TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY

Năm Thánh Linh Mục

Từ 21 đến 31 Tháng 12/2009

Nguồn Trích: Daily Thought

Focolare Movement: wwww.focolare.org

 

Ngày 21/12/2009

Thách đố của chủ nghĩa cá nhân   

 

Nếp sống cộng đoàn liên hệ tới con người toàn diện, do đó sẽ khác biệt với bất cứ  nhóm sinh hoạt tâm lý nào (như câu lạc bộ thể dục thể thao, hội đòan dân sự hay tôn giáo, công đoàn nghề ngiệp,vv.). Nếp sống cộng đoàn kết thành bởi những cá nhân có cùng mục đích chuyên biệt chung với nhau, thế nên liên đới với nhau theo một đường lối dựa trên lý tưởng chung nào. Còn nhóm sinh hoạt (theo ý thức hệ, tâm tình, niềm tin) nói cho cùng vẫn còn khép kín trong cái tôi của mình, và luôn bảo vệ cái riêng tư của mình.

                                     

Đời sống nơi các linh mục có thể dễ lâm vào cơ nguy này... thay vì xây dựng một cộng đoàn cùng quan tâm đến nguyên lý hiệp thông giữa người với người, các ngài lại sống như nhóm người qui tụ lại với nhau cách ngẫu nhiên do một mục tiêu chung nào đó cần phải đạt được, thiếu vắng tinh thần liên đới, không quan tâm đến các phương diện khác trong cuộc sống. Sống như thế, các ngài hình như chỉ muốn làm hài lòng với cái tôi của mình khiến khó tạo được nhịp cầu giao tế mở đường cho tha nhân đi đến với mình. Đó chính là chủ nghĩa cá nhân, mà sự kiện thấy nổi bật trong lối sống này là tuy sống chung bên nhau, tiếp cận với nhau nhưng không có tinh thần hiệp thông.


Silvano Cola
Scritti e testimonianze
Gen’s, Grottaferrata 2007, pp. 65-66

Ngày 22/12/2009

Thách đố của ngày mai  

 

 

Các linh mục được kêu gọi cởi mở tâm hồn để đối thoại với các anh em linh mục khác, nhất là đối với các linh mục đang sống đơn độc, sống trong cảnh túng thiếu, hay đương đầu với nỗi khó khăn nào đó.

 

Các ngài cần phải tạo nên nhịp cầu liên đới với từng người anh em đồng nghiệp của mình... và hãy để trái tim mình, linh hồn mình có cùng nhịp đập và cùng nhịp sống với các anh em ấy... Chỉ có cách sống như thế mới mang lại ích cho giáo phận mình mà thôi.

 

Nhờ tinh thần hiệp nhất giũa các linh mục, qua sự hiện diện của Chúa Giêsu sống giữa các ngài...  ân phúc mới mang lại được cho các giáo xứ, cũng như các chủng viện. trường học, các nhiệm sở truyền giáo, và các hoạt động tông đồ khác.


Sụ hiệp nhất nơi các linh mục như vậy mới bảo đảm được cho tương lai của Giáo Hội. Ai là những người mà giới trẻ đang hướng vọng tới, ai là những người mà Thiên Chúa có thể mời gọi dấn thân để thực hiện cùng một sứ mệnh? Họ muốn biết về tương lai mình thế nào khi dấn thân phục vụ Chúa và tha nhân. Họ hướng về các linh mục của hôm nay như một mẫu mực, và có khi như người đồng hành một khi có ý hướng muốn gia nhập vào một gia đình như vậy.



Chiara Lubich
Il sacerdote oggi, il religioso oggi
Gen’s 12 (1982/6) p. 5

 

 

Ngày 23/12/2009

Sống trách nhiệm đối với nhau 

 

Sau hết, vì liên kết với nhau trong chức Linh Mục như thế, các ngài đều biết rằng mình đặc biệt có trách nhiệm đối với những vị đang gặp những hoàn cảnh khó khăn; các ngài phải kịp thời giúp đỡ, và nếu cần phải khuyên bảo một cách tế nhị.

 

Ðối với những vị khiếm khuyết về một vài vấn đề nào đó, các ngài phải luôn lấy tình bác ái huynh đệ và quảng đại mà đối xử, thêm vào đó cần phải cầu nguyện rất nhiều với Chúa cho các vị đó, và phải luôn tỏ ra mình là anh em và bạn hữu đích thực của họ.


Thánh Công Đồng Vatican II
Presbyterorum Ordinis 8

 

 

Ngày 24/12/2009

Gặp gỡ Thiên Chúa trong giới hạn của chúng ta 

 

Vào ngày Chúa Giáng sinh, Ngôi Lời mặc lấy xác phàm, Thiên Chúa xuống làm người. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa đến ở trong các giới hạn như tôi, và Thiên Chúa sống bên trong những phạm vi có giới hạn như tôi đang sống. Những giới hạn của tôi, thất bại của tôi, nỗi niềm bất an của tôi, là nơi Chúa ngự khi Ngài sống nơi trần thế. Ngài quan tâm đến tất cả những giới hạn đó và cũng chấp nhận tất cả...

 

Mỗi khi tôi chạm tới các giới hạn của tôi, là tôi chạm đến ngài, và không có gì khiến tôi bớt đi niềm cậy trông, nhưng giúp tôi càng hy vọng nhiều hơn. Chấp nhận các giới hạn của tôi có nghĩa là tôi chấp nhận Ngài, chấp nhận Thiên Chúa ngay trong các giới hạn của tôi.

 

Và đồng thời có Chúa ở cùng tôi trong các phạm vi có giới hạn của tôi! Điều mà tôi trao tặng tha nhân trong phạm vi tôi bị giới hạn chắc chắn là ít hơn mức độ họ cần đến, có khi không phải điều họ muốn có nữa là khác. Tuy nhiên, Thiên Chúa hiện diện trong các giới hạn của tôi, nên Ngài cũng đáp ứng theo món quà với sự hiện diện trong những món quà Ngài ban. Qua mầu nhiệm nhập thể, nếu được hiểu cho thấu lý, tôi trở nên ‘bí tích’ cho Ngài, một dấu chỉ cộng tác mà nhờ đó Ngài giao tiếp và gieo truyền ảnh hưởng của Ngài trong thế giới chúng ta.



Klaus Hemmerle
Lettera natalizia 1993

 

 

Ngày 25/12/2009

Mỗi ngày sống đều là ngày giáng sinh

 

Ôi đây là Ngày Chúa Giáng Sinh! Ngôi Lời mặc lấy xác phàm như người dương thế, và nhóm lên ánh lửa yêu mến nơi trần gian.

Ôi đây là Ngày Chúa Giáng Sinh! Chúng ta không còn phải nguyện xin cho mặt trời mọc lên vào ngày đó nữa.

 

Lậy Chúa xin dậy cho chúng con biết trân quí lưu giữ sự hiện hiện của Chúa sống giữa chúng con.

Ôi đây là Ngày Chúa Giáng Sinh!

Xin cho tình thương của Chúa thắp lên ánh lửa nơi dương gian, nung đốt tâm hồn chúng con, cho chúng con biết yêu thương nhau như thánh ý Chúa muốn! Trong nếp sống yêu thương như thế, Chúa sẽ đến sống giữa chúng con. Và mỗi ngày, nếu chúng con thương yêu nhau, thì đó cũng là ngày Giáng Sinh của Chúa.

 

Chiara Lubich
Christmas Joy
New City, London,1998, p

 

Ngày 26/12/2009

Làm cho s hin ca Ngài đưc t a sáng

 

Vì vậy, có nhiều người sống trong thời đại chúng ta thường nói: “Chúa Kitô, đồng ý có; Hội Thánh, không thấy.” Họ không thấy sự liên kết giữa Chúa Giêsu và Hội Thánh. Họ không nhận ra được Ngài hiện diện trong Hội Thánh. Vậy thì Hội Thánh là gì? Hội Thánh mong muốn mình đóng vai trò gì nếu không phải là luôn chuyên tâm làm ngời sáng sự hiện diện sống động của Chúa Kitô nơi giữa trần gian?

 

Tôi nhớ đến hình ảnh cha Sở Ars, người mục tử sống đơn sơ và rất khiêm nhường. Cha được ơn gọi làm chứng về Ngài, nên một người nông dân nói: “Tôi nhìn thấy Thiên Chúa trong người đó.”

 

Tôi cũng nhớ đến Mẹ Têrêsa thành Calcuta, cùng với cả một đám người rất là đông đảo đi theo sau linh cữu của mẹ vào ngày an táng của mẹ. Các người Kitô hữu, người Ấn giáo, cả người Hồi giáo đã nhìn thấy sự hiện diện hấp dẫn của Chúa Kitô nơi mẹ thánh.

 

Quí báu thay những anh hùng làm nhân chứng về sự hiện diện của Chúa Kitô như thế, và chúng ta phải cảm tạ Chúa về các người ấy, Tuy nhiên trong thời đại chúng ta, một thời đại rất là phức tạp và rất cần đến ơn cứu độ, hơn bao giờ hết Chúa Kitô phải được nhìn thấy trong toàn thể Hội Thánh, và hơn thế nữa mọi người trong Hội Thánh phải làm cho sự hiện diện của Ngài được tỏa sáng.

 

 

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận

Chứng Từ của Niềm Hy Vọng
Pauline Books, Boston,2000, p. 139-40

 

Kinh Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu Linh Mục:

 

Lậy Chúa là Cha yêu dấu của chúng con, Chúa đã hứa rằng: “Cha sẽ sai các mục tử của Cha đến chăn dắt các đoàn chiên của Cha để chúng không còn phải run sợ, và không một con chiên nào phải lạc đàn nữa.”(Jer. 23:4-5)

 

Xin Chúa hãy đoái nghe tiếng các con chiên của Chúa đang kêu cầu lên Chúa! Qua lời cầu bầu của các linh mục, thánh Gioan Vianey, chúng con nài xin Chúa hãy kêu gọi nhiều người quảng đại dấn thân nhận lãnh bí tích thánh để trở nên linh mục, những người chỉ muốn dấn thân phục vụ Chúa, nhờ sự trợ giúp của Con Chúa, Chúa Giêsu Kitô, là Chúa và là Linh Mục Thượng Phẩm của  chúng con!

 

Và sau khi Chúa kêu gọi những người ấy, chúng con nguyện xin Chúa nâng đỡ người còn nghi ngại, an ủi người nản chí, giúp sức cho người yếu đuối, vì họ đang bắt đầu những bước chuẩn bị gay go và lâu dài trên đường dấn thân vào chức linh mục.

 

Lậy Mẹ Maria là Mẹ của các linh mục, và là gương mẫu của mọi tính hữu, là Người khiêm nhường đón nhận thánh ý Chúa, xin Mẹ hãy trợ giúp mọi người đang đuợc mời gọi nhận lãnh chức linh mục, xin cho họ biết lắng nghe và mở rộng tâm hồn đón nhận tiếng gọi của Chúa Thánh Thần! Amen.

 

(Bản  Kinh Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu Linh Mục Việt ngữ này chuyển dịch tù bản kinh bằng Anh Ngữ được in phía sau tấm ảnh của Cha Sở Ars trên kia)

 

 

Ngày 27/12/2009

Tình liên đới giữa linh mục và các gia đình  

 

Với thiên chức theo bậc sống của mình, các linh mục có trọng trách thánh hóa các gia đình, và gia đình có bổn phận nuôi dưỡng chức linh mục. Cả hai đều liên đới chặt chẽ với nhau theo phương diện tích cực cũng như tiêu cực. Gia đình sẽ khởi sắc trong môi trường mà chức linh mục được coi trọng và tăng trưởng tốt đẹp, đồng thời chức linh mục cũng có thể sẽ mai một đi một khi ơn thiên triệu từ các gia đình sút giảm.http://annussacerdotalisfocen.blogspot.com/2009/11/14-december-life-lived-in-common.html

 

Nếu như hoạt động các linh mục ngưng trệ, các gia đình sẽ ngày một chia rẽ do nạn ngoại tình, ly dị và phá thai. Nếu hủy bỏ đức trong sạch gia đình, thì đâu còn các ứng viên đi vào chủng viện hay các tu viện các dòng. Phải tương thân tương trợ nhau, còn không sẽ cùng nhau suy xụp. Sư liên đới thần linh và nhân bản đã nối kết hai bậc sống hài hòa với nhau.

Là người giào dân, nếu hồi tâm nhìn lại chức linh mục và nếp sống tu theo chiều hướng này, chúng ta sẽ mở cánh cửa gia đình để đón nhận hơi thở ấm áp của Giáo Hội tức là Thần Khí Thiên Chúa.  Một khi gỡ bỏ đi được chướng ngại vật do chúng ta dựng nên, là chướng ngại từng cản trở đời sống luân lý và tinh thần, chúng ta sẽ hồi sinh với sức sống mạnh mẽ của Giáo Hội, không phải chỉ là sức mạnh hời hợt bên ngoài mà là sức mạnh chân chính.


Igino Giordani
Laicato e sacerdozio
Città Nuova, Roma 1964, p. 149

Ngày 28/12/2009

Giáo Hi là không gian ca Chúa Kitô

 

Muốn mở rộng tâm hồn và đón nhận sự hiện diện Chúa Kitô như một chìa khóa để sống nếp sống mầu nhiệm Giáo Hội, người giáo hữu chúng ta cần có nếp sống cởi mở và tương thân tương ái, đúng theo ý hướng của lời Chúa Giêsu hứa: “Ở đâu có hai hay ba người họp lại nhân danh Thày, thì Thày sẽ ở cùng với họ.” (Mt 18:20)

 

Với lòng thành chúng ta hy vọng rằng, ngay từ khi thiên niên kỷ thứ ba ló rạng, cuộc hành trình đức tin linh thiêng của chúng ta trong không gian có Chúa Kitô hiện diện, cần được canh tân như một biến cố mới mẻ với sự hiện diện mới của Chúa. Nguyện xin Ngài, là Đấng từng chịu đóng đinh và Phục Sinh, nung nấu tâm hồn chúng ta, mở mắt chúng ta, soi sáng tâm trí chúng ta và củng cố ý chí của chúng ta có thêm sức mạnh. “ Lậy Cha, xin cho họ hiệp nhất trong Chúng Ta, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, như vậy thế gian mới tin rằng chính Cha đã gởi Con xuống thế gian.” (Jn 17:21)


Piero Coda
Egli è vivo!
Città Nuova, Roma 20062, p. 102

 

 

Ngày 29/12/2009

Đáng giá hơn bất cứ sự gì khác

Nếu chúng ta họp lại với nhau, Chúa Giêsu sẽ đến ở cùng chúng ta. Đây là nếp sống có giá trị đặc biệt. Nó đáng giá hơn bất cứ kho tàng nào khác mà tâm hồn chúng ta có thể đạt tới được: quí trọng hơn cả cha mẹ, anh chị em và con cái. Nó đáng giá hơn cả nhà cửa, công việc làm, và tài sản chúng ta; hơn cả những tác phẩm nghệ thuật trong một thành thị nổi tiếng như Roma; hơn cả những hợp đồng thương mại; hơn cả môi trương sống thiên nhiên chung quanh chúng ta với đồng nội và các loài hoa, biển cả và tinh tú, và hơn chính cả linh hồn chúng ta nữa.

Chính Chúa là Đấng đang dùng chân lý vĩnh cửu của Ngài linh ứng cho các thánh. Ngài lưu lại cho chúng ta dấu tích của Ngài qua mọi thời đại.

Đây cũng là thời giờ của Ngài. Thời giờ này không giống thời giờ của một vị thánh nào, nhưng là giờ của bản thân Ngài, là thời gian của Ngài đang ở cùng chúng ta, thời gian của Ngài sống giữa chúng ta, bởi vì trong sư hiệp nhất bằng tình thương yêu, chúng ta xây dựng nên Nhiệm Thể của Ngài.

Chiara Lubich
Essential Writings
New City London, 2007, p. 102

 

 

Ngày 30/12/2009

Một cộng đồng của các anh em

 

Các tín hữu có hiệp nhất với nhau trong tình thương yêu, trong đc ái của Chúa Kitô không? Nếu có thì chắc chắn đây là một giáo xứ sống động. Đây là một Giáo Hội chân thực, bởi vì tại nơi đây có nếp sống thần linh và nhân loại còn đang tiếp diễn, sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta biểu lộ rõ ràng...

