Hành trình học hỏi Tin Mừng Mác-cô

Hành trình 1

 

 

Làm lại từ đầu

 

 

Sách Tin Mừng Mác-cô để nghe hơn là để đọc. Ðầu tiên sách được viết trên những cuộn giấy cói dài, không phân thành chương đoạn câu cú gì cả. Kết thúc câu truyện, người khởi viết Tin Mừng (người kể truyện) muốn cho người nghe hãy tuyên xưng “Ðức Giê-su là Con Thiên Chúa.”

 

          Ngày nay có không biết bao nhiêu cuốn sách Tin Mừng Mác-cô. Người ta có sách Kinh Thánh ở nhà, tại phòng khách sạn, hoặc được những thiện nguyện viên phân phát tại nhà thờ, phi trường hay đến từng nhà. Những đoạn Kinh Thánh được đọc trong các giờ cử hành ngày Chúa Nhật, hoặc có cả những sách in lại những đoạn Kinh Thánh để người ta theo với vị mục sư hay linh mục.

 

          Mặc dù dễ dàng có sách Kinh Thánh là một lợi điểm, nhưng bất lợi là thường người ta có quá nhiều chữ viết nên không còn lắng nghe Lời được nữa. Khổ thay, khi đã biết từ ngữ, biết diễn tiến câu truyện và biết kết thúc của câu truyện, người ta thường lầm tưởng là họ đã biết hết rồi. Sự kiện tôi không thể “biết hết rồi” được chứng tỏ là qua nhiều Chúa Nhật sau khi rời nhà thờ tôi vẫn chẳng nhớ được bài Tin Mừng hôm nay nói gì.

 

          Nỗ lực của Hành trình 1 này là nghe lại câu truyện từ đầu. Ðiều này làm được nếu bạn coi mình như là một Ki-tô hữu thế kỷ thứ nhất, đang lắng nghe Mác-cô thuật lại cuộc đời Ðức Giê-su và đang nhận định lại những khởi đầu đức tin của bạn. Vậy để thực hành:

·         Trước hết bạn hãy cố gắng gạt khỏi đầu óc bạn những gì trước kia bạn đã biết về sách Tin Mừng Mác-cô, hoặc qua những bài giảng hoặc qua những lớp học.

·         Thứ hai, bạn đừng giả thiết là mình đã biết câu truyện Tin Mừng, dù bạn đã nghe đọc hoặc chính bạn đã đọc. Nhưng bạn hãy ép mình đọc hết từ đầu tới cuối.

·         Thứ ba, dùng óc tưởng tượng, bạn hãy coi như mình là một người ở thế kỷ thứ nhất đang nghe Mác-cô nói với bạn câu truyện về Ðức Giê-su.

·         Sau hết, bạn hãy tập cho đôi tai mình nghe câu truyện như là đang lắng nghe lần đầu tiên và cố gắng bật ngọn lửa trái tim yêu mến câu truyện tuyệt vời này.

 

Những đề nghị trên sẽ giúp bạn nghe câu truyện từ đầu, để trái tim bạn sẽ bừng lên ngọn lửa nhờ tình yêu của Ðức Giê-su và giúp bạn cùng với những người khác tuyên xưng: “Ðức Giê-su là Con Thiên Chúa.”

 

 

Khám phá

 

Ðể làm bài tập thứ nhất này, bạn hãy đọc Tin Mừng Mác-cô luôn một mạch. Thời gian mất độ một giờ bốn mươi lăm phút. Thời gian không phải là vấn đề ở đây. Nỗ lực không phải là đọc cho kịp giờ, nhưng là có nghe lại câu truyện từ đầu hay không. Vậy đây là vài kỹ thuật giúp bạn lắng nghe câu truyện:

 

·         Tìm một chỗ thực sự yên lặng và một thời gian lý tưởng để đọc.

·         Mấp máy môi khi bạn đọc, hoặc đọc lớn đủ cho mình nghe.

·         Nếu là một nhóm nhỏ thì chọn một người đọc, còn người khác lắng nghe.

 

          Ðang lúc đọc, “người nghe” phải lắng nghe những từ, câu hoặc ý tưởng chủ yếu được lập đi lập lại suốt sách Tin Mừng. Sau khi “nghe” câu truyện Mác-cô kể về Ðức Giê-su, bạn hãy viết xuống những từ, câu hoặc ý tưởng chủ yếu đó vào trong phần bài tập dưới đây.

