Tin – tín

Qua Tự sắc “Porta Fidei”, Đức Giáo Tông đã tuyên bố mở Năm Đức Tin từ ngày 11-10-2012 đến 24-11-2013, nhân dịp kỷ niệm khai mạc Công đồng Vatican II được 50 năm và công bố sách Giáo lý Công giáo được 20 năm. Đức Giáo Tông muốn chúng ta đào sâu Đức Tin trong Năm Đức Tin. Vậy tin là gì? 

1. Nghĩa của chữ tin

Tin là tiếng Nôm, có bốn chữ: 𠒷, , 񣇿, 񣑍. Trong từ Đức Tin là chữ , giống chữ tín của tiếng Hán. Chữ thuộc loại hội ý, có bộ nhân (người) và chữ ngôn (lời nói), hàm ý lời nói à việc biểu lộ của tiếng lòng, phải thành kình không dối, để nói lên ý niệm chân thành hậu trọng của mình, có nghĩa : (đt.) (1) Chấp nhận vì thế giá kẻ phát biểu: Dễ tin (nhẹ dạ); Khó tin (câu nói khó chấp nhận). (2) Báo tin: Công việc thế nào tin cho tôi hay. (dt.) (3) Chuyện được kể lại: Tin tức gần xa. (tt) (4) Đức tính thành thật, khiến người ta có thể trông cậy.

2. So sánh với chữ Hán: Tín

Chữ tin trong Nôm cùng một chữ tín trong Hán, nhưng tín trong chữ Hán có ý nghĩa phong phú hơn, nghĩa chính của “tín” là “thành”, chân thành. (tín) là chữ hội ý, gồm bộ nhân và chữ ngôn . Ý nguyên thủy là chân tâm thành ý, chuyên tâm không thay đổi. Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận nói: “Trực ngôn viết ngôn, luận nan viết ngữ” (Trong lòng có gì, trực tiếp nói ra là ngôn, mà lời phải lý luận biện hộ vặn hỏi thì gọi là ngữ). Nên Pháp Ngôn Nghĩa Sơ - Vấn Thần nói: “Ngôn, tâm thanh dã” (Lời là tiếng nói của con tim). Tín có nghĩa là: dt. (1) Không sai lời hẹn hay là biết tin cậy lẫn nhau và giữ lòng tin cậy của kẻ khác đối với mình. Một trong năm đức tốt (ngũ thường) của con người theo luân lý phương Đông: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín: chữ tín, thành tín, thất tín, trung tín; nhân vô tín bất lập. (2) Bằng chứng: ấn tín. (3) Thư từ: tín kiện. (4) Tin tức, tăm hơi: thư tín.(5) Tiêu tức: Phong tín (tin gió), sương tín (tin sương, nghĩa bóng là tin tức ở ngoài đưa đến). (6) Người đưa thơ: tín sứ. (7) Ngòi nổ: tín quản. (8) Họ Tín. (9) Tên loại độc: thạch tín (Arsenic). đt. (10) Tuyên xưng lòng tin: tín ngưỡng. (11) Tin người nói: Thủ tín vu dân (gây lòng tin tưởng với dân). (12) Quân nhân ngủ trọ đến hai lần: tín túc. (13) Hiểu biết: tín kỳ niên tuế (biết tuổi anh ấy). (14) Nghe theo: thâm tín bất nghi (hoàn toàn nghe theo, không nghi ngờ). Trt. (15) Thuận miệng: tín khẩu khai hà (thuận miệng nói đại). (16) Quả thật: thủ ngữ tín nhiên (lời này quả thật). (Pht.) (17) Để mặt, tuỳ ý, tới đâu cũng được: Tín bộ (tán bộ). (tt.) (18) Rõ ràng, xác thực.

3. Quan niệm chữ “tín” của Nho giáo và chữ “tin”trong Công giáo

3.1. “Tín” trong Nho giáo

Tín là làm việc và tiếp xúc với người khác đều thật thà không gian dối, là thái độ lời nói và hành sự nhất quán, là một trong “Ngũ Thường” của Nho giáo”.Thuyết Văn” [1] nói: “Tín, thành dã” (tín nghĩa là thành thật). Khổng Tử coi “Tín” là thể hiện quan trọng của “nhân” (, nhân ái), là đức hạnh phải có của kẻ hiền. Những ai thực hành điều mình nói, thì sẽ giành được tín nhiệm của kẻ khác. Nhà cầm quyền giữ chữ “tín”, bá tánh cũng sẽ đối xử với họ cách chân tình. Khổng Tử nói: ”Dữ bằng hữu giao, ngôn nhi hữu tín”. [2] (Giao lưu với bạn bè, phải giữ lấy chữ tín). Ngài còn nói: ”Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ dã”. [3] (Con người không giữ chữ tín thì không thể sống trên đời). Luận ngữ, Tử Lộ nói: ”Thượng hiếu tín, tắc dân mạc cảm bất dụng tình”. (Cấp trên thích thành thật, thì dân không dám không đáp trả bằng chân tình). Nho giáo coi “tín” là nền tảng quan trọng của việc xây dựng và điều hành đất nước. Đối với nhà Nho, “thành tín” là cơ sở tiền đề của “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, là điều kiện tối thiểu cho con người xử thế. Nho giáo chỉ chú trọng về nhân bản, cách giao tiếp giữa người với người, hầu như không nói đến niềm tin hay tín ngưỡng.

3.2. “Tin” trong Công giáo 

Khi nói đến tin, Công giáo không chỉ hiểu theo quan hệ bình thường giữa người với người, mà chú trọng đến quan hệ giữa Thiên Chúa và con người. Mà con người xác tín có một Thiên Chúa, người Công giáo gọi là tín đức (Đức Tin), đó là một ân huệ Chúa ban, triết học gọi là hành động siêu nhiên, tin vào Thiên Chúa và mọi điều Thiên Chúa truyền dạy. Trong buổi tiếp kiến ngày 24-10-2012 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Tông Bênêđictô XVI nói: ”Đức Tin là ân huệ của Thiên Chúa, cũng là hành động tự do của con người”. Ngài còn nói: ”Tin vào Thiên Chúa không nghịch với tự do của con người, cũng không nghịch với lý trí của con người. Tin vào Thiên Chúa, ngược lại, sẽ nâng cao tự do và lý trí của con người...để chúng ta tận hưởng thân phận của nhân tính”. Giáo lý nói: ”Để có được Đức Tin nầy, cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và có sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần, Đấng thúc đẩy và qui hướng con tim về cùng Thiên Chúa, mở mắt tinh thần và ban cho “mọi người cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tin theo chân lý”. (GLHTCG, số 153). 

Vậy, Đức Tin là việc con người quy hướng về Thiên Chúa trong lý trí và ý chí, tự do chấp nhận toàn bộ chân lý do Thiên Chúa mặc khải. Như Abram ”tin Đức Chúa, và vì thế, Đức Chúa kể ông là người công chính” (St 15,6). Hay Đức Mẹ Maira ”thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói”. Tin hay lòng tin, là nền tảng của Đức Tin, là cội nguồn của đức cậy và đức mến. Thánh Phaolô đã nói: ”Người công chính nhờ Đức Tin sẽ được sống”. (Rm 1,17). Để được Đức Tin chân thật phải làm gì? Thánh Phaolô nói: ”Chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình?” (2 Cr 4,18). Gặp bất cứ việc gì chúng ta chỉ dựa vào Thiên Chúa, chứ không phải bất cứ sự gì trên đời. Chúng ta càng dựa vào Thiên Chúa, sức mạnh của Đức Tin càng thể hiện rõ. Đồng thời luôn phải thể hiện Đức Tin trong cuộc sống, Thánh Giacôbê nói: ”Đức Tin không có hành động thì quả là Đức Tin chết”. (Gc 2,17). Đức Tin chân thật là mang lấy Chúa Kitô: ”Anh em chẳng nhận thấy là có Đức Giêsu Kitô ở trong anh em sao?” (Gc 13,5).

4. Kết luận

Văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều, nhưng đó chỉ là mặt nhân bản, về mặt tín ngưỡng thì trống rỗng. Nên cùng một chữ tin (tín) Nho giáo và Công giáo mạng một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Công giáo nhấn mạnh về tính chất đối thần. Cho nên ngoài việc nghiên cứu Nho giáo để sống có tình người, chúng ta còn có trách nhiệm “thăng hoa” và du nhập có quan niệm tín ngưỡng cho đức tính này của Nho giáo.

-------------------

[1] Tức “Thuyết Văn Giải Tự’ của Hứa Thận thời Đông Hán (năm 22-220).

[2] Luận Ngữ, Nhi Học.

[3] Luận Ngữ, Vi Chính.

 

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

 


Muc Luc Muc Vu