Ngày 28: Quan Tâm Đủ Để Đương Đầu

 

Ông Na-than nói với vua Đa-vít: “Kẻ đó chính là ngài!” (2Sm 12: 7)

 

Đương đầu là một việc làm tế nhị và đôi khi khó khăn. Do đó, rất nhiều người ngại ngùng phải đương đầu. Một số người lại sợ bị ruồng bỏ hay trả thù hoặc làm cho sự việc xấu thêm ra khiến người bị đương đầu thêm bực bội và buông thả, vv… Nhưng nếu không đương đầu, sự việc luôn luôn tồi tệ hơn và tầm ảnh hưởng của vấn đề sẽ rộng lớn hơn và dĩ nhiên di hại của nó cũng nguy hiểm hơn. Đương đầu có thể mang lại hiệu quả tốt (win-win), một cơ hội giúp và phát triển người khác, nếu chúng ta thực hiện với sự kính trọng và quan tâm đủ để người bị đương đầu ý thức được sự sửa đổi là cần thiết và ích lợi cho bản thân và tập thể. Mười điểm hướng dẫn sau đây có thể giúp chúng ta trong vấn đề đương đầu:

1.           Đương đầu càng sớm càng tốt.

2.           Đương đầu với vấn đề, không đương đầu với đương sự (address the issue).

3.           Đương đầu với những gì đương sự có thể thay đổi, nhắm vào hành động hơn là cá tính.

4.           Cho đương sự thấy những ích lợi của việc sửa đổi.

5.           Cần cụ thể và rõ ràng.

6.           Tránh châm chọc và mỉa mai.

7.           Tránh dùng những chữ như “luôn luôn” và “không bao giờ” để tỏ ra mình là thầy khôn.

8.           Nếu thích hợp, nên cho đương sự biết cảm nghĩ của mình về những hành động sai trái.

9.           Giúp ý kiến cho đương sự về những điều đương sự nên làm để sửa đổi.

10.      Cho đương sự thấy chúng ta là bạn hữu của đương sự và những điều chúng ta làm là vì tình bạn chân thật.

 

Sự đương đầu mang tính tích cực thường là biểu hiện của sự quan tâm của người đương đầu và phù hợp với sở thích của người bị đương đầu. Mỗi khi chúng ta hướng dẫn và vạch ra những vấn đề là chúng ta tạo một cơ hội phát triển cho cộng sự viên của mình.


Mục Lục Quản Trị Mục Vụ
Trở Về Trang Nhà