 

          Sau khi đọc, người ta sẽ hỏi bạn: Theo bạn nghĩ, Ðức Giê-su là ai đối với Mác-cô? Bạn cũng có thể đặt câu hỏi đó trong đầu óc bạn đang khi đọc.

 

          Nào, bây giờ bạn hãy mở sách Tin Mừng Mác-cô và bắt đầu lắng nghe câu truyện ông kể về Ðức Giê-su. Nhớ là bạn phải đọc hết sách Tin Mừng Mác-cô.

 

 

Khám phá

 

Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết xuống những từ, câu và ý tưởng chủ yếu bạn đã nghe được khi lắng nghe Tin Mừng Mác-cô.

Nên nhớ, có nhiều câu trả lời khác nhau. Chợt nhớ lại những từ, câu và ý tưởng nào, bạn cứ viết xuống ngay. Ráng viết lại 10 thôi.

 

          1)..............................................................................................................................................................................

         

2)..............................................................................................................................................................................

 

          3)..............................................................................................................................................................................

 

          4)..............................................................................................................................................................................

 

          5)..............................................................................................................................................................................

 

          6)..............................................................................................................................................................................

 

          7)..............................................................................................................................................................................

 

          8)..............................................................................................................................................................................

 

          9)..............................................................................................................................................................................

 

          10)............................................................................................................................................................................

 

Khám phá

 

Trong khoảng dưới đây, bạn hãy viết một hoặc hai câu trả lời cho câu hỏi: Ðối với Mác-cô, Ðức Giê-su là ai?

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Khám phá

 

Bây giờ, sau khi đã đọc Tin Mừng Mác-cô, bạn hãy viết xuống những câu hỏi về sách ấy mà bạn mong là Hành trình học hỏi Tin Mừng Mác-cô sẽ giải đáp cho bạn.

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Giờ đây bạn đã viết xong bản liệt kê những từ, câu và ý tưởng chủ yếu cũng như những câu hỏi đặc biệt khi bạn lắng nghe Tin Mừng Mác-cô.  Sau đây là bản liệt kê những từ, câu và ý tưởng chủ yếu tôi đã nghe sau khi đọc.  Bạn có thể so sánh hai bản liệt kê với nhau, vì bài tập này sẽ là tâm điểm của những Hành trình học hỏi Tin Mừng Mác-cô của chúng ta.

          Những từ, câu và ý tưởng chủ yếu tôi gặp thấy trong Tin Mừng Mác-cô là:

          1)  Việc lập đi lập lại từ lập tức tạo nên một cảm tưởng thúc bách.

          2)  Khi Đức Giê-su thực hiện một phép lạ, Ngài bảo người đó không được nói gì cho ai biết.

          3)  Những lời và hành động của Đức Giê-su là căn nguyên khiến người ta ngạc nhiên.

          4)  Đức Giê-su có quyền năng trên ma quỷ và thần dữ.

          5)  Đức Giê-su nói rằng Ngài sẽ đi lên Giê-ru-sa-lem để chịu đau khổ và chết.

          6)  Đức Giê-su có quyền năng để chữa lành người đau yếu bệnh tật.

          7)  Các môn đệ (đặc biệt là Phê-rô) luôn luôn không hiểu những điều Đức Giê-su nói.

          8)  Mác-cô thường sử dụng những danh hiệu Con Thiên ChúaCon Người.

          9)  Phê-rô (tại Xê-da-rê Phi-líp-phê) và viên đại đội trưởng nhận biết Đức Giê-su là Đấng được xức dầu (Mê-si-a) và Con Thiên Chúa.

          10)  Kết thúc của sách Tin Mừng đột ngột.  Các phụ nữ chạy trốn khỏi mộ “run lẩy bẩy, hết hồn hết vía, chẳng nói gì với ai, vì sợ quá” (Mác-cô 16:8).

 

          Trong những Hành trình tới, chúng ta sẽ thảo luận về một số những từ, câu và ý tưởng này.  Với những giải thích này, tôi hy vọng giải đáp được một số câu hỏi của bạn.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 1, bạn đã khám phá được những điều sau đây:

 

·         tầm quan trọng của việc đọc sách Tin Mừng luôn một mạch;

·         những kỹ thuật để nghe Tin Mừng;

·         tầm quan trọng của việc lắng nghe những từ, câu và ý tưởng chủ yếu trong sách Tin Mừng.

 

 

Sách đọc thêm

 

Rhoads, David & Donald Michie. Mark as Story: An Introduction to the Narrative

of a Gospel. Philadelphia: Fortress Press, 1982.

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà