! Lòng Thương Xót có thể giúp làm giảm nhẹ những nghịch cảnh của cuộc sống, và mang hơi âm đến cho những người mà họ chỉ trải qua sự giá lạnh của sự tiên kiến. Ước chi phong cách truyền thông của chúng ta sẽ có tính chất rằng, nó sẽ vượt qua lô-gich của sự phân chia một cách rạch ròi giữa những tội nhân và người công chính. Chúng ta có thể và phải phê phán những tình trạng tội lỗi – bạo lực, hủ hóa, tham những, bóc lột v.v… -, nhưng chúng ta không được phép kết án con người, vì chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể thấu hiểu nơi sâu thẳm nhất của cõi lòng họ. Nhiệm vụ của chúng ta là cảnh báo những người đã phạm phải lỗi lầm, bằng cách là chúng ta tố cáo những điều xấu xa và bất công của những thái độ nào đó, với mục đích là giải thoát nạn nhân và nâng đỡ những người đã ngã sa. Tin Mừng theo Thánh Gio-an nói với chúng ta rằng: „Sự thật sẽ giải thoát anh em“ (8,32). Sự thật cuối cùng chính là Chúa Ki-tô, mà Lòng Thương Xót êm ái của Ngài chính là thước đo đối với cách thức của chúng ta trong việc công bố sự thật và kết án sự bất công. Sứ mạng chính yếu của chúng ta hệ tại ở chỗ là củng cố chân lý bằng Đức Ái (xc. Eph 4,15). Chỉ những lời được nói với Tình Yêu và được đồng hành bởi sự dịu hiền và Lòng Thương Xót, mới có thể gặp gỡ được con tim của những tội nhân chúng ta. Những lời cay độc và nặng tính luân lý sẽ có nguy cơ dẫn tới chuyện làm xa cách những con người mà chúng ta muốn khuyến khích họ hối cải cũng như muốn dẫn họ đi vào trong sự tự do, bằng cách là chúng ta củng cố thêm thái độ khước từ và sự kháng cự nội tâm của họ.

Một số người nghĩ rằng, một quan điểm xã hội được đặt nền móng trên Lòng Thương Xót sẽ không thể tha thứ, không thực tế, hay quá khoan dung. Nhưng một lần nữa, chúng ta hãy cố gắng để hồi tưởng lại những kinh nghiệm đầu tiên của chúng ta về mối tương quan trong cung lòng gia đình. Cha mẹ chúng ta đã yêu thương và quý trọng chúng ta nhiều hơn cái mà chúng ta là, vượt lên trên cả những khả năng và những thành công của chúng ta. Tất nhiên, các bậc cha mẹ luôn mong muốn điều tốt nhất cho con cái mình, nhưng Tình Yêu của họ không bao giờ lệ thuộc vào chuyện có đạt được mục tiêu hay không. Nhà của cha mẹ chính là nơi mà tại đó bạn luôn luôn được đón nhận (xc. Lc 15,11-32). Tôi muốn khích lệ tất cả mọi người đừng bao giờ hiểu xã hội loài người như là một không gian mà trong đó những người lạ sẽ phải cạnh tranh và cố gắng để vượt qua, nhưng đúng hơn, hãy hiểu nó như là một ngôi nhà hay như một gia đình mà tại đó, những cánh cửa luôn luôn rộng mở, và tại đó, người ta luôn cố gắng đón nhận lẫn nhau.

Nền tảng căn bản đối với điều đó chính là sự lắng nghe. Truyền thông có nghĩa là chia sẻ với nhau, và điều đó đòi hỏi sự lắng nghe, sự đón nhận. Lắng nghe có nhiều ý nghĩa hơn là nghe. Việc nghe liên quan tới lãnh vực thông tin; nhưng trái lại, lắng nghe hướng tới mối tương quan và đòi hỏi sự gần gũi. Việc lắng nghe sẽ cho phép chúng ta có được một thái độ đúng đắn, bằng cách là chúng ta từ bỏ tình trạng an nhiên tự tại của một khán giả, của một người sử dụng và của một người tiêu dùng. Lắng nghe cũng có nghĩa là có khả năng tham dự vào những vấn nạn và những nghi nan, để đi từ phía này sang phía bên kia trên một con đường, hầu tách mình ra khỏi bất cứ tính kiêu ngạo nào mà nó nghĩ rằng mình toàn năng, và khiêm tốn đặt tất cả những khả năng cũng như những hồng ân của riêng mình vào trong sự phục vụ lợi ích chung.

Việc lắng nghe không bao giờ là chuyện dễ dàng. Đôi khi giả điếc lại là một điều khoan khoái dễ chịu. Lắng nghe có nghĩa là thể hiện sự chăm chú trước lời nói của kẻ khác, mong muốn hiểu được được những lời nói đó, gán cho những lời nói đó một giá trị, kính trọng và bảo vệ chúng. Trong lúc lắng nghe, một hình thức Tử Đạo sẽ diễn ra, đó là sự hy sinh bản thân mình, trong đó, một cử chỉ thánh thiện sẽ được lập lại, và đó là cử chỉ mà Mô-sê đã thực hiện trước bụi gai bốc cháy: phải cởi dép ra trên „đất thánh“ của sự gặp gỡ với người khác, tức người đang nói với tôi (xc. Xh 3,5). Để có thể lắng nghe, đó là một hồng ân khôn tả, một hồng ân mà người ta phải nài xin để tập cho thuần thục và để vận dụng nó.

Ngay cả thư điện tử E-Mail, tin nhắn SMS, mạng xã hội hay Chat cũng đều là những hình thức hoàn toàn của truyền thông nhân loại. Không phải công nghệ sẽ xác định liệu truyền thông có đáng tin hay không, nhưng là do con tim của nhân loại và khả năng của họ trong việc sử dụng tốt những phương tiện đang có sẵn. Những mạng thông tin xã hội có khả năng hỗ trợ các mối tương quan cũng như có khả năng thúc đẩy niềm hạnh phúc của xã hội, nhưng chúng cũng có thể dẫn tới một sự phân cực rộng rãi cũng như dẫn tới mối bất hòa giữa những con người và những nhóm. Lãnh vực kỹ thuật số chính là một địa bàn, là một nơi của sự gặp gỡ, mà tại đó người ta có thể âu yếm hay xúc phạm nhau; có thể thực hiện một cuộc đối thoại đầy ích lợi, hay có thể phạm phải một sự vu khống làm hủy hoại thanh danh người khác. Vì thế tôi cầu xin Chúa, xin cho Năm Hồng Ân đang được sống trong Lòng Thương Xót „sẽ mở chúng ta ra cho sự đối thoại, để chúng ta học làm quen với nhau cũng như học hiểu nhau cách tốt hơn. Năm Hồng Ân này sẽ giúp thắng vượt bất cứ hình thức khép kín hay bất kính nào, cũng như sẽ giúp đuổi xa tất cả mọi hình thức bạo lực và kỳ thị, phân biệt đối xử“ (Tông Sắc Công Bố Năm Thánh Lòng Thương Xót Misericordiae vultus, 23). Ngay cả một tinh thần công dân thực thụ cũng được kiến nạo nên trong các trang mạng xã hội. Sự tiếp cận đối với các mạng lưới kỹ thuật số làm cho chúng ta phải có trách nhiệm đối với người khác, mà người ấy chúng ta không nhìn thấy, nhưng họ đang hiện hữu thực sự và cũng đang thủ đắc phẩm giá riêng của họ, mà phẩm giá đó phải được kính trọng. Các trang mạng điện tử có thể được sử dụng tốt để làm cho một xã hội lành mạnh và mở ra đối với sự chia sẻ, được phát triển.

Phương tiện truyền thông, các địa hạt và các phương tiện của nó đã dẫn tới một chân trời rộng mở đối với nhiều người. Đó là một hồng ân của Thiên Chúa, và đó cũng là một trách nhiệm to lớn. Tôi thích định nghĩa sức mạnh của truyền thông là một sự „trở nên gần gũi“. Sự gặp gỡ của truyền thông và của Lòng Thương Xót sẽ sinh hoa kết trái trong mức độ mà trong đó phát sinh ra sự trở nên gần gũi, và sự gần gũi ấy sẽ dẫn tới việc chăm sóc người khác, an ủi họ, chữa lành, đồng hành và cùng mừng vui với họ. Tong một thế giới bị chia tách, vỡ vụn và phân cực, thì việc vun đắp cho một sự truyền thông trong Lòng Thương Xót có nghĩa là, thực hiện sự dấn thân để có được một sự gần gũi tốt lành, tự do và liên đới giữa những người con của Thiên Chúa, và giữa những người anh chị em trong nhân loại.

Vatican ngày 24 tháng 01 năm 2016

Nhân dịp Lễ Kính Thánh Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô

ĐTC Phan-xi-cô

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 


Văn Kiện Giáo Hội