TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY

Năm Thánh Linh Mục

Trung Tuần Tháng 12/2009

Từ 11 đến 20 Tháng 12/2009

 

Ngày 11/12/2009: Làm linh mục là gắn liền với giao tế

 

Don Marco là một mẫu gương linh mục trung thành với mọi bổn phận của ngài, từ nếp sống độc thân cũng như đời sống cầu nguyện, và ngài là một cha chính xứ hăng say nhiệt thành, là một nhà truyền bá đạo lý đầy sức lôi cuốn. Có điều mỗi khi có dịp nói chuyện với ngài, hay có thời gian sống bên ngài, bạn sẽ thấy rằng ngài là người tốt thật nhưng lại chỉ quan tâm ‘về bản thân mình’ mà bỏ lơ tất cả việc giao tế với người khác.

Có bao nhiêu linh mục có nếp sống tương tự như thế! Và sự nhận định của chúng ta còn tiêu cực hơn thế nữa, bởi vì không có linh mục nào ‘từ bản thân’ được coi là tốt nếu không tốt về mặt giao tế, vì như thế ngài sẽ không tiếp tục nổi nếp sống nội tâm cũng như đời sống riêng, một khi chính mình không thích nghi với (hay chống lại) giao tế xã hội và giao tiếp với tha nhân...

Giao tế là phần thiết yếu trong nếp sống nhân bản của bất cứ con người nào, nhất nữa đối với những người đã chọn cho mình một đời sống truyền bá ơn cứu độ. Truyền bá là một loại giao tế. Cứu rỗi là một giao tế. Là linh mục cũng là một giao tế...

Giao tế không phải là sự tình cờ.... nhưng chính là điểm căn bản của sinh vật làm người, một người lành mạnh, một linh mục đích thực và đáng được các tín đồ tin cậy.

 

Amedeo Cencini,

La grazia della relazione Presbyteri (2007/6) pp. 437-438

 

Ngày 12/12/2009: Tìm Về Lại Tinh Thần Linh Mục Đoàn

 

Mọi người chúng ta đều lãnh hội được ý niệm rằng mỗi cá nhân linh mục là phần tử trong hàng ngũ linh mục, tức là linh mục đoàn, một tập đoàn đã chịu ảnh hưởng thiệt thòi qua việc quên bị quên lãng trong Giáo Hội vào cuối bán thế kỷ thứ IV... Khoa giáo hội học về tinh thần hiệp thông và sứ mệnh truyền giáo cần phải có một cuộc thảo luận về các linh mục đang sử dụng những khía cạnh mới, mà nếu có thì trước hết nên dành ưu tiên cho việc trình bầy ý niệm về tình huynh đệ linh mục với trọn vẹn quan điểm mục vụ và thần học.

Dù đã hội nhập hoặc chưa đạt đến một nếp sống đúng nghĩa, một sư thật minh nhiên mà ai cũng nhận là nhờ Bí Tích Truyền Chức Thánh, tất cả các Linh Mục liên kết với nhau bằng một tình huynh đệ do bí tích đem lại(PO 8). Lời xác minh này cần phải được suy nghĩ lại cho thấu đáo để hiểu rõ hơn về tình huynh đệ linh mục và những lựa chọn sinh hoạt mục vụ khác nhau.

“Vậy, không một Linh Mục nào có thể chu toàn đầy đủ sứ mệnh của mình trong lẻ loi hoặc riêng rẽ, nhưng phải liên kết với các Linh Mục khác, dưới sự điều khiển của các vị lãnh đạo trong Giáo Hội.” (PO 7)

Commissione Presbiterale Lombarda

Una lettura dell’esperienza presbiterale

Rivista Settimana (2001/8) pp. 8-9

New City London 1981, trang 63

 

Ngày 13/12/2009: Tinh thần huynh đệ

 

Trong tình thần huynh đệ đó, các Linh Mục đừng quên lòng hiếu khách , phải lo làm việc thiện và san sẻ của cải, nhất là phải chú tâm đến những vị đau yếu, phiền muộn, lao lực, cô đơn, bị đày ải và ngay cả những vị đang bị bách hại. Các ngài cũng hãy sẵn lòng và vui vẻ họp lại với nhau để tĩnh dưỡng tâm hồn, và nhớ lại những lời mà chính Chúa đã mời gọi các Tông Ðồ mệt mỏi: "Các con hãy đến nơi thanh vắng và nghỉ ngơi một chút" (Mc 6,31). Ngoài ra, để giúp nhau vun trồng đời sống thiêng liêng và tri thức, để có thể cộng tác với nhau đắc lực hơn trong thừa tác vụ, và để tránh những nguy hiểm có thể xẩy ra do sự cô đơn, các linh mục phải cổ võ một đời sống chung, hoặc một lối sống cộng đoàn nào đó. Việc này có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau tùy những nhu cầu khác biệt thuộc cá nhân hay mục vụ: như ở chung nơi nào có thể, hoặc ăn chung, hoặc ít là có những cuộc họp mặt thường xuyên và định kỳ.

Công Đ26ng Chung Vatican II

Presbyterorum ordinis 8

 

Ngày 14/12/2009: Sống chung với nhau

 

Chúng ta không thể đuua ra một đề nghĩ thích đáng nào cho các linh mục vừa sống chung với nhau và đồng thời lại chu toàn chức vụ thánh của các ngài được; có chăng nên có những cuộc họp mặt thương xuyên nhằm tạo cơ hội trao đổi ý kiến, kinh nghiệm và khuyến khích nhau trong tình huynh đệ giũa các anh em linh mục, hoặc cổ võ thành lập các hội thân hữu để nâng đõ nhau sống nếp sống linh mục thánh thiện

Các linh mục nên sống sao để phản ảnh đươc lời huấn dụ của Công Đồng từng nhắc nhở các ngài nhớ đến việc cùng nhau san sẻ hồng ân trong thánh chức, nhờ vậy các ngài sẽ nhận ra mình có trách nhiệm sống động đối các bạn linh mục khác đang lâm vào cảnh khó khăn có nguy cơ đối với hồng ân thánh thiện của mình.

Các ngài nên có lòng bác ái sốt sáng đối người anh em cần đến tình thương hơn, cần đến sụ thông cảm ân cần và lời cầu nguyện, cũng như đối với các anh em cần đến sự tương thân tương trợ khôn ngoan nhưng hữu hiệu, đặc biệt lả các anh em cần đến lòng bác ái không giới hạn vì các ngài là hiện thân của bác ái, và đương nhiên là các bạn thân tín nhất của các anh em linh mục khác.

 

Đức Giáo Tông Phaolô VI

Sacerdotalis caelibatus 80-81 người thanh niên đó đến

 

Ngày 15/12/2009: Như đời sống tại Nazareth

 

Trở nên hiệp nhất có nghĩa là tạo dựng thành một gia đình giữa chúng ta, một kiểu gia đình mà khuôn mẫu thế giới nhìn tới đó là Nazareth, một mẫu mực của các bậc đồng trinh, một gương mẫu về tinh thần nhưng cũng có thể nói có gía trị nhân bản nhất mà người ta có thể mường tượng nổi, bởi vì trong đó kết tụ một lối sống bác ái vừa nhân loại vửa thần thánh đạt tới mức vượt quá cả những đòi hỏi của tâm tình của người thế trần... Và nếu chúng ta thuộc về một gia đình, thì vấn đề các linh mục già nua cũng được giải quyết thỏa đáng, nếu không thực sự sẽ là vô lý và đi ngược với giới răn của Chúa Giêsu trong trường hợp bỏ rơi một linh mục bị bệnh tật hay già yếu phải sống cô đơn, bị quên lãng trong nhà dưỡng lão nào đó... Gia đình đang nói ở đây là gia đình an vui đầy hấp dẫn, vì nơi đây sự hòa hài trong hợp nhất luôn tỏa sáng; đây là một mái ấm luôn mở cửa để đón nhận anh em linh mục, chủng sinh; đó cũng là trung tâm của hiệp thông, bởi vì nơi nào có Chúa Giêsu hiện diện chúng ta sẽ không còn cảm thấy có sự cách biệt về tuổi tác. Chúa Giêsu luôn là một người tân tiến và hợp với thời đại; Ngài là các Biểu Tượng của Thiên Chúa, là Nhà Thần Học. Ngài là Đấng Khôn Ngoan luôn luôn được sinh ra nơi dương thế qua những ai biết làm sống lại hinh ảnh của Mẹ Maria.

 

Silvano Cola

Scritti e testimonianze Gen’s,

Grottaferrata 2007, p. 24

 

Ngày 16/12/2009: Linh mục trẻ và già

 

Tôi đã từng gặp các cha chính xứ, cùng các cha phó thuộc rất nhiều loại tính tình, lý lịch và tuổi tác khác nhau... nhưng sống chung với nhau rất là hòa hài. Các ngài cố gắng thắt chặt tình thân thiện mật thiết, các ngài hỗ trợ nhau trong sinh hoạt mục vụ, và luôn hiệp nhất với người khác, cùng đuợc người khác thương mến.

Các ngài còn thu xếp để cùng nhau nguyện ngắm chung, giải tội cho nhau, cùng chia sẻ với nhau lợi tức đến từ việc chu toàn sinh hoạt mục vụ chung. Các linh mục trẻ đón nhận nhiều kiến thức chuyên môn từ các linh mục thâm niên già dặn kinh nghiệm. Các linh mục lớn tuổi sẵn lòng hỗ trợ cho các sáng kiến các vị trẻ được thành tựu....

Các vị già thường thấy cần thiết gợi ý, hướng dẫn, tạo nên môi trường sống lảnh mạnh, và đón nhận một linh mục khác như là bạn đồng nghiệp. Ngài giúp đỡ bạn trẻ với tình huynh đệ và sửa lỗi bạn đồng nghiệp đúng với nhân vị. Ngài tỏ ra tin tưởng tín nhiệm với ý nghĩ mình đang đào tạo ra một cha xứ tương lai, và rôi đây biét đâu sẽ thay thế minh. Ngài gieo trồng những nét sống tích cực nơi bạn đồng nghiệp trẻ, nhưng trước hết ngài yêu mến người bạn minh và luôn tim ra những điểm tốt nơi họ.

Còn các linh mục trẻ thì khiêm nhường, nhu mì và nói tốt về linh mục cao niên, luôn sẵn sàng ra tay giúp đỡ, láng nghe lời chỉ dẫn của người đi trước, đồng thời luôn cổ võ và bênh vực sinh hoạt chung trong giáo xứ. Linh mục trẻ làm tốt mọi việc bao nhiều có thể, cũng như chú tâm vào việc tự học hỏi để chuẩn bị cho việc thi hành bổn phận riêng cũng như đảm nhiệm trọng trách lớn hơn trong tương lai.

 

Giacomo Alberione

Don Alberione ai sacerdoti

Vita pastorale (Supplemento) 1996, p. 104

 

Ngày 17/12/2009: Nếp sống ấy sẽ là tương lai của tôi

 

Và như thế đìều quan trọng là nên cùng nhau sống trong khung cảnh nhà xứ thực sự, vói môi trường sống chung với anh em linh mục khác đề có dịp tương thân tương trợ nhau vì tất cả cùng gắn bó với nhau để tiếp tục đồng hành trong niềm tin chung. Tôi thấy điều này rất quan trong bởi vì nếu các người trẻ mà nhìn thấy các linh mục sống lẻ loi, mệt nhọc, và buồn chán, họ sẽ nghĩ rằng: “Nếu đây là nếp sống tôi phải sống trong tương lai, vậy thì không thích hợp với tôi đâu!” Thế nhưng một nếp sống chung mang tình tương thân tương ái bầy ra trươc mắt, ngưởi trẻ sẽ nói: “Đúng rồi, tương lai của mình cũng vậy, mình rồi đây cũng sẽ được sống như thế.”

 

Đưc Giáo Tông Biển Đức XVI

Thơ gởi cho các linh mục giáo phận Aosta

Ngày 25 /7/2005

 

Ngày 18/12/2009: Những khía cạnh của bác ái

 

Anh em hãy thương mến nhau tha thiết với tình huynh đệ, và hãy kính trọng lẫn nhau một cách sâu xa! Hãy vui với người vui, khóc với nguòi khóc! Hãy đối xử đồng đều với nhau! Đừng tự cao tự đại với ai, nhưng hãy trở thành bạn hữu thân tình vói người hèn mọn! Anh em đừng bao giờ tự mãn cho mình là khôn ngoan, cũng đừng lấy ác báo ác, hãy sống làm sao cho người ta biết rằng anh em chỉ luôn chú tâm đến những điều tốt mà thôi.

