TIỂU THƯƠNG TẠI HOA KỲ

Thy Anh

Giấc mơ lớn nhất và hầu như của đa số người Hoa Kỳ là làm chủ và điều hành một cơ sở kinh doanh nhỏ thành công. Ước muốn này là kết quả của nhiều cuộc thăm dò ý kiến hằng năm ở nhiều giới, nhiều nơi do ban Nghiên Cứu nghành Quản Trị Ðại Học UCLA thực hiện. Kết quả cho thấy cứ mỗi hai người Hoa Kỳ thì có một người muốn bước chân vào nghành kinh doanh hoặc có ý định một ngày nào đó sẽ mở thử một cơ sở kinh doanh. Thực vậy, "truyền thống của người Hoa Kỳ nhấn mạnh đến sự độc lập và tự làm chủ. vẫn nung nấu lòng mơ tưởng của hằng triệu người Hoa Kỳ trên mọi nẻo đường đời." (1) Do đó cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các cơ sở kinh doanh mọc lên ở Hoa Kỳ ngày nay nhiều hơn bao giờ hết. Theo văn phòng Thống Kê Lao Ðộng (Bureau of Labor Statistic) tỉ lệ những người tự làm chủ (self-employed) ngày nay đang trong chiều hướng tăng nhanh hơn đội ngũ của những người làm việc cho người khác. (2)

Một điều đáng ngạc nhiên là một số cá nhân mới bắt đầu kinh doanh lại thích ứng với khuôn mẫu sinh lời của những tay chuyên nghiệp một cách linh động và mau chóngï. Chắc chắn là với một vài hi vọng khi bước chân vào nghề, họ đã biến những hi vọng mong manh ấy thành một sáng kiến để đem vào tổ chức kinh doanh của mình. Bốn thập niên trước có Milton Hershey (kỹ nghệ kẹo), J. C. Penney (cửa hàng tổng hợp), David Packard (máy tính, điện tử, vi tính), Ray Kroc (McDonald's), Colonel Sanders (Kentucky Fried Chicken), Mary Kay (mỹ phẩm), hai thập niên cuối của thiên niên kỷ có Thomas Wathen (Pinkerton Security and Investigation, Inc.), Bill Gate (Microsoft, inc.), Jerry Yang (Yahoo, inc.) hoặc Jeff Appel (United Oil Corp.). là những khuôn mặt tiêu biểu và điển hình. Họ đã khởi đi từ những dự án kinh doanh nhỏ và đã trở nên cực kỳ thành công.

Ðối với một doanh thương nhỏ loại cổ điển (lấy công làm lời) thì chẳng có gì đáng chú ý ngoài việc tự mình làm chủ, có quyền quyết định mọi việc và thực hiện được ước mơ là tự làm chủ lấy mình. Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế đó là sự mạo hiểm rất lớn về vốn liếng đầu tư, cũng như tỉ lệ thất bại quá cao và rồi thời giờ dành cho công việc quá nhiều đồng thời thù lao kiếm được qua thương vụ của mình thường khi lại thấp hơn cả thù lao của những người làm công cho người khác.

I. KHÁI NIỆM VỀ TIỂU THƯƠNG?
A. Chữ "tiểu" và người Hoa Kỳ?
Khái niệm về chữ "tiểu" hay "nhỏ" có một truyền thống lâu dài biểu lộ sự ưa thích của người Hoa Kỳ. Qua những thăm dò ý kiến về nơi cư ngụ hay những nơi sinh hoạt thì đa số người Hoa Kỳ rất thích ở những thành phố "nhỏ", thích những sinh hoạt trong khu phố "nhỏ", thích học ở những trường học "nhỏ" và nhất là thích có một cơ sở kinh doanh "nhỏ". Những thăm dò này cũng cho người ta thấy nhân số thích cái "nhỏ" bé ngày một gia tăng. Cảm tưởng của những người được hỏi ý kiến là một đơn vị nhỏ thường không lạm dụng việc khai phá thiên nhiên và ít xảy ra hiện tượng bóc lột sức người. Một cảm tưởng điển hình nhất mà đa số người Hoa Kỳ hay nhắc đến là trong một công ty lớn bạn chỉ là hạt cát bên cạnh những bãi cát trong sa mạc. Ðể leo lên làm hạt sỏi cơ hội có lẽ chẳng mấy khi đến tay bạn!!!

Small Is Beautiful, tựa đề một cuốn sách bán chạy nhất (best-seller) do kinh tế gia Schumacher, đã một thời trở thành tụ điểm lôi cuốn nhiều công nhân, học sinh, chính khách, quản trị viên. khiến họ thay đổi lối nhìn cổ điển về "phát triển và phồn vinh". Small Is Beautiful là một khái niệm biểu lộ sự vươn mình của nghành tiểu thương. Bên cạnh những khu phố đầy dẫy những cơ sở kinh doanh nhỏ khác là những tiệm computer, những cơ sở kinh doanh nghành hi-tech. đưa dần con người đến những tiện nghi và thân tình.

B. Ðịnh nghĩa tiểu thương Hầu hết mọi người đều đồng ý với nhau rằng những quán trọ, tiệm hớt tóc, quán ăn trong khu phố là những kinh doanh nhỏ trong khi những hãng sản xuất xe hơi, những tổ chức qui mô của đội banh chuyên nghiệp là những kinh doanh lớn. Giữa hai thái cực lớn và nhỏ là sự đồng thuận về định nghĩa thế nào là lớn và thế nào là nhỏ qua việc dùng kích thước (tầm cỡ) như một khái niệm tương đối. Chẳng hạn cũng gọi là một khâu như tiếp thị hay nhân dụng nhưng lại chỉ được coi là "nhỏ" trong kỹ nghệ này mà lại là lớn trong những kỹ nghệ khác là do chính khái niệm về tầm cỡ của kỹ nghệ đó.

Một cách tổng quát, một thương nghiệp được gọi là nhỏ nếu nó được người chủ tự chịu trách nhiệm điều hành và sản phẩm của họ không mang tính cách chế ngự thị trường. Cũng có người đã cẩn thận thêm một số chi tiết vào cách định nghĩa như sau:

- Một thương nghiệp đã gọi là nhỏ thì phải "đủ nhỏ" để được hưởng một số miễn trừ từ luật pháp.
- Một thương nghiệp nhỏ phải thiếu ít nhất ba người thợ trong khâu nhân dụng để chứng tỏ công việc không bao giờ có thể hoàn thành.
- Một thương vụ nhỏ phải thiếu ít nhất một chi phiếu lương bổng (payroll check).
Những chi tiết thêm vào trên đây có thể không cần thiết để định nghĩa một thương nghiệp nhỏ vì nó mang xảo thuật tính đối với luật pháp nhưng lại là cần thiết nhằm phù hợp định nghĩa theo luật pháp Hoa Kỳ để được hưởng những qui chế giám định và miễn trừ của chính phủ. Thực ra nguyên chữ "tiểu thương" tự nó đã bao hàm nhiều ý nghĩa và nhiều tiêu chuẩn khác nhau có thể đem ứng dụng vào chương trình trợ giúp của chính phủ.
II. NHỮNG TIÊU CHUẨN CỦA CƠ QUAN ÐIỀU HÀNH NGHÀNH TIỂU THƯƠNG.
Cơ quan Ðiều Hành Nghành Tiểu Thương (Small Business Administration viết tắt là SBA) được thành lập do nghị định Small Business 1953 nhằm trợ cấp các công ty tiểu thương. Cơ quan này đã phân loại tiểu thương trong điều khoản 3 của nghị định như sau:

Với những mục đích của nghị định này, một thương nghiệp nhỏ liên quan. cho thấy rằng người chủ tự chịu trách nhiệm và điều hành và không chế ngự thị trường. Hơn nữa những tiêu chuẩn sau đây nhằm định nghĩa một cách chi tiết và sẽ là những tiêu chuẩn chính thức: Số lượng nhân viên và số lượng tiền bạc của thương nghiệp. Số lượng nhân viên tối đa của mỗi tiểu thương liên hệ . sẽ thay đổi theo từng loại kỹ nghệ.

Ðể đạt tiêu chuẩn là một tiểu thương theo tầm cỡ ấn định của cơ quan SBA, một thương nghiệp liên quan phải vượt qua năm trắc nghiệm sau đây:
1. Người chủ tự chịu trách nhiệm và điều hành
2. Không chế ngự thị trường
3. Số lượng nhân viên, thương nghiệp hằng năm, tài sản, lợi tức.
4. Không vượt quá lưu lượng tiền ấn định.
5. Ðược tài trợ trong (các) chương trình: tài chánh, thu mua, quản trị.
Mục số 1 và 2 là những điều kiện ấn định. Mục số 3, 4 và 5 có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Thí dụ sau đây sẽ cho thấy kích thước tiêu chuẩn hiện tại của các tiểu thương trong nghành sản xuất, phân phối hoặc bán lẻ đồ đạc trong nhà:

Phân loại trợ cấp
Nghành Kỹ nghệ Trợ cấp tài chánh Trợ cấp thu mua
Xí nghiệp sản xuất
Công ty phân phối
Công ty bán lẻ
250 công nhân
$9.5 triệu thương vụ/năm
$2.0 triệu thương vụ/năm
500 công nhân
500 công nhân
500 công nhân

Như vậy các loại trợ cấp được thay đổi tùy theo kích thước hay số lượng (tiền) hoặc cả hai và chương trình trợ cấp cũng có thể khác biệt tùy theo các loại thương nghiệp.

III. ÐỊNH NGHĨA CỦA ỦY BAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Ủy ban Phát Triển Kinh Tế (Committee for Economic Development viết tắt là CED) cung cấp những khái niệm khác để định nghĩa tiểu thương. Ðể phân biệt giữa một xí nghiệp lớn và nhỏ, ủy ban này nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn phẩm và lượng qua việc kết hợp ý kiến của 200 nhà giáo dục và những quản trị viên của các công ty hàng đầu và đã đưa ra một trong các đối tượng chủ yếu như sau:
1. Quản trị độc lập hay nói cách khác các quản trị viên cũng là những chủ nhân.
2. Chủ nhân hoặc một nhóm nhỏ chủ nhân là những người cung cấp vốn liếng.
3. Ðịa bàn hoạt động có tính cách địa phương.
4. Tầm cỡ của công ty tương đối nhỏ so với các doanh nghiệp kỹ nghệ. Mức thu nhập có thể thay đổi nhưng phải lớn đủ để trong một vài lãnh vực có thể đạt mức ấn định.
Như vậy theo tiêu chuẩn CED ấn định, một thương nghiệp để được coi là "nhỏ" phải là thương nghiệp tự khởi xướng, tự tài trợ, quản trị độc lập, địa bàn hoạt động có tính cách địa phương và mang tầm cỡ tương đối nhỏ so với các nghành kỹ nghệ khác.

IV. ÐỊNH NGHĨA CỦA HỘI NGHỊ TẠI TÒA BẠCH ỐC VỀ TIỂU THƯƠNG.
Năm 1980, Hội nghị tại Tòa Bạch Ốc về nghành tiểu thương đã định nghĩa tiểu thương là một thương nghiệp qui tụ không quá 500 công nhân. Hiện nay, có khoảng 15 triệu thương nghiệp (tức là khoảng 99% trên toàn quốc) nằm trong danh sách này. Theo Hội nghị tại Tòa Bạch Ốc, việc sử dụng những dữ kiện trên lượng hàng hóa bán ra để định nghĩa tiểu thương được đòi hỏi phải điều chỉnh cho thích hợp với vấn đề lạm phát. Nếu không, lượng hàng bán ra có thể được định giá cách nhầm lẫn, như một thương nghiệp được coi là lớn trong hiện tại nhưng có thể chỉ được coi là tiểu thương trong tương lai... Việc nghiên cứu chiều hướng trong cấu trúc kinh tế thường đòi hỏi thời gian lâu dài vì vậy việc phân hiệu tầm cỡ thương nghiệp theo con số công nhân cũng có thể thay đổi.

Hơn 95% các công ty trong mỗi nghành kỹ nghệ chính là những công ty nhỏ. Theo tài liệu nghiên cứu và khảo sát của viện Brookings thuộc Dun & Bradstreet Corporation, lượng hàng bán và nhân công cùng góp phần trong năm kỹ nghệ tiểu thương truyền thống: nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản, xây dựng, và buôn bán sỉ, lẻ cũng như phục vụï. Trong mỗi nghành kỹ nghệ này, các thương nghiệp với con số công nhân dưới 500 là đông đảo hơn cả. Họ góp phần trên một nửa số lượng hàng hóa tiêu thụ và trên một nửa lực lượng lao động. Các nghành thương nghiệp nhỏ khác đóng góp về nhân sự cũng như lượng hàng tiêu thụ thấp hơn nhiều, chỉ khoảng chừng 20 - 30% lực lượng lao động và 10 - 25% lượng hàng tiêu thụ. Ðôi khi có nghành còn đóng góp ít hơn con số vừa nêu.

TƯƠNG QUAN GIỮA NHÂN CÔNG VÀ HÀNG TIÊU THỤ TRONG NGHÀNH TIỂU THƯƠNG TRUYỀN THỐNG

Tỉ lệ thương nghiệp trên toàn quốc
Nhân công Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Xây dựng Buôn sỉ Buôn lẻ Phục vụ
<100
<500
95.1%
100%
99.3%
99.9%
98.9%
99.9%
99.3%
99.9%
97.2%
99.4%

Tỉ lệ thương nghiệp góp phần vào lực lượng lao động trên toàn quốc
Nhân công Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Xây dựng Buôn sỉ Buôn lẻ Phục vụ
<100
<500>
66.8%
76.6%
70%
83.7%
68.5%
83%
56.8%
65.8%
32%
51.3%

Tiểu thương góp phần vào tổng số hàng tiêu thụ
Nhân công Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Xây dựng Buôn sỉ Buôn lẻ Phục vụ
<100
<500
62%
69.7%
68.9%
82.6%
59.1%
74.5%
56.5%
65.5%
44.8%
62,1%

V. VAI TRÒ VÀ SỰ GÓP PHẦN CỦA NGHÀNH TIỂU THƯƠNG

A. Chiều hướng xã hội Giữa nguyện vọng của người Hoa Kỳ nói chung và hi vọng của những người Hoa Kỳ tìm kiếm lợi nhuận qua nghành kinh doanh nói riêng là hai chiều hướng song song nhưng rất gần gũi. Lý tưởng tối cao của người Hoa Kỳ là tự do: tự do sinh hoạt, tự do ngôn luận, tự do làm việc, tự do thờ phượng. Sự tự do nuôi dưỡng và hoàn thành nguyện vọng của họ. Chính nhờ thế mà chỉ một thế kỷ sau ngày ký bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập, dân chúng đã đẩy mạnh nghành doanh thương đến cao độ. Riêng nghành tiểu thương đã vươn lên như không hề có đối thủ trong lãnh vực kinh tế. Trải dài trong suốt thế kỷ hình thành này, nghành tiểu thương đã sản xuất hàng loạt và đóng góp phần lớn vào tổng sản lượng quốc gia. Sức sáng tạo, chí mạo hiểm đã đẩy mọi thành phần dân chúng Hoa Kỳ vào nghành kỹ nghệ sản xuất khởi đi từ mô hình tiểu thương và tăng trưởng dần thành những đại công ty chế ngự thị trường thế giới. Họ coi đó là việc thực hiện giấc mơ của đất nước Hoa Kỳ. Họ không chỉ thích thú hướng tới xã hội và kinh tế từ những thành công của riêng họ mà còn dùng chính những sản phẩm do họ sáng chế, sản xuất và phục vụ để đóng góp vào sự thịnh vượng chung cho cuộc sống của người dân Hoa Kỳ. Chính việc ồ ạt tung những sản phẩm hiện đại và tiện ích với giá thành hợp với hoàn cảnh dân chúng đã nâng cao đời sống dân chúng Hoa Kỳ và đồng thời cũng kích thích những người trẻ trau dồi và học hỏi trong mọi lãnh vực để vươn lên. Xã hội như một chuỗi móc xích nâng nhau dậy và tiến mạnh để đưa Hoa Kỳ đến sự thịnh vượng hôm nay.

Nhìn lại quá khứ, người ta nhận ra truyền thống yêu chuộng tự do đã ăn sâu trong lòng doanh nghiệp và đã bộc phát mãnh liệt từ óc sáng tạo của doanh nhân đến sản phẩm do tay họ tạo ra. Di sản này chứa đựng những cấu tố phục vụ xã hội và tri thức. Cả hai đóng một vai trò quan trọng trong đời sống người Hoa Kỳ đương thời. Ðiều đó cho thấy sự tương hợp hiện hữu giữa nghành kinh doanh nhỏ và lý tưởng của người Hoa Kỳ.

Ngày nay, cơ hội thịnh vượng và tự chủ lại càng quan trọng hơn khiến người ta nỗ lực liên hợp những bất lợi, thất thế mà chủ yếu là những thành phần thiểu số trong nước vào chính nguồn (mainstream). Vì vậy, truyền thống của nghành tiểu thương đã trở thành một nguồn đóng góp giá trị vào tiến trình vươn lên của xã hội. Ðồng thời tiểu thương tiếp tục đóng vai trò sinh động cho nền kinh tế hiện tại. Giả sử tất cả các nghành tiểu thương cùng đồng loạt đóng cửa thì cả nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tê liệt tức khắc, hơn một nửa lực lượng lao động của cả nước thất nghiệp; nghành xây dựng hoàn toàn ngưng trệ; hơn 90% doanh nghiệp ngưng hoạt động. Các doanh nghiệp lớn dĩ nhiên bị ảnh hưởng trầm trọng vì thiếu khách hàng, người phân phối hoặc nguồn cung cấp vật dụng.

B. Chiều hướng kinh tế Tiểu thương là một yếu tố quan trọng nhất trong nền kinh tế một nước. Tiểu thương là nhà sản xuất, máy chế biến, người phân phối và là kẻ tiêu thụ. Tiểu thương phục vụ giới tiêu thụ và thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp khác lớn cũng như nhỏ. Họ mua hàng từ giới sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong quần chúng. Họ đóng góp một phần quan trọng trong thị trường ngân hàng và các cơ quan tài chánh khác. Nói một cách ngắn gọn, tiểu thương làm nên bộ mặt kinh tế sầm uất của xã hội. Họ có mặt khắp nơi. 99.9% trong niên giám vàng điện thoại (yellow page) là chính họ, các tiểu thương.

Tiểu thương cư ngụ ở các phố chính. Họ chính là trung tâm thành phố (downtown). Họ chung vách trong khu thương mại, xây cơ sở trong khu kỹ nghệ, mở cửa hàng trong các trung tâm mua sắm. Tiểu thương làm phong phú cuộc sống người dân trong nước với đủ thứ đồ ăn, thức uống, âm nhạc, đồ chơi, giải trí. Họ xây cất và sửa chữa nhà cửa, mua bán và phục vụ xe cộ, máy móc, đồ dùng điện tử, họ cung cấp cho tiệc cưới, họ buôn bán tặng phẩm cho mọi dịp lễ lạc. nếu phải kê khai tường tận có lẽ bản báo cáo sẽ vô tận! Thống kê của văn phòng luật pháp thuộc Cơ Quan Ðiều Hành Nghành Tiểu Thương cho thấy nghành tiểu thương bao gồm như sau:
- 97% doanh nghiệp liên hệ
- 43% tổng sản lượng quốc gia
- 64% lượng Mỹ Kim toàn quốc luân chuyển trong nghành bán sỉ
- 73% lượng Mỹ Kim toàn quốc luân chuyển trong nghành bán lẻ
- 57% lượng Mỹ Kim toàn quốc luân chuyển trong nghành sản xuất
- 58% lực lượng lao động toàn quốc (không kể thành phần nông nghiệp).
Có lẽ điểm quan trọng nhất là hàng triệu cửa hàng tiểu thương của quốc gia đã đóng góp đáng kể vào các tổ chức kinh doanh tự do cả về lý thuyết lẫn thực hành. Họ đã mang lại sự cạnh tranh là nét đặc thù của thị trường tự do. Con số, sự đa dạng và sự hiện diện khắp nơi trên lãnh thổ quốc gia đã nói lên giá trị kinh tế ưu thế của tiểu thương. Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhiều lần thừa nhận nghành tiểu thương là mạch sống của thị trường tự do và cạnh tranh:
Sự quan trọng của nghành tiểu thương trong hệ thống thị trường tự do đã được công nhận bởi tất cả các Tổng Thống và Quốc Hội kể từ thời Tổng Thống Washington và Thomas Jefferson. (3)

VI. TƯƠNG LAI NGHÀNH TIỂU THƯƠNG
Duy trì những nghành tiểu thương mạnh của nền kinh tế sống còn là một trong những mục tiêu quan trọng của quốc gia. Cả hai lãnh vực kinh tế và xã hội đều đã chứng minh điều đó, nhưng chẳng phải là việc dễ làm, vì rõ ràng nghành tiểu thương có thể sẽ mất đi vai trò mạch sống của nền kinh tế và càng khó vươn lên trước sự lấn lướt của các đại công ty cũng như sự thịnh hành của siêu xa lộ tin học. Sự thay đổi này ảnh hưởng tới kế hoạch và sự tiên đoán của những công ty nhỏ. Ðể dễ hình dung chẳng hạn chúng ta ra sức xây dựng một thương nghiệp nhỏ, có lợi nhuận tốt với mục đích xây dựng một vốn liếng cho cuộc đời hưu trí tương lai. Nói như thế có nghĩa trong 10, 15 hay 20 năm tới chúng ta sẽ sống dựa vào thương nghiệp này. Hoàn cảnh kinh tế đổi thay cộng thêm chi phí năng lượng nhảy vọt hàng năm, thị trường buôn bán ngày càng phức tạp, vật liệu thiếu hụt, luật lệ thương mại mỗi năm mỗi gắt gao, gánh nặng thuế má, lạm phát và vốn liếng kiệt quệ. tất cả những điều đó làm chúng ta e ngại và có thể đe dọa tương lai thương nghiệp. Những e ngại trên không nằm trong tầm kiểm soát liệu chúng ta có thể ước đoán vào năm 2010, 2015 hay 2020 giá trị thương nghiệp của chúng ta còn được giám định như hôm nay không?

Mặc dù có những may rủi trong nền kinh tế nói chung và ngành tiểu thương nói riêng, viễn tượng của những thương nghiệp nhỏ vẫn còn được coi là đáng lạc quan. Tiểu thương nói chung vẫn hi vọng giữ được tầm quan trọng trong tương lai nhưng có thể không mấy thịnh như những thập niên đã qua. Lý do của sự lạc quan này là kỹ nghệ phục vụ và bán lẻ đang là tiêu biểu cho tỷ lệ gia tăng của tổng sản lượng quốc gia, và sự kiện khác là nhiều người vẫn coi tiểu thương là một cơ hội để vươn tới sự thịnh vượng trong tương lai.

Trở Về Mục Lục Xã Hội và Kinh Tế


Chú thích:
(1) Kurt B. Mayer and Sidney Goldstein, The First Two Years: Problems of Small Firm Growth and Survival, (Washington, D.C.: Small Business Administration, 1961), p. 21
(2) "Opting for Self-Employment," The Wall Street Journal, March 9, 1998, p. 25
(3) Social Responsibilities of Business Corporations (New York: Committee For Economic Development, June 1997)