Cái “chống” của Dan (Brown) sao mà tối tăm thế !

Bài viết của Đức Tổng Giám Mục George Niederauer

 

“Lời nói dối đi nữa vòng trái đất trong khi sự thật thì chân mới xỏ giày.”

(Mark Twain)

 

Phản ứng đầu tiên của tôi đối với quyển tiểu thuyết của Dan Brown, “The Da Vinci Code” (Tạm dịch: Mật mã Da Vinci) là: ”Một tác phẩm tưởng tượng, gây xúc động, lâm ly. Ai cũng biết như vậy“ Tôi sai. Một bạn trẻ của tôi gặp người bạn gái học cùng lớp trong một trường trung học Công giáo thổ lộ rằng cô ấy đã nghĩ phải chối bỏ đức tin sau khi đọc “The Da Vinci Code”. Anh bạn trẻ hỏi: “Bạn chối bỏ đức tin chỉ vì một quyển tiểu thuyết sao!?” Cô ấy trả lời: “Vâng, nhưng đó là  sự thật!”

 

Ui, không phải đâu! Bộ phim đóng từ “The Da Vinci Code” sắp trình chiếu khắp nơi trong nước. Carl Olson đã cho chúng ta biết tác phẩm từng bán rất chạy này qua nhiều tầm mức: nào là tiểu thuyết thánh sử, huyễn hoặc, gây xúc động, lý thuyết có mưu đồ và biểu lộ tâm linh. Bộ phim này sẽ có cơ hội tốt để tác động vào các điều vừa kể. Như Amy Welborn đã điểm, “The Da Vinci Code” là tác phẩm tưởng tượng nhưng tác giả lại có những xác quyết về lịch sử và trình bày chúng như những sự kiện được rộng rãi chấp nhận, được giới thiệu bằng những cụm từ như “các sử gia nói” và “các học giả nhận biết”.

 

     Olson liệt kê nhiều yêu cầu Brown đưa ra: Giêsu chỉ là một con người, và những người Kitô hữu đầu tiên không tin Giêsu là Thiên Chúa; Kitô giáo là một sự giả mạo đánh khinh; mọi yêu cầu về đối tượng chân lý tôn giáo phải được bải bỏ. Những xác quyết này đòi hỏi có một sự giải đáp thực tế từ phía những tín hữu Kitô giáo. Giờ đây thì có đọc giả lại nói rằng tín hữu đang chỉ biết phản ứng với lo sợ và phẫn nộ đối với quyển sách bài bác niềm tin của họ. Bởi thế chúng ta cần lắng nghe những lời phê bình từ một bối cảnh văn học, không thiên về tín ngưỡng.

 

Một trong những lời phê bình là của bà Laura Miller, trong phần Điểm Sách của Tờ Nữu Ước Thời Báo (The New York Times Book Review) (“The Da Vinci Con“, Feb. 22, 2004, p. 23): “Điều mà như càng lúc càng thấy rõ hơn là ‘The Da Vinci Code’, cũng như ‘Holy Blood, Holy Grail’ (*) xuất phát từ một sự dối trá mà ai cũng biết”. Miller nói rằng cái chú ý đến chất liệu về một Maria Ma-đa-lê-na và Tu viện Sion lệ thuộc vào những tài liệu ngụy tạo cài vào Thư Viện Quốc Gia tại Paris do tay Pierre Plantard, “một tên vô lại thâm căn cố đế mang một án tích với tội danh lừa đảo và liên can đến trận tuyến của các nhóm cánh hữu và bài xích Do Thái.”

 

Miller kết luận: “Duy một việc có năng lực hơn một mưu đồ nhắm vào toàn cầu, tưởng chừng là khát vọng của chúng ta để tin vào một đấng”.

 

Sau đây là một ít những gian dối trong “The Da Vinci Code”, và song song là những sự thật có liên quan mà, như Twain đã nói, chân đang xỏ giày”.

 

‘Mã’ và ‘Thực’

 

Da Vinci Code (DVC): “... hầu hết những gì mà ông cha của chúng ta dạy về Đức Kitô là sai!”


(*)
“The Holy Blood and the Holy Grail” không phải là một cuốn tiểu thuyết, và cũng không phải là một cuốn lịch sử. Tác giả gọi nó là một cuốn sách “Ước đoán lịch sử” (Historical conjecture). Dựa trên một loạt những tài liệu không đáng tin cậy lắm hai tác giả cuốn “Holy Blood” khẳng định rằng Chúa Jesus không chết trên thập tự giá mà còn sống và lấy bà Mary Magdalen làm vợ...

SỰ THỰC: Đồng ý với tất cả những gì Dan Brown “dạy” về Đức Kitô! Brown tranh luận rằng, cho đến Công Đồng Nicea (325 A.D.), “Đức Giêsu được những người theo coi như là một tiên tri đã chết ... một người vĩ đại và có quyền lực, nhưng vẫn chỉ là một con người. Không phải là Con của Thiên Chúa.” Theo Brown, hoàng đế Constantin đã làm cho Giêsu có thiên tính vào thế kỷ thứ tư.

 

Tuy nhiên, trong thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Phi-lip-phê (năm 55 sau Công Nguyên) thì Đức Giêsu mang hình ảnh Con Thiên Chúa và được phụng thờ là Chúa. Trong Phúc Âm Thánh Gioan, được viết gần hai trăm năm trước năm sinh của Constantin, Thánh Tôma Tông đồ đã tận mắt thấy Đức Giêsu Kitô sống lại và đã kêu lên: “Thầy của con và là Chúa của con!”  Brown không buồn nhắc tới huyễn ảnh thuyết (*) một tà giáo luân lưu trong thế kỷ thứ nhất cho là Đc Giêsu Kitô chẳng những không phải là Thiên Chúa mà cũng chẳng phải là con người.

 

DVC: “Giêsu là người có vợ thì có lý hơn là độc thân với cái nhìn thông thường của chúng ta theo Kinh Thánh.” [Vì sao] “Bởi vì Giêsu là người Do Thái, và theo như tục lệ xã hội đương thời thì thật sự cấm một người đàn ông sống không có vợ”. ... theo như phong tục Do Thái sống độc thân thì bị kết án. “Nếu Giêsu không có vợ thì ít ra một trong các Phúc Âm đã đề cập đến và giải thích về tình trạng độc thân bất thường của ông rồi”.

 

SỰ THỰC: Đức Giêsu độc thân, cũng như tiên tri Jê-rê-mia, Gioan Tẩy Giả, Phaolô Tông Đồ, và thành viên cộng đồng phái Essene (**) Những lời Đức Giêsu phán trên Thánh Giá, trối phó mẹ Người cho Gioan Tông Đồ  săn sóc, nêu được sự thực về sự xác quyết này.

 

Brown nhấn mạnh tính cách quan trọng của tục lệ xã hội thời bấy giờ. “Nếu “tục lệ xã hội” đã là một ưu tiên hàng đầu của Đức Giêsu, há Người đã không (làm phép lạ) chữa bệnh trong ngày Sa-bát, nói chuyện với người phụ nữ nơi giếng nước, không lật đổ bàn của những người đổi tiền trong Đền Thờ, hoặc là quan hệ với những người tội lỗi công khai.

 

Trong khi đó Phúc Âm giải thích về “tình trạng khác thường” của Đức Giêsu, và đây là giáo huấn của Đức Giêsu về tình trạng độc thân, theo Phúc Âm thánh Mat-thêu: “Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu”. (MT 19:12).

 

DVC: “Kinh Thánh mà như ta biết ngày nay đã bị tay tà giáo là hoàng đế La Mã Constantine  Đại Đế san định”.

 

SỰ THỰC: Vào năm 150 sau Công Nguyên (175 năm trước Constantin) những người viết sử Công giáo đã xếp bốn Phúc Âm của thánh Mat-thêu, Mát-cô, Luca, và Gioan, và các thư của thánh Phaolô như là những thông tin đáng tin cậy nhất về cuộc đời Đức Giêsu và niềm tin của các thánh tông đồ. Hơn nữa, như bà Laura Miller đã nhận xét trong tờ Nữu Ước Thời Báo, Brown đã cố nhắm vào cả hai đường trong “The Da Vinci Code”: “Nguồn --- tỉ như Tân Ước --- được thu hút như ‘khả nghi’ và sự chuyển hóa khi đính chánh lý thuyết có mưu đồ, rồi kiểm tra chi li tìm ra những mâu thuẫn có thể hỗ trợ cho mưu đồ”. 

 

 (*) Một học thuyết thuộc vào cuối thế kỷ thứ I đến đầu thế kỷ thứ II, chủ trương đời sống nhân tính của Chúa Giêsu tại trần gian, nhất là đau khổ và sự chết của người chỉ là một số sự huyễn tượng mà thôi.

 

(**) Khoảng thế kỷ thứ II trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ II sau Công Nguyên, các đoàn thể hoặc các hội dòng của những người Do Thái Palestine sống theo nguyên tắc cộng sản với cuộc sống khắc khổ triệt để.

     

DVC: Theo như Brown, “Nhóm của Phêrô” giữa những người Kitô hữu đầu tiên đã vu oan và gán cho Maria Ma-đa-lê-na là quỷ quái và qua đó kết án tất cả phụ nữ.

 

SỰ THỰC: Ngay từ đầu Giáo hội đã tôn vinh Ma-đa-lê-na về lòng trung thành của bà đã đứng dưới chân thánh giá và đến tại cửa mồ. Những người viết sử Công giáo mô tả bà là “môn đệ nối kết các môn đệ” vì chính bà đã mang đến cho họ tin mừng phục sinh của Đức Giêsu. Giáo hội Công giáo mừng ngày kính nhớ Thánh Maria Ma-đa-lê-na hằng năm vào ngày 22 tháng bảy, nhiều nhà thờ cung hiến cho nữ thánh làm quan thầy. Nhà thờ chánh tòa Giáo phận Salk Lake City mang tên thánh Maria Ma-đa-lê-na, bà là quan thầy trên thiên quốc cho toàn giáo phận. Quả lạ lùng khi cho là đã gán ghép là quỷ quái.

 

DVC: “...mọi niềm tin trên thế giới dựa vào sự bịa đặt. Đó là định nghĩa về niềm tin --- chấp nhận cái mà chúng ta tưởng tượng là thật, cái mà chúng ta không chứng minh được”.

 

SỰ THỰC: Đó là đinh nghĩa về niềm tin của một người vô thần. Còn đinh nghĩa niềm tin của một tín đồ thì sao? Có thể là “một sự đáp trả của con người đối với Thiên Chúa”, hoặc, “một sự thừa nhận thoải mái đối với chân lý mà Thiên Chúa đã mặc khải”. Một người không thiên vị cứ để cho một thành viên của chủ nghĩa xã hội cho định nghĩa về chủ nghĩa tư bản, nhưng thành viên ấy cũng phải cho một thành viên chủ nghĩa tư bản cho định nghĩa ngược lại. Tín đồ và người vô thần phải được có quyền như nhau.

 

DVC: “Thật ra mọi yếu tố thuộc nghi lễ Công giáo --- mũ của giám mục, bàn thờ, kinh vinh danh và việc lãnh nhận Thánh Thể, việc “ăn Chúa’ --- đã lấy trực tiếp từ tà đạo của các tôn giáo thần bí”.

 

SỰ THỰC: Ôi, ... Quả là một sự kiện đã lâu đời mà nghi lễ Công giáo đã bắt rễ từ phụng tự Do Thái không có gì đáng ngạc nhiên,  khi mà mọi Kitô hữu đầu tiên là người Do Thái, không phải là những người ngoại giáo xa xưa. Đền thờ ở Giê-ru-sa-lem có những bàn thờ; kinh vinh danh bắt rễ từ Thánh Vịnh 8, 66 và 150; việc lãnh nhận Thánh Thể bắt nguồn từ Lễ Vượt Qua của Do Thái, đã được chính Đức Giêsu và 12 người Do Thái khác cử hành trong Bữa Tiệc Ly.

 

DVC: Nguyên thủy Kitô giáo kính ngày Sa-bát của Do Thái vào ngày Thứ Bảy, nhưng Constantin [thế kỷ thứ 4] đã dời ngày cho phù hợp với những người ngoại giáo kính ngày của mặt trời. Ngày này hầu hết người đi nhà thờ tham dự nghi lễ sáng Chúa Nhật mà không biết rằng họ đang làm theo những người ngoại giáo thờ thần mặt trời hằng tuần --- Ngày của Mặt Trời (Sunday)”.

 

SỰ THỰC: Đức Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết trong ngày đầu tuần, ngày Sunday (Chúa Nhật), vì thế Bí Tích Thánh Thể hằng tuần được bắt đầu cử hành trong “Ngày của Chúa”, ngày Chúa Nhật. Sau đây là lời của thánh Justin Tử đạo đã viết trước năm 165 sau Công nguyên: “Chúng ta quy tụ trong ngày đầu tuần, ngày mà Thiên Chúa tách rời bóng tối và tình trạng uông man để dựng nên vũ trụ, và cũng bởi ngày ấy Đấng Cứu Thế của chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết.”.

 

Tên đặt cho những ngày trong tuần đúng là lấy từ tên của các thần tà giáo như Woden, Thor, Freia, và Saturn. Tuy nhiên, không phải người nào đi dự một buổi tối học hỏi Kinh Thánh ngày Thứ Năm trong năm 2006 này là vì kính thần Thor. Ngẫu nhiên, chỉ có một điều mà Constantin đã làm vào năm 321 (sau Công nguyên) là công bố Chúa Nhật là ngày nghỉ ngơi.

 

DVC: “Giáo hội đã tung ra một phong trào bôi nhọ các thần ngoại giáo, đúc nắn những biểu tượng thần tính của họ thành quỷ quái”.

 

SỰ THỰC: Đấy, chính là điều mà các tôn giáo ‘nhất chân thần’ (*) làm --- họ chống lại việc thờ hàng chục hàng trăm thần trọng và khinh. Ví dụ, Người Do Thái phỉ báng Moloch, và không tán thành việc người ta dâng trẻ sơ sinh bằng cách quăng chúng vào lò lửa cháy đặt nơi bụng tượng thần. Thật khó mà nặn ra một biểu tượng thần tính nào khác hơn là điều quỷ quái đối với lối tế thần này. Hồi giáo cũng thay đổi việc thờ kính các thần nhỏ tại các vùng đất đã được truyền bá.

 

DVC: “Giáo hội đã hỏa thiêu trên dàn hỏa hơn năm triệu phụ nữ [cho là phù thủy)”.

 

SỰ THỰC: Các học giả chân thật đồng ý rằng hầu hết những người bị kết án là phù thủy (20% là đàn ông) giữa những năm từ 1500 đến 1800 sau Công nguyên. Các sử gia này ước tính tổng số khoảng 40.000, với giới hạn tối đa tới 50.000. Theo Brown mô tả thì hầu hết họ là những người dân nghèo, tầm thường và thất dân tâm, yếu đuối, những phụ nữ có đầu óc không chịu khuất phục. Người cáo buộc họ thường là dân chúng chứ không phải các giáo sĩ. Hơn phân nửa số người bị cáo buộc đã được tha bổng.

 

Một số phù thủy bị người Công giáo hành quyết, một số do những người Tin Lành, phần lớn là do nhà cầm quyền. Salem, Massachusetts vào thế kỷ 17 chẳng hạn, khó mà thuật lại rằng đã bị Công giáo chi phối. Nhiều vị giáo hoàng đã lên án việc hành quyết các phù thủy. Vậy mà, xem chừng như Brown cứ làm ngơ nhân tổng số nạn nhân lên hàng trăm lần, và gán đổ tất cả lên Giáo hội Công giáo.

 

Tại sao mà những điều dối trá lại được dễ tin như vậy?

 

Tại sao lại có quá nhiều người dễ bị lừa phỉng như vậy? Amy Welborn nêu lên rằng mọi người hầu hết biết rất giới hạn về lịch sử nguồn gốc Kitô giáo nên họ dễ thành “những mục tiêu cho một loạt những lừa dối đóng thành kiện một cách tinh quái và bọc ngoài một lớp cảm xúc”. Carl Olson đưa ra nhiều nét văn hóa hậu hiện đại biến một cuốn sách như “The Da Vinci Code” trở nên thu hút: một thái độ mang tính tương đối đối với chân lý và tôn giáo; sự không ưa giáo quyền; tính ưa thích đặt ra những đòi hỏi có mưu đồ; một thứ đức tin mà sự thực có thể co giản và có thể chìu theo mong ước của từng người.

 

Adam Gopnik, viết trong tờ The New Yorker, có một cái nhìn mỉa mai hơn: “Một nhà văn hóa nhân chủng học, một trăm năm nữa, không nghi ngờ gì sẽ tìm thấy kết quả không hề tiên đoán của “The Da Vinci Code” vào thời như có một cuộc phục hưng tôn giáo, rằng: trong thế lắc lư của Elvis, nhiều người Mỹ sẽ hiểu tâm linh đơn giản chỉ là việc mở rộng làm cho mọi thứ mê tín trở nên huyền diệu!

 

“The Da Vinci Code” có chống Công giáo không?

 

“Tôi từng được giáo dục để thù nghịch với bất cứ thứ gì là Công giáo, và đôi khi, vì thế tôi thấy rất dễ khám phá những khuyết điểm hơn là những nhân đức của Công giáo”.

 

Mark Twain, ‘Innocents Abroad’

 

Chúng ta hãy bắt đầu nhận rằng chống-Công giáo là như người Mỹ, như Mark Twain. Dĩ nhiên là Twain đã tỏ ra chân thật với ông ta và với mọi sự hơn hầu hết chúng ta. Một sử gia đại học ...

 

(*) Monotheism: Tin tưởng có một vị thần có vị cách và trỗi vượt vũ trụ.

Havard là Arthur Schlesinger, Sr., đã lưu ý sử gia Công giáo Mỹ Jonh Tracy Ellis, “Tôi coi cái thành kiến về giáo hội của ông như là một khuynh hướng sâu đậm trong lịch sử của người Mỹ”. Cựu thượng nghị sĩ Daniel Patrick Moynihan, thuộc Đảng Dân Chủ thành phố Nữu Ước, vẫn mô tả việc chống đạo Công giáo của các thập niên trước tại Mỹ như là hình thức cuồng tín cuối cùng mà xã hội có thể chấp nhận. Những nhân chứng đó không thể gạt sang một bên.

 

Những người Công giáo tại nước này đã từng có loại kinh nghiệm bản thân theo kiểu Dan Brown trước khi xảy đến sự kiện hiện tại. Năm 1836 “The Awful Disclosures of Maria Monk” lần đầu tiên phát hành. Đã cảm kích thành công, và được tái bản nhiều năm. Ngay cả có một đoàn người thiêu rụi một ngôi trường của một tu viện, một phần vì quyển sách ấy. Gây ra một cuộc điều tra cho chủ nhiệm của một nhật báo Tin Lành, Đại tá William Stone, phải phá đổ cái bộ mặt tô vẽ của quyển sách về những suy đồi đang xảy ra giữa các linh mục và nữ tu, và việc sát hại trẻ sơ sinh, con của họ. Ông Đại tá đã khéo dựng lên câu chuyện, nhưng đã bao thế hệ độc giả vẫn tiếp tục mua sách và tin nó.

 

“The Da Vinci Code” có chống Công giáo không? Chắc chắn là có. Quyển sách coi như vừa chống Công giáo vừa chống Kitô giáo. Chẳng hạn, không những chỉ 1 tỉ 1 trăm triệu người Công giáo tin Đức Giêsu là Thiên Chúa, tuyên xưng Kinh Tin Kính Nicea và công nhận các sách Tân Ước; trong khi đó chối bỏ các phúc âm ngộ đạo phái (*); Tin Lành --- 800 triệu tín đồ trên toàn cầu --- Kitô Chính Thống --- hơn 200 triệu --- hầu hết đều cảm thấy áy náy trước cùng một sự đối xử với người Kitô hữu như vậy, mặc dù họ không bị nhắc tới trong “The Da Vinci Code”. Thay vào đó, chính “Giáo hội” bị cáo buộc làm hết mọi điều khủng khiếp.

 

Tuy thế, khi chúng tôi là những người Công giáo than phiền về việc chống Công giáo, đặc biệt trong văn nghệ truyền thông, thật quá dễ để nghe chúng tôi như là những người than van, lên tiếng. Từ đó một ý kiến từ bên ngoài sẽ rất ích lợi và làm sáng tỏ thêm.

 

Cách nay gần một năm David Denby, viết bình luận phim ảnh trên tờ The New Yorker, có điểm một bộ phim mang tên “Constantine”. Denby mô tả bộ phim như là một “cảnh tượng tôn giáo-satan hãi hùng”, do Keanu Reeves thủ vai chánh. Khi trình chiếu Denby tham dự, thì thấy khán giả toàn là người lớn và vị thành niên rất hớn hở”.

 

Sau khi đương đầu với bộ phim đặc biệt ấy, sự bình phẩm tiến tới đề tài khó khăn, chung chung hơn, là Hollywood đương đầu ra sao với các vấn đề Thiên Chúa Giáo. Denby viết:”Cái gì đã nêu lên điểm chấn động. ‘Constantine’ làm cho giáo lý, nghi thức và thánh tượng học Công giáo thành đồ vứt bỏ. Người chiến sĩ của Thiên Chúa thắng, nhưng điều ấy đã đủ để điều chỉnh bộ trang sức hào nhoáng, những vay mượn hỗn tạp chưa? Liệu sự khai thác rác rửi của Đạo Công giáo trên phim ảnh đã chấm dứt chưa?”

 

Phải chi có người Công giáo đặt các câu hỏi trên thì hay biết bao? Denby tiếp tục nhắc nhỡ những thay đổi của Do Thái và Ấn Độ về những bộ phim thường xuyên khai thác đạo Công giáo: “Thử tưởng tượng một bộ phim của Do Thái --- “Thiên Thần” do Vin Diesel thủ vai chánh, trong đó sứ giả của Thiên Chúa giữ lấy tay A-bra-ham trong hy sinh và nhận lấy sự chấp thuận bằng cách tự phủ phục xuống những ngôi mộ Pha-ra-on đáng nguyền rủa với những khăn choàng trùm kín. Trong một bản dịch ra tiếng Ấn độ --- “Vishnu”, với Nicolas Cage --- Shiva thả những con rắn của anh ra xung quanh thành phố Poughkeepsie và gây một trận chiến giữa những tài xế xe hàng và những người hái táo”.


Denby biết rằng chiến lược châm biếm luôn luôn đưa những chuyện lên chóp đỉnh để nói lên

 

(**) Gnostic: 1. Trí giả  2. Linh tri  3. Ngộ đạo phái (Có thể hiểu điều thần bí của linh giới)

 

tình trạng khôi hài, và anh ta rất khéo làm điều đó. Tóm lại, tuy nhiên, anh đã đưa ra một ghi chú đáng suy nghĩ và khích động:

 

“Dầu sao tôi nghĩ rằng các dự án này có thể xếp vào kệ. Vậy mà những bộ phim ghê gớm như ... ‘Constantine’ lại thực hiện được và trở thành rộng rãi phổ biến. Tôi xin nhường đề tài báng bổ này lại cho các nhà chuyên môn. Nhưng có thể một số thính giả lại tự hỏi chẳng phải là họ đang làm cái việc của ma quỷ bằng cách ngồi im lặng suốt bộ phim biến những ước mơ trở thành rác rửi.

 

“The Da Vinci Code” --- quyển sách và cả bộ phim --- trình bày cho tín hữu Công giáo một loạt những vấn đề, và là những vấn đề tốt để bàn bằng cách am tường những sự kiện đã xảy ra về niềm tin và lịch sử của Giáo hội chúng ta. Thách đố rộng lớn hơn là một doanh nghiệp văn nghệ lại không hiểu biết bao nhiêu về Đạo Công giáo, họ không thích điều mà họ nghĩ và họ biết, họ không thích học hỏi thêm, và họ không thể để cho niềm tin Công giáo được thực thi và an vị.

 

Đức tổng Giám Mục George Niederauer thuộc Tổng Giáo Phận San Francisco sinh quán tại Los Angeles nguyên thụ phong tại Tổng Giáo Phận Los Angeles năm 1962. Ngài từng là Giám Mục Salt Lake City trước khi được bổ nhiệm về San Francisco hồi đầu năm nay.

 

Bài viết trên đây xuất hiện lần đầu trên tờ Catholic San Francisco, nhật báo của Tổng Giáo Phận San Francisco, ngày 12 tháng 5 năm 2006.

 

nvh chuyển ngữ cho simonhoadalat.com

 Orange County

                                                                                                                          May 17, ‘06

 

 

 


Mục Lục