 

Thơ gởi cho tín hữu Roma

12:10,15-17

 

Ngày 19/12/2009: Linh mục và những thử thách ngày nay

 

Nhận thức về chức vụ linh mục theo quan điẻm thần học. Công Đồng Vatican II dậy rằng linh mục được thụ phong để phục vụ chức tư tế tổng quát của cộng đồng tín hữu, và mỗi cá nhân dù khác biệt về mức độ mục vụ, nhưng tất cả cùng nhau đều chia sẻ chung chức tư tế của Chúa Kitô..

Nhận định theo bối cảnh văn hóa hiện nay. Linh mục được mời gọi tìm hiểu điều nói trên để biết gieo vào các tâm hồn những hạt giống Tin Mừng, nhờ đó các sứ điệp của Chúa Giêsu có dịp ăn sâu vào các cuộc nói chuỵện đầy thuyết phục và dễ hiểu, chứa nhiều ý nghĩa đạo đức dẫn tới niềm hy vọng.

Những khía cạnh tình cảm và sinh sống cùng nếp sống độc thân. Một nếp sống nội tâm sâu xa, dựa trên căn bản đức ái trong sinh hoạt mục vụ, được di dưỡng bằng kinh nghiệm bản thân sống thân mật với Thiên Chúa, trong tinh thần hiệp thông với các anh em khác, tất cả cùng tạo nên một tình hữu nghị mật thiết với các giám mục, với các linh mục khác trong giáo phận cũng như anh chi em giáo dân... Nếp sống độc thân đòi chúng ta điều hợp tình cảm và bản năng tính dục của chúng ta một cách khôn ngoan trưởng thành, với tinh thần trong sáng lành mạnh để vui hưởng cuộc hành trình về quê đầy sắc thái hiệp thông

 

Aparecida Conference (2007)

Final Document

nn. 192-196

 

Ngày 20/12/2009: Đương đầu với chủ nghĩa độc đoán

 

Sau mười năm sống hạnh phúc trong nhiệm vụ linh mục, chế độ độc doán tại quê hương tôi chối bỏ năng quyền linh mục của tôi. Tôi buộc đi tìm việc làm như một thường dân, và tôi lúc nào cũng bị cánh sát nhà nước theo dõi, mà mục đích của họ chỉ muốn sao cô lập được cá nhân tôi. May mà tôi đã sẵn có nhiều kinh nghiệm trong đời sống hiệp thông với các bạn linh mục khác, và việc tiếp tục nếp sống hiệp thông ấy đã cứu giúp tôi.

Chúng tôi thường xuyên gặp nhau mỗi tuần một lần bất kể nguy hiểm là sẽ bị trừng phạt nếu bị bắt gặp. Thế nhưng chúng tôi củng hiểu rằng sự hiệp thông của chúng tôi còn quan trọng hơn cả bất cứ hiểm nguy nào khác. Trong các buổi gặp gỡ như thế, chúng tôi thường suy niệm về lời Chúa Giêsu cầu nguyện cho hiệp nhất (Jn 17), đồng thời dưới sự hướng dẫn của Công Đồng (PO 8), chúng tôi dã cùng chia sẻ với nhau những kinh nghiệm trong Tin Mừng để giúp mỗi người trong chúng tôi biết cách xoay sở trong hoàn cảnh riêng của mình.

Chính qua sự hiệp nhất này cùng với sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu giữa chúng tôi nên chúng tôi mới biết cách cư xử để mà sống còn. Tôi không thể nói gì cho đầy đủ hơn để nói lên tầm quan trọng của loại kinh nghiệm diễn ra vào những thời điểm kinh hoàng đó, cùng các hệ quả tiếp theo trong đòi sống linh mục của tôi.

 

Card. Miloslav Vlk

Spiritualità del sacerdote diocesano

Gen’s 26 (1996) p. 12

 


Năm Linh Mục