Hành trình học hỏi Tin Mừng Mác-cô

Hành trình 6

 

Đi vào những điểm đặc biệt

 

 

Năm Hành trình đầu tiên đã trình bày những cái nhìn tổng quát về Tin Mừng Mác-cô.  Giờ đây chúng ta đã làm quen với cấu trúc Tin Mừng Mác-cô khi trả lời những câu hỏi “Người này là ai?” và “Ngài là Đấng Cứu Thế loại nào?”  Bạn cũng đã áp dụng phương pháp bắt chước – đặt  mình vào khung cảnh của Tin Mừng – và đã suy nghĩ về định tín được trình bày trong 1:1.

 

          Để bạn hiểu sâu xa thêm về hình ảnh của Đức Giê-su theo Mác-cô, tức là của Đức Ki-tô, giờ đây bạn hãy khám phá một số những chiều kích đặc biệt của Tin Mừng Mác-cô.  Hành trình 6 mời bạn hãy khảo sát một số đoạn đặc biệt trong Tin Mừng Mác-cô, đào sâu hơn để hiểu được sứ điệp tuyệt vời này.

 

 

Khám phá

 

Trong bài tập này, bạn hãy đọc một đoạn đặc biệt và hãy lập tức viết lại tóm tắt ý chính được đề cập trong đoạn này.  Thí dụ, với Mác-cô 1:1 bạn sẽ viết:  “Một khẳng định biểu lộ lòng tin tuyên xưng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa.”

          Đọc những câu sau đây, rồi viết một lời, một vài chữ, hay một câu mà bạn ý thức sau khi đọc từng câu một.

 

Mác-cô 1:10-11

 

Mác-cô 1:23-26

 

Mác-cô 1:34

 

Mác-cô 3:11-12

 

Mác-cô 5:6-10

 

 

          Bạn có thể tóm tắt lại bằng một ý tưởng chung gặp thấy trong tất cả những câu trên và viết xuống:

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Trong năm đoạn Tin Mừng trên, bạn đã nhận ra yếu tố chung nào tuyên xưng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa hoặc như Đấng có uy quyền trên ma quỷ?  Mác-cô dựng một khuôn mẫu để giúp người ta nhận ra Đức Giê-su là Con Thiên Chúa.  Nếu suy nghĩ về tất cả những đoạn trên (kể luôn cả 1:1), bạn sẽ tìm thấy những điều sau đây:

 

-          Độc giả (là chính bạn) đang tuyên xưng niềm tin Đức Giê-su là Con Thiên Chúa.

-          Vào lúc Đức Giê-su chịu phép rửa, điều ấy được tỏ ra (mặc khải) rằng Ngài là “Con yêu dấu.”  Đức Giê-su đã thấy “các tầng trời xé ra, và Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình” (1:10-11).

-          Thần ô uế nhận ra Đức Giê-su là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (1:24).  Đức Giê-su bắt nó phải im lặng và Ngài đuổi nó ra khỏi người bị quỷ ám.

-          Đức Giê-su khu trừ ma quỷ (1:34), nhưng Ngài không cho phép nó nói ra.

-          Một lần nữa, thần ô uế lại nhận ra Đức Giê-su (3:11) và la lên:  “Ông là Con Thiên Chúa!”  Lại lần nữa Đức Giê-su bảo thần ô uế không được tiết lộ Ngài là ai.

-          Trong đoạn cuối, cả đoàn lũ thần ô uế nói lên Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa Tối Cao” (5:7).

 

Những đoạn này cho thấy căn tính đích thực của Đức Giê-su chỉ có một số ít biết được.  Những kẻ biết rõ ràng nhất, đó là các thần ô uế.  Trong bốn thuộc sáu đoạn trên, chúng đều tuyên xưng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, Đấng Thánh và Đấng Tối Cao.  Chúng có thể nhận ra nơi Đức Giê-su một điều gì mà nhiều người khác không thấy được.  Tại sao Đức Giê-su lại ngăn cấm chúng không được nói ra?  Về việc im lặng hoặc bí mật này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong Hành trình 10.

 

Khi Đức Giê-su chịu phép rửa thì xảy ra việc mặc khải Ngài là “Con yêu dấu.”  Nếu đọc kỹ 1:10-11, ta sẽ thấy việc mặc khải ấy chỉ dành riêng cho mình Đức Giê-su thôi.  Sứ điệp được trao cho Đức Giê-su, chứ không phải cho đám đông đang nhìn xem.  Trong 1:10-11, Mác-cô viết:  “Vừa lên khỏi nước, Ngài liền thấy...  Con là Con yêu dấu của Ta...”  Việc mặc khải dành riêng cho Đức Giê-su nói rằng Ngài là “Con yêu dấu” đặt ra hai vấn đề khó khăn.

 

Vấn đề thứ nhất đòi chúng ta phải xét xem Mác-cô muốn nói gì khi viết Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa.”  Vấn đề thứ hai là khi nào Đức Giê-su mới biết mình là “Con Thiên Chúa.”  Vấn đề thứ nhất sẽ dần dần được trả lời khi bạn tiếp tục học hỏi về Mác-cô.  Trả lời cho vấn đề thứ hai có nhiều cách và bạn có thể tự do lựa chọn một trong những điểm sau đây:

 

-          Đức Giê-su đã luôn luôn biết mình là Con Thiên Chúa.

-          Đức Giê-su đã ý thức mình là Con Thiên Chúa khi Ngài chịu phép rửa.

-          Đức Giê-su đã ý thức mình là Con Thiên Chúa khi Ngài cầu nguyện trong Vườn Dầu.

-          Đức Giê-su đã ý thức mình là Con Thiên Chúa khi Ngài ở trên thập giá hoặc lúc sắp chết.

 

Càng suy nghĩ về tất cả những đoạn này càng cho ta một hiểu biết sâu xa hơn về Tin Mừng Mác-cô.  Như thế có ba nhóm ý thức về quyền năng của Đức Giê-su:  (1) độc giả hoặc những người có đức tin, gồm cả Mác-cô và cộng đoàn của ngài nếu suy diễn từ 1:1;  (2) các thần ô uế sợ hãi quyền lực của Chúa;  và (3) chính Đức Giê-su, qua mặc khải dành riêng cho Ngài vào lúc chịu phép rửa.

 

 

Khám phá:  những khách bàng quan, những người đứng bên lề

 

Thế còn những người khác trong Tin Mừng và sự hiểu biết của họ về Đức Giê-su là ai thì sao?  Để biết được những người này hiểu thế nào, bạn hãy viết xuống những ý nghĩ bạn có sau khi đọc những đoạn sau:

 

Mác-cô 1:22

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 1:27

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 6:2

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Tóm tắt lại tất cả những phản ứng của người ta về Đức Giê-su:

 

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Khám phá:  những vị lãnh đạo tôn giáo

 

Sự kinh ngạc của dân chúng và uy quyền của Đức Giê-su lại mang một ý nghĩa khác đối với những nhân vật khác trong Tin Mừng Mác-cô.  Bạn hãy viết xuống những cảm nghĩ của bạn khi đọc những đoạn sau:

 

Mác-cô 2:6

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 3:21

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 3:22

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 8:11

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Hãy tóm tắt lại những đặc tính của nhóm người này:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Khám phá:  các môn đệ

 

Người ta có thể ngạc nhiên về các môn đệ của Đức Giê-su trong thời gian này.  Họ phản ứng gì về Đức Giê-su?  Những đoạn sau đây sẽ cho thấy.  Bạn viết xuống những cảm nghĩ của họ:

 

Mác-cô 4:13

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 4:40

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 6:51-52

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Tóm tắt lại những khám phá của bạn về các môn đệ và hiểu biết của họ về Đức Giê-su:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Khám phá:  những người tin

 

Sau cùng, có một nhóm người hiểu biết Đức Giê-su rõ ràng hơn những người khác.  Đọc và tóm tắt những hiểu biết của bạn về những đoạn sau đây:

 

Mác-cô 1:40-41

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 2:5

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 5:20

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Mác-cô 5:28-34

................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Những khách bàng quan

 

Trong ba đoạn Tin Mừng này, người ta kinh ngạc (1:22) và kinh hoảng (1:27; 6:2).  Sự kinh ngạc của họ là do chứng kiến uy quyền mà Đức Giê-su dùng để giảng dạy.  Giáo lý của Ngài khác với giáo lý của những người khác.  Uy quyền của Ngài hiện diện rõ ràng trong cả lời nói lẫn việc làm.  Lời của Ngài làm người ta kinh ngạc;  việc Ngài khu trừ ma quỷ và chữa lành gây nên sự kinh hoảng.

         

Qua nhóm người này, Mác-cô nói cho chúng ta biết rằng những người nghe Đức Giê-su đều nhận ra uy quyền của Ngài, nhưng vì họ chưa hiểu được hết tất cả những gì Ngài giảng dạy nên họ kinh hoảng.

 

 

Các nhà lãnh đạo tôn giáo

 

Nhóm này không biết Đức Giê-su thực sự là ai.  Đây là những đoạn về một số kinh sư và Biệt phái (đáng lẽ những nhà lãnh đạo tôn giáo thì phải biết hơn chứ!) là những người hoặc chất vấn Chúa, hoặc tố cáo Ngài là nói phạm thượng.  Cũng có một đoạn Tin Mừng về gia đình của Đức Giê-su tin rằng Ngài đã khùng điên rồi (3:21).

 

 

Kết luận về Khám phá của bạn

 

Học hỏi những đoạn nói về các môn đệ, bạn sẽ thấy họ giống như nhóm người thứ nhất, những khách bàng quan.  Họ cũng kinh ngạc, nhưng xem ra họ không hiểu gì.  Các môn đệ đầy sợ hãi và ngay cả sau khi chứng kiến những hành động của Đức Giê-su, họ vẫn chưa hiểu được hoàn toàn ý nghĩa sứ điệp của Ngài.

 

          Sau hết, nhóm cuối cùng – người phong cùi (1:40), tê liệt (2:5), dân Đê-ca-pô-li (5:20) và người phụ nữ bị bệnh băng huyết 12 năm (5:28) là những người mở lòng tin vào Đức Giê-su.

 

          Một lần nữa, bạn hãy sử dụng phương pháp bắt chước và đặt mình vào một trong những câu truyện trên.  Có thể bạn sẽ thấy mình là người tin, hoặc sợ hãi, hoặc nghi vấn, hoặc không tin...

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 6 này, bạn đã khám phá:

 

·         Việc Đức Giê-su chịu phép rửa là một mặc khải riêng cho Ngài.

·         Ngoài Đức Giê-su ra, độc giả và các thần dữ ý thức được Đức Giê-su thực sự là ai.

·         Mặc dù Mác-cô nhấn mạnh Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, các môn đệ vẫn chưa biết chắc chắn Đức Giê-su là ai.

·         Chính quyền (Biệt phái và kinh sư) phải biết Đức Giê-su là ai, nhưng không phải tất cả đều biết.

·         Những ai được Đức Giê-su chữa lành (phong cùi, tê liệt...) đều nhận ra một điều gì độc đáo và đặc biệt về Đức Giê-su.

 

 

Sách đọc thêm

 

Harrington, Wilfred.  Mark.  New Testament Message, Vol. 4.

          Wilmington, Del.:  Michael Glazier, Inc., 1979.

 

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà