Hành trình học hỏi Tin Mừng Gio-an

 

Hành trình 3

 

 

Bóng tối và Ánh sáng,

Nửa đêm và Buổi trưa

 

 

Hầu hết chúng ta đã thấy lá cây xanh trở nên vàng úa vì thiếu ánh sáng mặt trời và sau đó bắt đầu rụng.  Đa số cây cối đều cần ánh sáng để sống và lớn lên.  Cũng thế, con người cần có ánh sáng mới sống mạnh khỏe.  Trong Tin Mừng Gio-an, ánh sáng và sự sống được liên kết với Đức Giê-su, còn bóng tối và sự chết được liên kết với sự xấu hoặc Xa-tan.  Trong Hành trình này, chúng ta sẽ thấy khi gặp gỡ Đức Giê-su, người ta phải tiếp nhận Người như là ánh sáng đem lại sự sống nếu họ thực sự muốn sống.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 3:1-21.

          Thánh sử có ý gì khi nói với chúng ta rằng ông Ni-cô-đê-mô đã đến gặp Đức Giê-su “ban đêm”?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Những biểu tượng “đêm” (3:2) và “bóng tối” (3:19-21) ám chỉ điều gì?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Các câu 19-21 nói cho chúng ta biết điều gì về Ni-cô-đê-mô?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Ki-tô hữu cảm nghiệm thế nào về việc “được sinh lại bởi ơn trên”?

 

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Ông Ni-cô-đê-mô, một nhà lãnh đạo của người Do-thái và là một người Pha-ri-sêu, có lẽ là thành viên Đại công nghị, đã đến vào ban đêm (tức là bóng tối) để gặp Đức Giê-su (Gio-an 3:1-21).  Trái ngược với đức tin của viên sĩ quan cận vệ của nhà vua, đức tin của Ni-cô-đê-mô chưa đủ vì nền tảng đức tin của ông vào Đức Giê-su chỉ là vì ông thấy những dấu lạ Ngài làm chứ chưa phải do nhận ra Ngài là ai và Ngài từ đâu mà đến.  Ni-cô-đê-mô gặp Đức Giê-su hoàn toàn như gặp một rabbi khác của Ít-ra-en và một người có thể làm phép lạ.  Ông đã không hiểu rằng Đức Giê-su từ Thiên Chúa mà đến trần gian cho chúng ta được sinh lại để sống đời đời.  Đức Giê-su bảo Ni-cô-đê-mô rằng “không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh lại bởi ơn trên” (Gio-an 3:3).  Vì Đức Giê-su từ trời đến và là một với Chúa Cha, nên Ngài có quyền năng ban sự sống từ trời.  Từ Hy-ngữ “từ trời” cũng có nghĩa là “lại nữa”;  ông Ni-cô-đê-mô hiểu theo nghĩa thứ hai, do đó ông mới cho là không thể nào chui trở lại bụng mẹ.  Dù là một bậc thầy, ông Ni-cô-đê-mô cũng vẫn ở trong bóng tối như đã được nói đến trong Lời tựa, nghĩa là thứ bóng tối không ngăn cản được ánh sáng (Gio-an 1:5).

 

          Nếu bạn không trả lời được câu hỏi nào trong phần “khám phá” này, thì bạn hãy trở lại và thử trả lời xem.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 4:1-42.

          Rồi bạn đọc lại từ câu 5 đến 15.  Hãy so sánh phản ứng của người phụ nữ đối với Đức Giê-su với phản ứng của ông Ni-cô-đê-mô.

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Bạn hiểu gì về “nước hằng sống”?

 

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Người phụ nữ Đức Giê-su gặp bên bờ giếng Sa-ma-ri có một xuất xứ rất khác với Ni-cô-đê-mô.  Người thiếu phụ vô danh này là một người Sa-ma-ri, còn Ni-cô-đê-mô là người Do-thái.  Là một phụ nữ đã lấy chồng nhiều lần và một người Sa-ma-ri (tức là người mang hai dòng máu, Do-thái và Dân ngoại), chị bị coi là một người sống bên lề xã hội.

 

          Trái lại, Ni-cô-đê-mô là một người được kính trọng trong xã hội Do-thái.  Thời giờ họ gặp gỡ Đức Giê-su cũng khác – người phụ nữ gặp Đức Giê-su vào giữa trưa, còn Ni-cô-đê-mô đến với Đức Giê-su vào ban đêm.

 

          Cái giếng có thể gợi lại cho chúng ta câu truyện trước khi gặp Rê-béc-ca ở giếng, ông Gia-cóp đã có giấc mơ thấy một cái thang nối từ đất lên trời;  các thiên thần lên xuống trên thang đó (Sáng Thế 28).  Thiên thần, một biểu tượng cho sự liên lạc giữa Thiên Chúa và thế gian, giờ đây được thay thế bằng Đức Giê-su, Đấng là sự thông đạt giữa Thiên Chúa với chúng ta.

 

          Khi Đức Giê-su xin người phụ nữ nước uống, chị ấy hỏi tại sao Đức Giê-su là người Do-thái mà lại khiêm nhượng xin một người Sa-ma-ri cho nước uống.  Đức Giê-su trả lời rằng nếu chị ấy biết Ngài là ai, thì chị ấy sẽ phải xin Ngài ban cho nước hằng sống, thứ nước cao cả hơn thứ nước chị múc lên khỏi giếng.  Giống như Ni-cô-đê-mô đã hiểu lầm Đức Giê-su khẳng định về việc sinh lại bởi ơn trên, người phụ nữ cũng hiểu lầm Đức Giê-su nói về những nhu cầu thiêng liêng khi Ngài nhắc đến nhu cầu thể chất.  Nhưng chị đã tiếp tục đưa Đức Giê-su vào cuộc đối thoại.  Chị tỏ ra rất muốn lắng nghe Ngài nói và chị còn muốn xin cả thứ nước mà chị đã không hiểu, tức là nước hằng sống Ngài đã nói đến.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 4:16-26.

          Lời chứng của người phụ nữ đã đem lại hiệu quả nào?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Trong Tin Mừng Gio-an, chúng ta còn gặp được những chứng từ nào khác nữa về Đức Giê-su?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Khi người phụ nữ tiếp tục hiểu lầm thì Đức Giê-su nói với chị về quá khứ của chị.  Dĩ nhiên Ngài là Đấng cao trọng hơn là chị tưởng.  Nhưng người phụ nữ khéo léo thay đổi đề tài khi Đức Giê-su nói với chị về sáu người đàn ông chị đã từng chung sống.  Chị thử đo lòng độ lượng của Đức Giê-su bằng cách đưa ra một vấn đề mang tầm vóc quan trọng về thần học và quốc gia đã có từ lâu đời:  người ta phải thờ phượng Thiên Chúa tại thánh địa của Sa-ma-ri trên núi Ga-ri-dim hay là tại Đền Thờ ở Giê-ru-sa-lem?  Việc phụng tự từ lâu vẫn là vấn đề tranh luận đối với dân chúng Sa-ma-ri.  Họ là những người lai hai dòng máu, vì dân Do-thái tại Sa-ma-ri đã kết hôn với người Dân ngoại.  Năm 721 trước công nguyên, người Át-xi-ri chinh phục các quốc gia khác nên những người Sa-ma-ri đã kết hôn với người các quốc gia ấy.

 

          Đức Giê-su chẳng đứng về phía nào trong hai giải pháp người phụ nữ nêu lên.  Nhưng Ngài trả lời rằng đã đến ngày việc phụng tự đích thực sẽ thay thế cho cả hai nơi thánh địa là núi Ga-ri-dim và Đền Thờ Giê-ru-sa-lem.  Không những Đức Giê-su sẽ thay thế nghi thức thanh tẩy như đã được biểu tượng trong tiệc cưới Ca-na, mà Ngài còn thay thế cho cả Đền Thờ nữa.  Bởi đó, trung tâm của phụng tự sẽ là trong Đức Giê-su;  Thánh Thần sẽ ban sự sống giúp cho người ta được mạnh mẽ mà thờ phượng Thiên Chúa qua Đức Giê-su.

 

          Sau đó người phụ nữ đưa ra một nhận xét về Đấng Mê-si-a sẽ đến và chỉ dạy cho người ta mọi sự (Gio-an 4:25).  Đến lượt Đức Giê-su tỏ ra cho chị ấy biết đích thực Ngài là ai:  Ngài chính là Đấng Mê-si-a.  Lập tức chị đi về làng và làm chứng về Đức Giê-su.  Do chứng từ của người phụ nữ này, nhiều người Sa-ma-ri đã tin vào Đức Giê-su.  Đối với Gio-an, niềm tin còn vượt xa trên thái độ chấp nhận của lý trí;  “niềm tin” trong sách Tin Mừng này chứa đựng một thái độ cam hết hoàn toàn của một người đối với Đức Giê-su cũng như với tất cả những gì Ngài làm và dạy bảo.  Người phụ nữ này đã đưa dân Sa-ma-ri đến với đức tin ấy.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 3, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

 

 

Sách đọc thêm

 

Brown, Raymond E.  The Gospel According to John (I-XII), Anchor Bible Series.

          Garden City, N.Y.:  Doubleday & Company, 1966.

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà