Hành trình học hỏi Tin Mừng Gio-an

 

Hành trình 13

 

 

Đức Giê-su và Phi-la-tô

 

 

Trong cuộc xử án trước mặt Phi-la-tô, chúng ta thấy thần học và lối sử dụng văn chương của Gio-an lên tới cao điểm.  Nhiều chủ đề đã được giới thiệu trước đây trong sách Tin Mừng sẽ xuất hiện đầy đủ trong phần trình thuật Thương khó.  Đức Giê-su sẽ làm chứng cho sự thật toàn vẹn trong khi kẻ thù của Ngài lại muốn làm sai lạc đi.  Ánh sáng và bóng tối sẽ đối đầu với nhau.  Lối diễn tả mỉa mai sẽ được sử dụng để lột mặt nạ giả hình của kẻ thù Đức Giê-su và việc Phi-la-tô không muốn hiểu căn tính đích thực của Đức Giê-su.  Người ta có cảm tưởng chính Phi-la-tô cũng đang bị xử án giống như Đức Giê-su vậy.

 

          Gio-an sắp đặt cuộc xử án này thành bảy màn, cứ một màn bên ngoài rồi tới một màn bên trong, tức là một kỹ thuật văn chương đề cao thích thú của độc giả, đồng thời cũng nói lên tương phản giữa ánh sáng với bóng tối.

 

          Cuộc xử án tại dinh Phi-la-tô là một lối minh họa cổ điển cho thấy thánh sử đã sắp xếp lại những nguồn liệu ngài có, làm sao cho phù hợp với những lý do thần học và cách trình bày gây xúc động mạnh.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 18:28 – 19:16.

          Có hai khung cảnh dành cho cuộc xử án trước mặt Phi-la-tô:  một cảnh xảy ra ở bên ngoài dinh tổng trấn gồm có những kẻ thù của Đức Giê-su;  và cảnh khác xảy ra ở bên trong dinh tổng trấn với sự hiện diện của Đức Giê-su.  Trong những khoảng trống dưới đây, bạn hãy ghi lại bảy màn, mỗi màn gồm những câu nào và những ai “xuất hiện trên sân khấu”.

 

MÀN 1 (bên ngoài dinh)

Các câu:

Những nhân vật xuất hiện:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

MÀN 2 (bên trong dinh)

Các câu:

Những nhân vật xuất hiện:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

MÀN 3 (bên ngoài)

Các câu:

Những nhân vật xuất hiện:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

MÀN 4 (bên trong)

Các câu:

Những nhân vật xuất hiện:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

MÀN 5 (bên ngoài)

Các câu:

Những nhân vật xuất hiện:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

MÀN 6 (bên trong)

Các câu:

Những nhân vật xuất hiện:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

MÀN 7 (bên ngoài)

Các câu:

Những nhân vật xuất hiện:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Với văn điệu mỉa mai, Gio-an khẳng định rằng các nhà lãnh đạo Do-thái đã không vào dinh tổng trấn để họ khỏi bị ô uế;  nếu bị ô uế như vậy, họ sẽ không thể mừng lễ Vượt qua được.  Theo người Do-thái nghĩ, nơi ở của Dân ngoại là nơi ô uế.  Thật là mỉa mai vì các nhà lãnh đạo Do-thái chỉ lo lắng giữ thân xác cho khỏi ô uế trong khi họ lại chủ tâm muốn giết người vô tội.

 

          Khác với các thánh sử khác, Gio-an minh định rõ ràng tại sao người ta đem Đức Giê-su đến cho Phi-la-tô – chỉ có tòa án Rô-ma mới có thể ra lệnh hành quyết một người.  Kẻ thù của Đức Giê-su đã dự định đưa ra một vi phạm dân sự;  họ tố cáo Đức Giê-su là một tên nổi loạn có tham vọng chiếm ngai hoàng đế.  Họ đã quay lưng lại ánh sáng trần gian và giờ đây còn muốn tiêu diệt ánh sáng ấy.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc lại Gio-an 18:28 – 19:16.

          Bao nhiêu lần những từ và câu sau đây đã được sử dụng?

 

Vua dân Do-thái:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

vua:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

nước (quốc gia):

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Bao nhiêu lần Phi-la-tô tuyên bố Đức Giê-su vô tội?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Đi vào trong dinh, Phi-la-tô hỏi Đức Giê-su về lời buộc tội có tính cách chính trị, được ngầm hiểu qua việc người ta nộp Đức Giê-su cho ông ta để kết án tử hình cho Ngài.  “Ông có phải là vua dân Do-thái không?” (18:33).

 

          Vương quyền của Đức Giê-su là một chủ đề lớn trong trình thuật Thương khó.  “Vua dân Do-thái” được sử dụng sáu lần, “vua” được sử dụng năm lần, “nước” được sử dụng ba lần.  Đức Giê-su bị chế nhạo là một ông vua, rồi Ngài bị đội vòng gai làm vương miện và mặc áo choàng đỏ (một biểu tượng của vua) trong thời gian bị đánh đòn.

 

          Lễ Vượt qua năm trước, dân chúng muốn tôn Đức Giê-su làm vua, nhưng Ngài đã ẩn tránh họ (6:14-15).  Rồi cũng vào lễ Vượt qua năm nay khi tiến vào thành Giê-ru-sa-lem, người ta đã tung hô Ngài làm vua (12:13-15).  Cũng tại đó, Đức Giê-su kiếm một con lừa và ngồi trên mình lừa.  Chúng ta luôn luôn thấy trong sách Tin Mừng này, trước khi kể lại cuộc Thương khó, dân chúng lúc nào cũng hiểu lầm cứu thế tính hoặc vương quyền của Đức Giê-su dưới lớp mây mù kỳ vọng chính trị.  Giờ đây Đức Giê-su lại muốn chấp nhận danh hiệu vua (18:37);  tình trạng vô dụng của Ngài chứng thực rằng vương quyền của Ngài không phải là vương quyền của một nước trần gian.  Ngài là vua với nghĩa cử cao thượng nhất, đó là sẽ chết trên thập giá để cứu rỗi mọi người.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 19:1-3.

Bạn hãy đọc 1 Ma-ca-bê 10:20, 57-65; 11:57-58.

          Bạn sẽ hiểu gì về việc chế nhạo Đức Giê-su trong cái áo choàng đỏ và vương miện bằng vòng gai?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Trong văn chương Do-thái cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, đoạn nằm ở trung tâm giữa một loạt những đoạn song song với nhau luôn luôn là phần lôi cuốn sự chú ý của người đọc.  Màn giữa trong số bảy màn của cuộc xử án tại dinh Phi-la-tô là cuộc đánh đòn, trong đó Đức Giê-su bị đem làm trò cười phải đội vòng gai và mặc áo choàng đỏ, mầu dành cho vua chúa.  Một lần nữa sử dụng kỹ thuật diễn tả cách mỉa mai, Gio-an cho chúng ta thấy trong màn đánh đòn, khi người ta ít nghi ngờ Đức Giê-su là vua thật thì những biểu hiệu làm vua lại vô tình được choàng lên Ngài.  Điều những kẻ bách hại Đức Giê-su không hiểu, đó là nước Ngài là nước sự thật, sự thật về quyền thống trị của Thiên Chúa và sự thật ấy sẽ bảo đảm phần rỗi cho tất cả những ai tiếp nhận.

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 19:5-16.

Bạn hãy đọc Xuất Hành 12:1-13.

          Đoạn sách Xuất Hành giúp chúng ta hiểu thế nào về đoạn Gio-an 19:5-16?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Sau nhiều lần cố gắng cứu Đức Giê-su, Phi-la-tô làm một nỗ lực cuối cùng.  Ông đem Đức Giê-su ra ngoài (Ngài vẫn còn mang áo choàng chế nhạo màu đỏ) và giới thiệu Ngài với dân chúng.  Thay vì cảm động thương hại cho con người họ nhìn thấy, dân chúng lại la hét to hơn, yêu cầu xử tử Ngài bằng cách đóng đinh thập giá (19:13-16).

 

          Quan tổng trấn của đế quốc Rô-ma ngồi trên tòa xét xử đang khi dân chúng kêu gào phải kết án tử hình Đức Giê-su.  Có thể hiểu theo hai nghĩa về động từ Hy-ngữ “ngồi trên tòa” (19:13).  Cho dù trên thực tế quan tổng trấn ngồi trên tòa xét xử, nhưng quả thực Gio-an đã khéo léo sử dụng động từ mang hai nghĩa ấy để khi hiểu theo nghĩa văn phạm và thần học, người ta sẽ hiểu là chính Đức Giê-su ngồi trên tòa xét xử.  Đây có lẽ là cách Gio-an muốn người đọc hãy chiêm niệm:  “Đúng ra ai là người bị xử án?  Đức Giê-su?  Hay là Phi-la-tô, đại diện cho thế gian?

 

          Gio-an khéo léo ghi chú:  “Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa” (19:14).  Chúng ta dễ bỏ mất phần sau của câu trên:  “vào khoảng mười hai giờ trưa,” nhưng nó lại rất quan trọng.  Vào khoảng trưa ngày áp lễ Vượt Qua, các tư tế trong Đền Thờ bắt đầu giết những con chiên Vượt Qua.  Lễ Vượt Qua đã bắt đầu.  Vượt Qua là cử hành việc Thiên Chúa cứu thoát dân Ít-ra-en khỏi ách nô lệ Ai-cập.  Giờ đây một lễ Vượt Qua mới sắp sửa xảy ra khi Thiên Chúa, qua Đức Giê-su, sẽ hoàn tất việc cứu rỗi mọi dân nước.  Con chiên Vượt Qua sẽ không còn là biểu tượng tối cao cho việc Thiên Chúa cứu thoát nữa.  Nhưng Đức Giê-su, Con Chiên Thiên Chúa, sẽ thay thế con chiên Vượt Qua để giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi.

 

          Phi-la-tô sau mấy lần tuyên bố Đức Giê-su vô tội, giờ đây trao cho dân chúng Vua của họ.  Một quốc gia lúc nào cũng chủ trương vua của họ là Thiên Chúa va các vua chúa trần gian này chỉ là người thay mặt cho Thiên Chúa, thế mà bây giờ lại chối bỏ vua thật duy nhất để chọn một ông vua trần gian chẳng có quyền bính gì trên họ:  “Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xê-da” (19:15c).  Rồi Phi-la-tô trao Đức Giê-su cho họ đem đi đóng đinh.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy ngồi thinh lặng, mắt nhắm lại, ở trước mặt Chúa bị đánh đòn.  Bạn hãy nói với Người trong thinh lặng của tâm hồn bạn.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 13, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

·         Gio-an sử dụng kỹ thuật văn chương của ngài để trình bày những chủ đề thần học như:  làm chứng nhân, vương quyền, Đức Giê-su là hy lễ Vượt Qua...  trong cuộc xử án Đức Giê-su trước mặt Phi-la-tô.

·         Cảnh xử án cho thấy cuộc gặp gỡ giữa ánh sáng và bóng tối;  kẻ chọn bóng tối thay vì chọn ánh sáng sẽ là kẻ bị kết án trước tòa xét xử của Vua các vua.

·         Vương quyền của Đức Giê-su được nhấn mạnh đến trong cảnh xử án để diễn tả ý niệm thần học sau:  trong cái chết, Đức Giê-su đã lấy lại quyền tối thượng trên Xa-tan và bóng tối, và Ngài hiển trị như Vua muôn dân.

·         Điều quan trọng phải nhớ, đó là khi Gio-an sử dụng từ “người Do-thái”, ngài muốn ám chỉ những kẻ thù của Đức Giê-su chứ không phải là dân tộc Do-thái.

 

 

Sách đọc thêm

 

La Potterie, Ignace de.  The Hour of Jesus.  New York:  Alba House, 1983.

 

Senior, Donald.  The Passion of Jesus in the Gospel of John.  Collegeville, Minn.:

          Michael Glazier/The Liturgical Press, 1991.

 

 

                    

               


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà