Ngày 27: Một Cộng Sự Viên có Quyết Tâm

 

Bà nói với ông Ê-li-a: “Vâng, bây giờ tôi biết ông là người của Thiên Chúa, và lời Đức Chúa do miệng ông nói ra là đúng. Ông Ê-li-sa… đứng dậy, đi theo ông Ê-li-a và phục vụ ông. (1V 17: 24, 19: 21)

 

Khi chúng ta được người khác hướng dẫn, chúng ta có thể dùng những điều sau đây để gầy dựng một quan hệ tốt đẹp với người hướng dẫn trong khi phát triển khả năng của chính mình:

1.     Hỏi những câu hỏi đúng (a valid question): Người ta thường nói không có câu hỏi sai, chỉ có câu trả lời sai. Tuy nhiên, khi được hướng dẫn, trước khi gặp gỡ và đối thoại với người hướng dẫn, chúng ta nên sắp đặt những câu hỏi có liên hệ đến sự phát triển khả năng của mình để việc gặp gỡ không qua đi một cách vô ích.

2.     Đừng để cái tôi hiện hữu trong quá trình học hỏi: Đến với người hướng dẫn với tinh thần khiêm tốn. Hãy để họ trình bày tất cả quan điểm và đường hướng của họ. Vấn đề là chúng ta biết cách gạn lọc và nắm lấy điều thích hợp với cá tính và khả năng của mình để khai triển và phát triển.

3.     Kính trọng người hướng dẫn nhưng đừng thần tượng hoá họ: Thần tượng hoá người hướng dẫn sẽ khiến chúng ta nên mù quáng. Không phải tất cả kiến thức và kinh nghiệm của người hướng dẫn đều là khuôn vàng thước ngọc. Hãy khôn ngoan trong việc áp dụng vì mỗi người có một khả năng chuyên biệt và mỗi hoàn cảnh mỗi khác.

4.     Hãy ứng dụng ngay những điều tâm đắc và rút ra bài học ích lợi cho bản thân.

5.     Tự kỷ trong quan hệ với người hướng dẫn: Sắp đặt thời gian gặp gỡ một cách hợp lý, không nên gặp gỡ thiếu chuẩn bị và thời gian quá eo hẹp. Chọn lựa những vấn đề cần trao đổi và chuẩn bị trước những câu hỏi cần thiết để việc gặp gỡ đem lại ích lợi.

6.     Không thoái chí hay bỏ cuộc: Hãy tỏ cho người hướng dẫn quyết tâm theo đuổi dự kiến và mục tiêu của mình, cũng như tiến trình phát triển của mình, để họ không lãng phí thời gian trong khi gặp gỡ.

 

 


Mục Lục Quản Trị Mục Vụ
Trở Về Trang Nhà