Năm đức tin với thánh Tôma.  (Bài 26)

 

Dẫn nhập vào mười điều răn

 

Phan Tấn Thành

 

Chúng ta đã học hỏi những bài huấn giáo của thánh Tôma dựa theo kinh Tin kính và kinh Lạy Cha. Từ bài hôm nay, chúng ta chuyển sang loạt bài về mười điều răn. Tuy những đề tài này đã được áp dụng từ lâu trong Giáo hội dành cho các dự tòng, nhưng thánh Tôma đã xếp đặt lại theo một hệ thống riêng, đó là dựa theo ba nhân đức đối thần: những gì phải tin (kinh Tin kính), những gì ước mong cầu nguyện (kinh Lạy Cha, đức cậy), và những gì phải làm (các điều răn, đức mến).

Hiểu như vậy cho nên khi giải thích mười điều răn, tác giả không nhấn mạnh đến những gì phải làm hoặc phải tránh cho bằng phải làm gì để giữ trọn giới răn yêu thương. Thật vậy, tất cả mọi điều răn đều được coi như những phương thế để sống đức mến. Vì lý do đó, trước khi đi vào từng điều răn, thánh Tôma đã thời gian khá dài để nói về đức mến như nhập đề. Cũng theo chiều hướng đó, trong bài dẫn nhập hôm nay, chúng tôi xin trình bày lược đồ của loạt bài giáo huấn, trước khi đi vào chi tiết từ bài tới.

Nhập đề

A. Luật thương yêu trong lịch sử cứu độ

1/ Trong dòng lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã dùng luật để dạy dỗ con người dựa theo những tình trạng  khác nhau: a) luật tự nhiên. b) luật dục vọng. c) luật sợ hãi (Cựu ước). d) luật thương yêu (Tin mừng. So sánh luật sợ hãi và luật thương yêu.

2/ Những hiệu quả tuyệt vời của luật thương yêu

Sau khi liệt kê chín hậu quả, tác giả còn thêm những điều kiện để đạt được và tăng trưởng đức ái.

B. Đức Mến đối với Chúa

Đây là điều răn cao trọng nhất. Tác giả trình bày bằng cách nào chúng ta có tuân giữ điều răn này, cũng như ý nghĩa của việc mến Chúa “trót trái tim, trót linh hồn, trót trí tuệ, trót sức lực”.

C. Đức Mến đối với tha nhân

Tại sao ta phải yêu thương tha nhân? Tác giả đưa ra bốn lý do.

Phải yêu thương tha nhân như thế nào? Tác giả kể ra năm đặc điểm.

Hơn thế nữa, tác giả còn trưng ra năm lý do vì sao ta phải làm điều tốt cho kẻ thù nghịch.

I. Những điều răn yêu mến Chúa

A. Điều răn thứ nhất: Chỉ thờ lạy một Thiên Chúa

1/ Những đối tượng thờ phượng trong lịch sử tôn giáo nhân loại

2/ Những lý do đòi hỏi chúng ta chỉ thờ lạy một Thiên Chúa duy nhất

B. Điều răn thứ hai: Chớ kêu danh Thiên Chúa vô cớ

1/ Thế nào là kêu danh Thiên Chúa vô cớ?

2/ Khi nào được kêu danh Thiên Chúa?

C. Điều răn thứ ba: Thánh hóa ngày sabát

1/ Tại sao có luật thánh hóa ngày sabat?

2/ Làm thế nào thánh hóa chúa nhật?

Những việc phải tránh và những việc phải làm.

II. Những điều răn yêu thương tha nhân

A. Điều răn thứ bốn: Tôn kính cha mẹ

1/ Cha mẹ ban cho con cái những gì?

2/ Con cái có bổn phận gì đối với cha mẹ?

3/ Những phần thưởng dành cho kẻ tôn kính cha mẹ

B. Điều răn thứ năm: chớ giết người

1/ Ý nghĩa của điều răn

2/ Những cách thế phạm tội giết người

3/ Ai giận anh em cũng là giết người. Làm cách nào để không giận dữ.

C. Điều răn thứ sáu: chớ ngoại tình

1/ Ngoại tình là một tội nặng

2/ Tội dâm dục

3/ Vì lý do gì luật cấm tội ngoại tình và tội dâm dục

D. Điều răn thứ bảy: chớ trộm cắp

1/ Có năm cách thức phạm tội trộm cắp

2/ Có bốn lý do khuyên đừng trộm cắp

E. Điều răn thứ tám: chớ làm chứng gian

1/ Người ta có thể phạm tội làm chứng gian: a) trong vụ kiện; b) trong cuộc sống thường ngày

2/ Những lý do khiến chúng ta không nên nói dối

3/ Những hình thức nói dối: a) vì lợi ích riêng; b) vì phục vụ tha nhân; c) để đùa giỡn

F. Điều răn thứ chín: chớ ham muốn tài sản người khác

Sáu lý do khiến chúng ta không nên ham muốn tài sản của người khác

G. Điều răn thứ mười: chớ ước ao vợ chồng của tha nhân

1/ Ba cấp độ tình dục

2/ Bốn cách thắng vượt thắng tình dục

 

Kết luận. Tóm tắt về đức mến

 


Mục Lục Năm Đức Tin