Ngày 1: Học Hỏi Từ Nhà Hùng Biện

 

Đứng giữa Hội đồng A-rê-ô-pa-gô, ông Phao-lô nói: “Thưa quí vị người A-thê-na, tôi thấy rằng, về mọi mặt, quí vị là người sùng đạo hơn ai hết. Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những nơi thờ phượng của quí vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ: “Kính thần vô danh”. Vậy Đấng quí vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quí vị. (Cv 17: 22-23)

 

Bốn bài giảng được Luca ghi nhận trong sách Cộng Vụ: Phêrô, Tê-pha-nô và Phaolô đều đã sử dụng nguyên tắc nối kết với tha nhân: Đánh động tâm hồn người khác trước khi xin họ đưa tay (touch a heart before ask for a hand). Diễn từ của Phaolô trong đoạn 17 được coi là một kiệt tác. Ông nối kết với người khác văn hoá, và tỏ ra am tường nhu cầu của riêng họ và của con người nói chung. Đây là điểm son của một nhà hùng biện khi nối kết với thính giả. Chúng ta có thể lược qua một cách tổng quát như sau:

1.     Ông khởi đầu bằng một sự khẳng định.

2.     Ông móc nối những vấn đề sẽ trình bày với những gì quen thuộc.

3.     Ông khai triển dự kiến của Thiên Chúa.

4.     Ông dùng ngôn ngữ phổ quát không chuyên môn hay cầu kỳ để mọi người có thể hiểu.

5.     Ông khuyến khích mọi người và tạo cho họ niềm hi vọng.

6.     Ông chỉ cho họ những hành động phải làm.

 

Chỉ khi Phaolô đã thực sự xây dựng một nhịp cầu thông cảm với tha nhân, ông mới đưa ra lời kêu gọi hối cải.

 


Mục Lục Quản Trị Mục Vụ
Trở Về Trang Nhà