Hành trình học hỏi Tin Mừng Mát-thêu

Hành trình 14

 

Bài giảng về Giáo Hội

 

Mỗi lần gặp cô bé láng giềng năm tuổi, em đều chào tôi bằng câu:  “Ông có biết gì không?”  Câu trả lời đơn giản của tôi:  “Biết gì chứ?” sẽ giúp em kể lại một biến cố giựt gân nào đó trong ngày của em.  Bàn tay múa máy và gương mặt đầy những biểu lộ, em làm cho tôi vui với những chuyện như con chó đuổi con mèo như thế nào, những ngón tay nhúng sơn đã rỏ sơn xuống áo em như thế nào, hoặc người thợ đã phải đến sửa cái máy giặt như thế nào.  Mỗi câu truyện  đều kết thúc với một bài học đơn sơ mà lại rất thâm trầm.  Thí dụ, “nếu mình biết giới thiệu con chó của mình với con mèo, thì con chó đâu có bực mình như vậy, và thế là chúng có thể làm bạn với nhau!”  Tôi cứ mong được nói chuyện với cô bé Lê ly An;  cô bé làm cho tôi phải xét lại những tình huống cuộc sống dưới một ánh sáng khác.

 

Khám phá

 

Trong bài giảng về Giáo Hội, Mát-thêu mong cộng đoàn ngài hãy nhìn Giáo Hội theo một ánh sáng khác.  Đối với những ai đang có cái nhìn lẫn lộn và khúc mắc về Giáo Hội, Mát-thêu đưa ra câu hỏi:  “Vậy bạn biết Giáo Hội là gì?”

          Bạn hãy đọc Mát-thêu 18.

          Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết những đặc tính về Giáo Hội theo Mát-thêu.  Cố gắng viết xuống bảy đặc tính.

 

Để là Giáo Hội, chúng ta phải:

 

1)

...........................................................................................................

..........................................................................................................

 

2)

...........................................................................................................

..........................................................................................................

 

3)

...........................................................................................................

..........................................................................................................

 

4)

...........................................................................................................

..........................................................................................................

 

5)

...........................................................................................................

..........................................................................................................

 

6)

...........................................................................................................

..........................................................................................................

 

7)

...........................................................................................................

..........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh liệt kê của bạn về những đặc tính của Giáo Hội với bản liệt kê của chúng tôi.

          Để là Giáo Hội, chúng ta phải:

1)    trở nên như trẻ thơ (18:1-4);

2)    tiếp đón người yếu đuối (18:5);

3)    tránh gương xấu (18:6-9);

4)    rao giảng Tin Mừng (18:10-14);

5)    sửa lỗi cho nhau (18:15-18);

6)    cầu nguyện (18:19-20);

7)    tha thứ (18:21-34).

 

Huấn dụ phải trở nên như trẻ thơ liên hệ với Mối phúc thứ nhất trong Mát-thêu 5:  “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó.”  Trong thế kỷ thứ nhất, trẻ em bị coi như là những vật sở hữu, không có một quyền lợi nào cả.  Chúng chẳng được bênh đỡ trước mắt xã hội và hoàn toàn lệ thuộc vào người khác trong những nhu cầu của chúng.  Vậy khi nói các môn đệ phải trở nên như trẻ thơ, Đức Giê-su dạy Giáo Hội trước hết không thể bênh vực mình được, mà chỉ tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng ban cho mọi sự.  Các phần tử trong Giáo Hội phải khiêm nhường giống như Đức Giê-su đã hạ mình cho đến chết.  Kẻ giống như trẻ thơ hiểu được mặc khải đẹp đẽ về Nước Trời, còn đối với những người khôn ngoan thông thái thì mặc khải ấy lại được giấu kín (Mát-thêu 11:25).

 

Khám phá

 

Trong Tin Mừng Mát-thêu, Đức Giê-su đã thực hiện lời tiên tri của ngôn sứ I-sai-a:  “Chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta” (I-sai-a 53:4).  Mát-thêu phát biểu lời tiên tri này sau khi ngài kể rằng Đức Giê-su đã trừ quỷ và chữa lành suốt buổi chiều hôm ấy (Mát-thêu 8:16-17).

          Bạn hãy đọc những câu truyện chữa lành sau đây.  Trong khoảng trống duới đây, bạn viết lại một câu giải thích lý do tại sao Đức Giê-su chữa lành.

 

Mát-thêu 9:27-29

...........................................................................................................

..........................................................................................................

 

Mát-thêu 9:35-36

...........................................................................................................

..........................................................................................................

 

Mát-thêu 14:14

...........................................................................................................

..........................................................................................................

 

Mát-thêu 15:22

...........................................................................................................

..........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Bạn thử so sánh kết quả của bạn với kết quả của chúng tôi.

·         Mát-thêu 9:27-29:  Ngài đáp lại lời kêu xin của hai người:  “Lạy Con Vua Đa-vít, xin thương xót chúng tôi!”

·         Mát-thêu 9:35-36:  Ngài chữa lành mọi thứ bệnh tật vì Ngài động lòng thương.

·         Mát-thêu 14:14:  Ngài động lòng thương nên chữa lành đám đông dân chúng.

·         Mát-thêu 15:22:  Ngài đáp lại lời van xin của người phụ nữ Ca-na-an:  “Lạy Ngài là Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!”

 

Qua những thí dụ này, chúng ta thấy Đức Giê-su đã chữa lành vì Ngài thương dân chúng.  Tình thương này biểu lộ lòng xót thương và cảm thông, liên hệ với Mối phúc “Phúc thay ai xót thương người.”  Vậy để sống Mối phúc này, các phần tử của Giáo Hội phải đối xử với nhau như anh chị em.  Những ai có lòng xót thương thì cũng muốn cho mọi người được lành mạnh.

 

Những điều khám phá

 

Hai đặc tính kế tiếp, tránh gương xấu và rao giảng Tin Mừng, là hai chọn lựa mà Giáo Hội phải có khi đối xử với các phần tử của mình.  Giáo Hội có thể là một dụng cụ của tội lỗi mang tới cái chết, hoặc là một dụng cụ cứu độ đem lại sự sống.  Đức Giê-su là gương mẫu về việc phải luôn luôn tránh gương xấu (bạn hãy nhớ lại cuộc thảo luận về việc nộp thuế trong Hành trình 13, Mát-thêu 17:27).

          Vui mừng sau khi tìm được những gì đã mất là một đề tài Mát-thêu cùng khai triển với Lu-ca.  Phản ứng đầu tiên khi nghe câu truyện là sửng sốt.  Những người nghe câu truyện đã quen biết về công việc chăn chiên như thế nào.  Phản ứng tức thời của họ là chỉ có kẻ chăn chiên điên khùng mới bỏ lại những gì mình đang có (chín mươi chín con chiên) để đi tìm những gì mình không có (một con chiên).  Vì biết đâu khi anh ta trở lại thì tất cả các con chiên khác đã lưu lạc tản mát hết rồi.  Nhưng chủ đích Đức Giê-su kể dụ ngôn không phải để nói về việc chăn chiên tốt.  Nhưng Ngài muốn bảo các phần tử thuộc Giáo Hội phải lo lắng trước hết cho những kẻ yếu đuối.  Chính Đức Giê-su đã nêu gương khi Ngài xót thương những ai “lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt” (Mát-thêu 9:36).

 

Những điều khám phá

 

Lời khuyên về việc sửa lỗi anh em là dịp thứ hai Mát-thêu sử dụng từ giáo hội (từ Hy-lạp là ekklesia).  Trong số bốn sách Tin Mừng, từ Hy-lạp này chỉ gặp thấy trong Mát-thêu 16:18 và Mát-thêu 18:17.  Lần thứ nhất là khi nói đến Phê-rô là Tảng Đá, trên đó Giáo Hội sẽ được xây dựng.  Lần thứ hai là trong phần về Giáo Hội nói đến quyền cầm buộc và tháo cởi, trước đây đã được ban cho Phê-rô thì giờ đây cũng được ban cho Giáo Hội.

          Thể thức Giáo Hội sử dụng cho việc sửa lỗi anh em đã được thích nghi theo hai đoạn Cựu Ước.  Lê-vi 19:17 dạy rằng người ta không được thù ghét kẻ khác, nhưng tốt hơn nên lý giải với họ.  Đệ Nhị Luật 19:15 dạy rằng cần hai hoặc ba nhân chứng để buộc tội người khác.  Cả hai đoạn đều nói về những thể thức đối xử với kẻ tội phạm.  Nhưng Mát-thêu đã thích nghi những đoạn này để áp dụng vào việc đối xử với những phần tử của Giáo Hội đã đi lạc đường.

          Giáo huấn về cầu nguyện cũng bắt nguồn từ những văn bản Do-thái cổ xưa.  Dân Ít-ra-en tin rằng khi một người cùng với một người khác học hỏi Lề Luật Thiên Chúa thì những lời của Lề Luật chuyển giao giữa họ để cho chính sự hiện diện của Thiên Chúa sẽ ngự trị giữa họ.  Mát-thêu cũng thích nghi niềm tin này từ Lề Luật để cổ võ việc cộng đoàn cùng cầu nguyện.

 

Khám phá

 

Đặc tính cuối cùng của Giáo Hội, sự tha thứ, được trình bày dưới hình thức dụ ngôn.  Câu truyện tên đầy tớ không biết thương xót cho chúng ta cơ hội thực tập học hỏi về dụ ngôn một cách khác nữa.  Megan McKenna đề nghị những câu hỏi khác với năm câu hỏi chúng ta đã thảo luận trong Hành trình 12.  Ba câu hỏi của bà rất hữu ích, giúp chúng ta đưa sứ điệp của dụ ngôn vào trong cuộc sống.

 

          Sau khi đọc lại Mát-thêu 18:21-33, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

1)    Dụ ngôn nói cho bạn biết sự thật nào?

2)    Điều nào trong dụ ngôn làm cho bạn phải khó chịu?

3)    Bạn sẽ làm gì đối với sự khó chịu đó?

 

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh những trả lời của bạn với những trả lời của chúng tôi.  Bạn hãy nhớ rằng những câu hỏi do bà McKenna đưa ra là dành cho cá nhân, cho nên trả lời của bạn và của chúng tôi không cần phải giống nhau.

 

1)    Dụ ngôn nói cho bạn biết sự thật nào?

Ông vua động lòng thương xót, đó là điều giúp tôi vững tin rằng Thiên Chúa đầy lòng xót thương.  Nhưng bất hạnh thay, nhiều lần thay vì tỏ lòng thương xót tôi lại tìm cách trả thù, ghen ghét và bất công.

 

2)    Điều nào trong dụ ngôn làm cho bạn phải khó chịu?

Đó là sự kiện tôi giống như tên đầy tớ chứ không giống như ông vua kia.  Điều làm cho tôi khó chịu hơn nữa là lối cư xử giống như tên đầy tớ ấy lại là lối cư xử thường gặp thấy trong xã hội chúng ta.

 

3)    Bạn sẽ làm gì đối với sự khó chịu đó?

Đặc biệt, tôi cần phải xây dựng công bằng ở chỗ tôi làm cũng như trong cộng đồng tôi sống.  Tôi phải trở thành một người bênh vực cho những ai yếu đuối.

 

 

Những điều khám phá

 

Mỗi một đặc tính trong bảy đặc tính của Giáo Hội đều nói về những mối quan hệ.  Là Giáo Hội tức là sống trong mối quan hệ với người khác để xây dựng Nước Trời.  Mối quan hệ này được biểu lộ rõ rệt nhất qua Phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, tại đó chúng ta cầu nguyện như một cộng đồng.  Các kinh nguyện trong Phụng vụ thường sử dụng ở ngôi thứ nhất số nhiều (chúng con, chúng ta), diễn tả sự hiệp nhất với nhau trước mặt Thiên Chúa.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 14, bạn đã khám phá được những điều sau đây:

 

·         Bài giảng trong Tin Mừng Mát-thêu về Giáo Hội trình bày bảy đặc tính.

·         Những đặc tính này của Giáo Hội nhấn mạnh đến mối quan hệ cộng đồng của chúng ta.

·         Ba câu hỏi do bà Megan McKenna đưa ra giúp chúng ta phương pháp áp dụng dụ ngôn vào cuộc sống chúng ta.

 

 

Sách đọc thêm

 

McKenna, Megan.  Parables:  The Arrows of God.

          Maryknoll, N.Y.:  Orbis Books, 1994.

 

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà