Ngày 4: Khi Người Lãnh Đạo Phải Lên Tiếng

 

Nhưng khi tôi thấy các ông ấy không đi đúng theo chân lý của Tin Mừng, thì tôi đã nói với ông Kê-pha trước mặt mọi người: “Nếu ông là người Do Thái mà còn sống như người dân ngoại, chứ không như người Do Thái, thì làm sao ông lại ép người dân ngoại phải xử sự như người Do Thái? (Gl 2: 14)

 

Sự thẳng thắn của Phaolô đã thúc đẩy Ngài trực diện và đối thoại với lãnh tụ Phêrô trước mặt nhiều tín hữu Do thái và ngoài Do Thái. Ngài bày tỏ sự bất đồng quan điểm của mình với lập trường của vị lãnh tụ tối cao và yêu cầu tất cả những người lãnh đạo Kitô hữu hãy nhất quán trong lời nói và hành động. Phaolô đã dạy chúng ta cách phê phán người khác. Chúng ta hãy lược qua những điểm chính như sau:

 

·         Kiểm tra lại động lực chính yếu: Mục đích là gì? Có phải để làm bẽ mặt người khác không hay vì ích lợi chung?

·         Vấn đề đáng để nêu ra: Có thật là một vấn đề nghiêm trọng có ảnh hưởng tới tập thể không?

·         Vào thẳng vấn đề: Nêu vấn đề một cách rõ ràng, không úp mở và không đổ lỗi.

·         Không làm mất mặt người khác: Điều cần mổ xẻ là vấn đề, không phải là giá trị của tha nhân.

·         Không nên chần chừ khi vấn đề cần sửa sai: Nếu vấn đề nghiêm trọng, hành động ngay.

·         Nhìn người khác như nhìn chính mình: Đối xử với tha nhân bằng tình bác ái. Đừng sát phạt họ.

·         Kết thúc việc phê phán bằng sự khuyến khích và những hướng đi tích cực.

 


Mục Lục Quản Trị Mục Vụ
Trở Về Trang Nhà