Bài 14 :

 

ÐỨC GIÊ-SU

VỚI VIỆC  "BUÔN BÁN TRONG ÐỀN THỜ "

 

 

I - VÀI ÐIỂM KHỞI ÐẦU

Ðền thờ

Ðền thờ Giê-ru-sa-lem là nơi thờ phượng chính thức duy nhất của dân Ít-ra-en, là nơi mà chính Thiên Chúa đã chọn để tôn kính Danh Người, từ thời vua Ða-vít. Ðền thờ là nơi Thánh cho toàn Dân, là nơi cầu nguyện, mà ở đó, theo niềm tin Cựu Ước, mỗi người tín hữu có thể gặp gở được chính Thiên Chúa. Tuy nhiên, cũng nên biết rằng đã có lúc Thiên Chúa đã tuyên bố rời bỏ ngôi Ðền thờ bằng gỗ đá đó để đồng hành với Dân Ngài đến đất lưu đày Ba-by-lon, vào năm 587 TCN.

 

Ðền thờ là nơi nhóm họp đại hội toàn Dân vào dịp các Ðại Lễ tôn kính Ðức Chúa; và cũng là nơi quan trọng của Dân Ít-ra-en về mặt tôn giáo, văn hóa, chính trị và cả kinh tế nữa. Ta được biết, theo lệnh của Thiên Chúa, mỗi người nam Do Thái phải trẩy hội ba lần một năm để trình diện trước nhan Ðức Chúa (xin xem Xh 23,17 ; 34,23) vào các dịp Lễ Vượt Qua, Lễ Ngũ Tuần và Lễ Lều.

 

Theo trình thuật nào ?

Câu chuyện về việc Chúa Giê-su xua đuổi những người buôn bán khỏi khuôn viên Ðền thờ, mà ta sẽ tìm hiểu dưới đây, được cả bốn tác giả Tin Mừng kể lại. Tuy nhiên, nơi mỗi vị có một nét đậm khác nhau. Do đó, bối cảnh của câu chuyện cũng không tương đồng nhau tùy theo cách trình thuật của mỗi vị. Nhưng ta sẽ không chú tâm vào việc so sánh các khác biệt của các trình thuật cũng như mục đích của mỗi vị, mà chỉ quan tâm tìm hiểu về những điểm có liên quan đến chủ đề "của cải vật chất". Ðể thực hiện mục tiêu này, chỉ xin chọn trình thuật theo thánh Gio-an là trình thuật cho ta nhiều chi tiết hơn cả, và chúng có liên quan khá nhiều đến chủ đề này. Thật vậy, chỉ có bài trình thuật của thánh Gio-an chúng ta mới thấy những ghi chú về phản ứng và các cử chỉ của Ðức Giê-su khi Ngài chứng kiến quang cảnh khu vực Ðền thờ lúc đó, còn ba tác giả kia chỉ ghi nhận sự kiện này với mục đích làm lộ rõ sự căng thẳng mang lại do hành vi này của Ðức Giê-su, điều mà Thánh Gio-an cũng muốn nhấn mạnh, đó là sự căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo Do Thái giáo với Thầy của mình.

 

Vậy, ta sẽ phân tích trình thuật theo thánh Gio-an. Trình thuật này có thể được coi là bản văn duy nhất của ngài có đề cập khá rõ về chủ đề tiền bạc, trong đó ngài nhìn chúng dưới một góc nhìn tiêu cực. Và ta sẽ tạm để qua một bên ba tác giả kia là những vị vốn cho nhiều chỉ dẫn hơn về chủ đề này trong nhiều trình thuật khác, nhất là thánh Lu-ca, mà ta sẽ tìm hiểu về sau, với các vị này tiền bạc được nhìn dưới một góc nhìn tích cực hơn.

 

Trình thuật theo thánh Gio-an và bối cảnh của nó

 

Ðể tiện cho qúy độc giả theo dõi, xin trích ra đây toàn bộ trình thuật theo thánh Gio-an :  Gần đến lễ Vượt Qua của người Dothi, ức Gisu ln thnh Girusalem. Người thấy trong ền Thờ cĩ những kẻ bn chin, bị, bồ cu, v những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dy lm roi m xua đuổi tất cả bọn họ cng với chin bị ra khỏi ền Thờ; cịn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, v lật nho bn ghế của họ. Người nĩi với những kẻ bn bồ cu: "em tất cả những thứ ny ra khỏi đy, đừng biến nh Cha tơi thnh nơi buơn bn". Cc mơn đệ của Người nhớ lại lời đ chp trong Kinh Thnh:

Vì Nhiệt tâm lo nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân

Người Dothi hỏi ức Gisu: "Ơng lấy dấu lạ no chứng tỏ cho chng tơi thấy l ơng cĩ quyền lm như thế?" ức Gisu đp: "Cc ơng cứ ph hủy ền Thờ ny đi; nội ba ngy, tơi sẽ xy dựng lại". Người Dothi nĩi: "ền Thờ ny phải mất bốn mươi su năm mới xy xong, thế m nội trong ba ngy ơng xy lại được sao?" Nhưng ền Thờ ức Gisu muốn nĩi ở đy l chính thn thể Người. Vậy, khi Người từ ci chết chỗi dậy, cc mơn đệ nhớ lại Người đ nĩi điều đĩ, Họ tin vo Kinh Thnh v lời ức Gisu đ nĩi.  (Ga 2,13-22)

 

Khác với ba tác giả Tin Mừng nhất lãm, thánh Gio-an đã đặt sự kiện này vào thời gian đầu sứ vụ công khai của Ðức Giê-su. Nó được lồng trong khung cảnh của lần đầu tiên Ngài lên Giê-ru-sa-lem để dự lễ Vượt Qua, tức khoảng sáu tháng sau khi Ngài nhận thanh tẩy bởi Gio-an Tẩy Giả. Dường như, thánh Gio-an muốn đặt vào ngay từ những ngày đầu, khi Ðức Giê-su vừa bước vào sứ vụ công khai, vấn đề gay cấn giữa Ngài với những nhà lãnh đạo tôn giáo của Dân Ít-ra-en (điều mà chỉ có mình thánh Mác-cô nói rõ - xin xem Mc 11,18). Sự gay cấn đó bắt nguồn, dĩ nhiên, từ xung đột về vấn đề tôn giáo và, đồng thời, cũng là vấn đề kinh tế nữa.

 

II - "NGÀI XUA ÐUỔI HỌ", TẠI SAO ? THẾ NÀO ?

 

Theo Thánh Gio-an, vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà ngay từ những ngày đầu ra hoạt động công khai, Ðức Giê-su đã không thể nhân nhượng khi giáp mặt với sự lạm dụng tôn giáo để làm thương mại. Hành vi này của Ðức Giê-su là một phản ứng rất mạnh của Ngài khi quan sát thấy rằng những thực hành tôn giáo của Dân Ngài đã bị lạm dụng một cách trầm trọng. Về những quan sát của Ðức Giê-su, ta sẽ còn có dịp gặp thấy sau này, trong số đó có một trường hợp khác mà bài tiếp theo sẽ nói tới : một bà goá đã dâng cúng hai đồng xu cuối cùng của bà.

 

Cũng theo thánh Gio-an, những thái độ và lời nói của Ðức Giê-su được kể ở đây đã gây một ấn tượng đáng kể nơi các môn đệ ngay từ những ngày đầu. Ta nghe Thánh sử thú nhận rằng, sau này, khi Chúa Giê-su đã phục sinh từ cõi chết, các môn đệ sẽ nhớ lại những gì Thầy đã nói ngày hôm đó ( Ga 2,22).

 

Tuy nhiên, như đã nói, điều chúng ta quan tâm là những chi tiết liên quan đến cái nhìn về tiền bạc của vị tác giả này. Do đó, ở đây, ta sẽ chỉ chú ý đến phần mô tả về phản ứng của Ðức Giê-su mà thôi. Vậy, ta sẽ phân tích sự kiện này theo bố cục sau : phần dẫn nhập, việc Ðức Giê-su quan sát thấy những gì đang diễn ra khi Ngài đến Ðền thờ (Ga 2,13-14) ; kế đến, sự mô tả hành vi nỗi giận thật bất ngờ của Ngài (Ga 2,15) ; và, sau cùng, lời khiển trách của Ngài với những người bán bồ câu (Ga 2,16).

 

1. Ðền thờ hay chợ ?

 

Về điểm thứ nhất này, ta chỉ đọc thấy một câu ngắn gọn với cấu trúc thật đơn giản mô tả việc Ðức Giê-su quan sát thấy hiện tình Ðền thờ lúc đó :  [Gần đến lễ Vượt Qua của người Dothi, ức Gisu ln thnh Girusalem.] Người thấy trong ền Thờ cĩ những kẻ bn chin, bị, bồ cu, v những người đang ngồi đổi tiền.  (Ga 2, 13-14).

Trước hết, một nhận định ban đầu, dường như không mấy lô-gích khi mô tả việc Ðức Giê-su quan sát thấy có những người buôn bán trong Ðền thờ như một nhập đề cho việc Ngài nổi giận, và hậu quả tiếp theo là hành vi Ngài xua đuổi họ. Có vẻ như có gì gượng ép chăng ? - Theo thiển ý thì không. Ðể hiểu được điều này, có lẽ ta cần phải tìm hiểu cách chính xác xem thế nào là  buôn bán trong Ðền thờ , điều mà cả bốn tác giả đều xác định. Ta sẽ khảo sát về cấu trúc của Ðền thờ.

 

Ðền thờ nào ? Cấu trúc ra sao ?

Ngôi Ðền thờ được nói tới ở đây là ngôi đã được xây dựng lại lần thứ ba dưới thời vua Hê-rô-đê. Theo các nghiên cứu, cấu trúc của ngôi Ðền thờ Giê-ru-sa-lem thứ ba này có diện tích lớn gấp đôi ngôi đền thứ hai, ngôi đền đã bị phá hủy vào thời anh em nhà Ma-ca-bê. Nó được chia làm hai khu : khu nội vi và khu ngoại vi. Trong khu vực nội vi, người ta đã lấy lại sơ đồ cơ bản của hai ngôi đền trước, với hai khu Cực Thánh và khu Thánh được tách biệt bởi một bức Trướng. Khu Cực Thánh, mà xưa kia là chỗ đặt Hòm Bia Giao Ước, chỉ có vị Thượng Tế được vào mỗi năm một lần mà thôi. Khu Thánh, nơi đặt bàn thờ phục vụ việc xông hương và dâng bánh tiến lên Thiên Chúa, nơi mà chỉ có các vị Tư tế được vào thi hành nhiệm vụ theo phiên trực. Ngoài ra, còn có một số kiến trúc khác được thêm vào so với hai ngôi đền trước kia (nhưng chúng không phải là điều ta quan tâm ở đây). Khu vực ngoại vi, với nhiều chi tiết được thêm vào, cũng được nới rộng thêm so với mô mẫu trước kia ; trong khu vực này, bàn thờ phục vụ cho việc sát tế các hy lễ chiếm vị trị quan trọng nhất, nó được tách biệt với một sân lớn là nơi cầu nguyện dành cho các tín hữu. Sân này được ngăn làm đôi bởi một bức tường có cửa thông qua lại : phần sân phía tây, gọi là khu dân Ít-ra-en, chỉ dành riêng cho những người đàn ông Do Thái ; phần sân phía đông, gọi là khu phụ nữ, dành cho các phụ nữ Do Thái. Sân này được một bức tường ngăn cách với một sân khác được gọi là khu chư dân, là nơi những khách ngoại kiều có thể đặt chân đến. Chung quanh đó là một tường thành bao bọc toàn bộ khu vực Ðền thờ để ngăn cách với khu vực bên ngoài. Khu chư dân của ngôi Ðền thờ thứ ba này có chu vi dài đến 1110 mét, khu vực này được lót đan và có nhiều trang trí điêu khắc cùng với nhiều cột trụ, đó là nơi mà những người buôn bán và đổi tiền được phép hành nghề, đương nhiên là dưới sự kiểm soát và quản lý của những người cai quản Ðền thờ. Ðó chính là nơi đã xảy ra sự kiện mà ta đang tìm hiểu.

 

Không còn đại lễ. Một cuộc họp chợ

Một điểm lưu ý khác, để thuận tiện cho các thực hành tôn giáo theo như luật dạy, phần lớn khách hành hương đến từ xa cần các dịch vụ cung cấp chiên, dê, bò và bồ câu cho việc dâng lễ tế. Thật vậy, chúng cần thiết. Và cùng với chúng, dịch vụ đổi tiền để phục vụ cho các trao đổi buôn bán, cho việc trích nộp thuế má hoặc việc dâng cúng vào Ðền thờ cũng phát triển theo. Loại thứ hai chỉ là các dịch vụ ngoại hối (theo ngôn từ hiện đại) không có liên quan trực tiếp đến các nghi thức tôn giáo, chúng chỉ là các hoạt động tài chính và kinh tế. Cũng xin lưu ý rằng đây không phải là những dịch vụ đổi các đồng tiền đang lưu hành hợp pháp trong lãnh thổ Ít-ra-en hoặc trong khu vực thành loại tiền đặc biệt của Ðền thờ. Vì, giả thuyết cho rằng Ðền thờ Giê-ru-sa-lem, vào thời đó, sử dụng một loại đồng tiền đặc biệt không còn đứng vững.

 

Với cách tường thuật như trên, dường như thánh Gio-an có ý phân biệt giữa hai loại hình dịch vụ khác nhau như ta vừa nói trên : một loại nhằm giúp dễ dàng hoá cho các nghi lễ mà luật lệ đòi buộc, nó gắn liền với các nghi thức tế tự của Ðền thờ ; một loại khác chỉ đơn thuần là những hoạt động kinh doanh tiền tệ. Loại thứ hai đã bị thánh Gio-an kết án không khoan nhượng qua việc mô tả thái độ của Ðức Giê-su : lật đổ bàn ghế và hất tung tiền bạc của những người đổi tiền.

 

Còn loại thứ nhất, nếu chúng đã được thực hiện theo đúng mục đích nói trên kia, có lẽ đã chẳng có vấn đề. Nhưng không, vì ta có thể hình dung ra rằng trong bối cảnh của Ðại lễ Vượt Qua, một lễ hội hàng đầu của Dân mà hầu hết mọi tín hữu Do Thái đều trẩy hội Nhà Chúa, ngày hôm đó khu chư dân của Ðền thờ, có lẽ, đã thật sự biến thành một khu chợ đúng nghĩa : vừa ồn ào náo nhiệt vừa hổn loạn với bao nhiêu là cuộc trao đổi mặc cả, và chắc cũng không thiếu những chuyện không hay khác. Nếu đúng vậy, trong khu vực Ðền thờ, vào thời điểm hôm đó, chắc là không còn mấy chút trật tự tối thiểu của một nơi thờ phượng. Có chăng chỉ xót lại cái khu vực nhỏ bé dành riêng cho việc cầu nguyện và tế lễ đã bị lọt tỏm vào giữa đám hỗn độn bao quanh. Thật vậy, chỉ cần đến như thế là quá đủ để làm át mất tâm tình vui tươi và cầu nguyện cần thiết của toàn dân trong ngày Ðại Hội Kính Gia-vê. Nói cách khác, thực hành tôn giáo của Ðại Lễ Vượt Qua vốn mang tính lễ hội tôn giáo, dân tộc và quốc gia đã bị chìm ngập trong các hoạt động kinh tế thương mại vô cùng bát nháo.

 

Thiết tưởng, chính trong một khung cảnh như vậy mà cơn giận của Ðức Giê-su đã bộc lộ. Và nằm ở đó lời giải thích về mối liên hệ trực tiếp và tức thì giữa sự giận dữ của Ðức Giê-su với việc Ngài quan sát thấy những gì đang diễn ra vào lúc đó. Nói cách khác, các tác giả Tin Mừng không hề thiếu tính lô-gích cũng như không hề gượng ép khi đặt liền nhau hai hành động thấynỗi giận của Ðức Giê-su.

 

Ngoài ra, các loại hình hoạt động được liệt kê ra  [những kẻ] bn chin, bị, bồ cu, v [những người đang ngồi] đổi tiền  cũng nói lên rất nhiều điều khác nữa. Nhưng, thiết tưởng, không cần phải đào sâu thêm các chi tiết đó, ta sẽ chỉ nói về ba thái độ của Ðức Giê-su.

 

2. Ba thái độ của Ðức Giê-su

 

Về điểm thứ hai, chỉ có thánh Gio-an ghi lại chi tiết các thái độ và cử chỉ của Ðức Giê-su. Ta đọc thấy :  Người liền lấy dy lm roi m xua đuổi tất cả bọn họ cng với chin bị ra khỏi ền Thờ; cịn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, v lật nho bn ghế của họ. Người nĩi với những kẻ bn bồ cu: "em tất cả những thứ ny ra khỏi đy, đừng biến nh Cha tơi thnh nơi buơn bn"  (Ga 2,15-16). Như đã nói trên kia, thánh Gio-an cố ý tách rời hai loại dịch vụ : buôn bán thú vật và đổi tiền. Tuy nhiên, ở đây, ta còn thấy thêm một phân biệt nữa, cũng của thánh Gio-an, đó là tách những người bán bồ câu khỏi những người buôn bán chiên bò. Vì vậy, ta có thể kể đến ba thái độ khác nhau trong hành vi của Ðức Giê-su :

 

Thái độ thứ nhất, đuổi tất cả những người buôn bán ra ngoài, và cả chiên bò của ho nữa. Ðức Giê-su, dường như, đã không chấp nhận cho hoạt động buôn bán như thế được tiếp tục tồn tại trong khu vực Ðền Thánh, vốn là nơi cầu nguyện : nhà Cha Ngài. Nhưng ta không có thêm chi tiết về điểm này để có thể bàn rộng hơn, chỉ biết là thánh Gio-an đã phân biệt nó với hai loại hoạt động kia.

 

Thái độ thứ hai, hất tung tiền bạc của những người hành nghề đổi chác, và lật nhào bàn ghế của họ. Qua sự kiện xua đuổi những người buôn bán trong Ðền thờ, ở đây thánh Gio-an, cũng như hai thánh Mát-thêu và Mác-cô, dường như muốn nói rằng tiền bạc không có giá trị gì đáng kể mà, trái lại, chúng chỉ đáng khinh. Cách thánh Gio-an mô tả thái độ của Ðức Giê-su như trên cho thấy rõ hàm ý này. Trong khi đó, thánh Lu-ca dường như cố tình tránh cách nói tương tự như các vị kia. Thật vậy, ta thấy, ngài là tác giả Tin Mừng duy nhất chỉ kể ngắn gọn toàn bộ trình thuật về sự kiện này như sau :  ức Gisu vo ền Thờ, Người bắt đầu đuơi những kẻ đang buơn bn v nĩi với họ: " cĩ lời chp rằng: "Nh Ta sẽ l nh cầu nguyện, thế m cc ngươi đ biến thnh so huyệt của bọn cướp!"  (Lc 19,45-46).

 

Và, thái độ thứ ba, lên tiếng khiển trách những người buôn bán bồ câu. Ngài nói   với những kẻ bn bồ cu: "em tất cả những thứ ny ra khỏi đy, đừng biến nh Cha tơi thnh nơi buơn bn"  (Ga 2,16). Ðó chính là điểm thứ ba mà ta sẽ đào sâu thêm dưới đây.

 

3. Cũng chuyện người nghèo

Về điểm thứ ba, theo thánh Gio-an, lời khiển trách của Ðức Giê-su chỉ nhằm đối diện với những người bán bồ câu như ta vừa nghe. Theo luật Mô-sê, những con chim bồ câu, hoặc loài chim gáy, được dùng để phục vụ cho nghi lễ tẩy uế của các phụ nữ sau khi sinh con (xin xem Lv 12,1-8). Theo đó, khi hết thời hạn bị coi là bị nhiễm uế do sinh con, người mẹ phải đến trình diện vị tư tế để xin nhận nghi thức tẩy uế, và bà phải dâng một con bê một năm tuổi làm của lễ toàn thiêu và một con bồ câu làm của lễ đền tội. Và Luật cũng dự trù thêm rằng : nếu người ấy nghèo, không đủ tiền mua một con bê, thì có thể thay thế của lễ toàn thiêu bằng một con bồ câu, tức là phải dâng lễ vật bằng một đôi bồ câu. Câu chuyện về việc dâng Ðức Giê-su vào Ðền thờ, trong Tin Mừng theo thánh Lu-ca, đã dùng lối mô tả các của lễ các Ngài dâng tiến là một đôi bồ câu để nói rằng Ðức Giê-su và Mẹ Ngài được kể là những người nghèo (xin xem Lc 2,22-24).

 

Dịch vụ cung cấp bồ câu cho các nghi thức này, có lẽ, cũng đã bị lạm dụng đến nỗi Ðức Giê-su đã phải lên tiếng khiển trách : "em tất cả những thứ ny ra khỏi đy, đừng biến nh Cha tơi thnh nơi buơn bn" (Ga 2,16). Thực ra nó đến mức nào thì ta không rõ, nhưng chắc là không phải là không trầm trọng. Ta sẽ lưu ý hai điểm : thứ nhất, khác với hai thánh Mát-thêu và Mác-cô, ở đây Gio-an đã tường thuật lại lời của Ðức Giê-su theo một hình thức khác, chứ không theo cách trích dẫn lại hai câu Cựu Ước (như hai vị kia đã làm, ta sẽ nói đến dưới đây). Câu nói trên rõ ràng nhằm chống lại việc buôn bán trong đền thờ một cách cụ thể như họ đang làm. Vâng, ngay cả việc buôn bán cũng đã bị thánh Gio-an xếp vào hàng những điều đáng để lên án. Tại sao ? Ðiểm thứ hai sẽ cho câu trả lời.

 

Thứ hai, ta có thể hình dung rằng, qua dịch vụ buôn bán những con bồ câu, những người nghèo đã bị trở nên những miếng mồi ngon cho những tay buôn bán. Vì như ta vừa thấy  một đôi chim bồ câu vốn là lễ vật dâng cúng của những người nghèo không đủ tiền để dâng một con bê. Giá cả của những con bồ câu chắc không đáng là bao nhưng, có lẽ, chúng đã được bán cho người nghèo theo cách  lợi dụng thời cơ , nghĩa là với một sự ngã giá không nhân nhượng, chỉ cốt thu được nhiều lợi nhuận hơn mà thôi

 

Thường ta thấy có hai xu hướng chuyển động của giá cả trong những thời kỳ có các hội chợ và lễ hội. Xu hướng thứ nhất, giá cả giảm dần vào thời điểm kết thúc hội chợ. Có nghĩa là, vào mấy ngày đầu hội chợ, hàng hoá được bán với giá ổn định và cao hơn, rồi dần dần đến những ngày kết thúc những nhà buôn hạ giá dần nhằm bán cho hết hàng hoá còn tồn đọng lại. Xu hướng thứ hai, đi theo chiều ngược lại, giá cả sẽ càng tăng một cách cơ hội vào những thời điểm càng gần thời điểm chính thức bắt đầu lễ hội. Có nghĩa là, vào lúc khai mạc lễ hội, theo truyền thống thì các nghi thức phải được thực hiện giống nhau, đó là lúc mọi người đều cần một số mặt hàng như nhau để phục vụ cho các nghi thức, một số nhà buôn biết tính toán sẽ chuẩn bị sẵn các loại hàng hoá đó và tung ra bán chúng với một giá rất chắc. Và họ còn thay đổi giá cả của cùng một mặt hàng tuỳ theo tính cấp bách nhận thấy nơi người mua. Lúc đó, giá cả hàng hoá không còn dựa trên quan hệ cung cầu hay trên giá trị của hàng hoá nữa, mà là căn cứ vào mức độ khẩn thiết của người mua. Một thứ lợi dụng thời cơ.

 

Ta có thể hiểu rõ hơn xu hướng thứ hai này khi có dịp đến các phố chợ vào những ngày cận tết, lúc mà những người nghèo, vào những giờ phút chót, buộc phải mua một số thứ cần thiết cho mấy ngày lễ tết. Vì họ vốn không có thừa tiền để mua dự trữ trước những cái đó, là những loại hàng hoá phục vụ cho các thực hành mang tính cách văn hoá dân tộc như : đôi nén nhang, vài chậu kiểng, một cành mai, ít thịt thà, dăm ba ký nếp, một cân trà, v.v. Ðó là những thứ không thể thiếu được trong những ngày lễ tết. Bên cạnh đó, với tâm tình đơn sơ và chân thành của họ, trong việc thực hành những phong tục tập quán như thế, những người nghèo này không muốn so đo, ngay cả khi phải mua với giá cả đắt hơn một chút. Trong khi đó, không ít những người bán hàng chẳng ngại  chém sát sườn . Thật vậy, vì cùng những mặt hàng đó, mà chỉ cách mấy ngày trước, những người có dư tiền có thể mua với giá hạ hơn. Vâng, nó không còn là một dịch vụ nữa mà là một thứ lợi dụng thời cơ. Và chính những người nghèo là nạn nhân.

 

Ðể minh chứng thêm cho lập luận rằng các trình thuật kể về các hoạt động buôn bán nơi Ðền thờ có hàm ý về việc người nghèo đã bị trở nên miếng mồi ngon cho các tay buôn bán, ta hãy trở lại hai câu trích Cựu Ước được đặt vào miệng Ðức Giê-su, theo trình thuật của Mát-thêu 21,13 (cũng như nơi Mác-cô 11,17) :  Nh Ta sẽ được gọi l nh cầu nguyện  (Is 56,7) mà đã bị biến thành  so huyệt của bọn cướp  (Gr 7,11). Câu thứ hai được trích từ những lời của Ngôn sứ Giê-rê-mi-a có liên quan đến vần đề người nghèo. Thật vậy, như ta đã có dịp bàn về vấn đề khai thác người nghèo mà các ngôn sứ đã phải lên tiếng trong phần tìm hiểu về giáo huấn của Cựu Ước trong các bài trước đây, một cách tương tự, Ngôn sứ Giê-rê-mi-a cũng đã đặt câu nói trên trong một bối cảnh rằng Dân Chúa đã lộ rõ sự bất trung của họ qua việc thờ kính các thần ngoại bang và bên cạnh đó việc áp bức người nghèo không phải là không bị đặt thành vấn đề (xin xem Gr 7,1-11).

 

 

III - NHƯNG, CHỐNG LẠI AI ?

Hành động xua đuổi những người buôn bán trong khuôn viên Ðền thờ này của Ðức Giê-su không chỉ đơn thuần là một phản ứng mang chiều kích bề mặt nỗi nhằm chống lại các hoạt động thương mại đã lợi dụng các thực hành tôn giáo của các nhà buôn, mà sâu xa hơn nhiều, nó nhằm chống lại cả một tổ chức đứng phía sau đó. Ðiều này cũng có liên quan đến nền tảng của việc thờ phượng Thiên Chúa. Thật vậy, nó đã đụng chạm đến cả một hệ thống quyền lực tôn giáo và kinh tế (có liên quan cả đến chính trị nữa) mà đã không ngại khai thác thế mạnh kinh tế của Ðền thờ và các hoạt động tôn giáo để trục lợi. Hệ thống tổ chức đó bao gồm nhiều thế lực khác nhau, đạo lẫn đời cấu kết với nhau.

 

Thật vậy, các tác giả Tin Mừng, nhất là thánh Mác-cô, đã ghi nhận rõ nét phản ứng của giới lãnh đạo tôn giáo, vốn giữ trách nhiệm quản trị khu vực Ðền thờ, khi họ nhận ra tác động của hành vi của Ðức Giê-su đã đụng đến uy tín tôn giáo của họ, nơi các qui chế thực hành tôn giáo mà họ đang nắm (xin xem Mt 21,15) đồng thời, có lẽ, cũng đụng đến quyền lợi kinh tế, mà chắc là họ được chia phần trong các hoạt động thương mại nơi khu vực Ðền thờ. Chính vì vậy, sự xung đột đã lên đến mức họ đã quyết định giết Ðức Giê-su, nhưng chưa thể được vì họ còn e về uy tín của Ngài đang rất mạnh trên dân chúng (xin xem Mc 11,18).

 

Còn về phía quyền đời, ta đã thấy rằng ngôi đền thứ ba này đã được xây dựng dưới triều vua Hê-rô-đê với nhiều thêm thắt so với mô mẫu truyền thống, đặc biệt là với một khu chư dân rất rộng lớn, nơi phục vụ cho các hoạt động kinh tế thương mại, mà chắc chắn là nhà vua và các quan chức của ông không thiếu phần lợi trong đó. Có lẽ chính vì thế mà ta còn nghe thánh Lu-ca nói đến không chỉ các nhà lãnh đạo tôn giáo mà cả các giới thế lực và giàu có trong dân cũng muốn tìm cách giết Ngài (Lc 19,47).

 

 

ÐỂ KẾT

Qua sự kiện Ðức Giê-su xua đuổi những con buôn ra khỏi Ðền thờ, ta đã có dịp thấy rõ thêm về thiên hướng của mỗi tác giả Tin Mừng liên quan đến chủ đề tiền bạc. Mặt khác, phía sau đó là chủ đề lợi dụng tôn giáo để thu lợi, mà nhất là thu lợi trên sự lợi dụng nỗi yếu thế của người nghèo, là một vấn đề xã hội thật trầm trọng mà Thánh Kinh không ngừng lên tiếng chống lại.

 

Tiền bạc, theo cái nhìn của thánh Gio-an, cũng như của hai Thánh Mát-thêu và Mác-cô, trong bối cảnh câu chuyện trên, qua hành động của Ðức Giê-su, đã bị đánh giá là đáng khinh chê. Tuy nhiên, đối với thánh Lu-ca, ta có một cái nhìn khác. Ðiều mà ta sẽ thấy trong bài tiếp theo bàn về trình thuật một bà goá nghèo dâng cúng cho Ðền thờ hai đồng xu.

An Thụ

15/07/2002


Về Trang Mục Lục
Về Trang Nhà