Thật là kỳ diệu biết bao nếu các giáo xứ của chúng ta có thể biểu hiện một nếp sống gương mẫu đủ sức thuyết phục cho người đời hiểu rằng xã hội của người Kitô hữu phải là sống như vậy. Điều mà tôi muốn nói ở đây là những người giáo dân lúc đầu thì chưa từng quen biết nhau, thuộc nhiều sắc thái khác nhau về phong tục, môi trường sinh trưởng, thân thế, tuổi tác và vân vân. Họ gặp nhau tại thánh đường, và khi rời khỏi đó, tâm hồn họ đổi mới, với cảm thức mình đang trở thành là điểm phục vụ cho các anh chị em khác. 

Họ trở nên thân hữu. Họ tương thân tương trợ lẫn nhau. Họ chẳng bao giờ nói xấu nhau, mà ngược lại, họ tìm đến người yếu đau bệnh tật để săn sóc; họ tìm đến người không có việc làm để giúp đỡ. Tắt một lời, bất cứ nơi nào có việc tốt cần làm mà mang lại ích cho anh chị em láng giềng, thì họ nói với tinh thần dấn thân: đây là việc Chúa dang mời tôi thực hiện.

Các bạn hãy nhớ lại những lòi nói quan trọng của Chúa Kitô. Thế gian sẽ biết các con là môn đệ của Thày... nếu anh chị em thương yêu nhau; nếu có tâm tình và lòng cảm mến thân thiết; nếu có mối thiện cảm xuất phát tự đáy lòng chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy mình được thúc đẩy phải làm điều gì đó hơn thế nũa, với tâm tình hoàn toàn bộc phát, trái tim rộng mở, cùng với khả năng tạo điều kiện cho Chúa Kitô đến ở cùng chúng ta, đó là kết quả của tinh thần hiệp nhất trong Ngài và vì Ngài.


Đứ
c Giáo Tông Phaolô VI
Th
ơ gỏi cho Giáo Xứ S. Maria Consolatrice
Insegnamenti/2, Città del Vaticano 1964, pp. 1072-1073

Ngày 31/12/2009

Khi Chúa Giêsu không còn ở với chúng ta

 

Anh em có thể hỏi tôi: “Có ai là người ở trong tình trạng khốn khổ đến nỗi không còn ao ước Chúa Kitô hiện diện với mình nữa đâu?” Tôi xin trả lời là có! Chính chúng ta là những người này khi chúng ta chanh chấp nhau. Có người sẽ đáp lại tôi một cách nực cười như sau: “Ông đang nói gì vậy? Ông không thấy chúng tôi đang sống chung dưới cùng một mái nhà, đến cùng một nhà thở... và cùng nhau cầu nguyện sao...! Ông thấy chúng tôi chia rẽ ở chỗ nào chứ?”


Ngay nơi này, chúng ta không thấy gì, nhưng cộng đoàn chúng ta đâu còn nữa, chúng ta phê bình lẫn nhau... Chúng ta có những điều khác biệt với nhau, chúng ta sống e dè với nhau, chúng ta thầm thì với nhau về người hàng xóm láng giềng, rồi khi có người khác đến gần thì chúng ta giả vờ yên lặng và đổi đề tài nói chuyện....

 

“Chúng tôi không muốn làm điều này nhằm xúc phạm đến người khác, ý chúng tôi muốn nói là chúng tôi làm như thế để mà bảo vệ mình thôi.”

 

Đó chính là điều mới làm cho tôi khổ tâm. Chúng ta cần phải có cảm thức chống lại việc làm xấu, cảm thấy cần phải đề phòng bằng mọi cách..,

 

Anh em có thể sẽ nói: “Cho dù thế tôi cũng đã bị xúc phạm rồi.” Nếu người láng giềng làm cho anh em phiền lòng, hãy cầu nguyện xin Chúa tỏ lòng thương xót họ, Họ là người anh em của mình, một chi thể của thân thể mình. Hãy mời người ấy ăn cùng bàn với anh em!


Thánh Giáo Phụ John Chrysostom
Homily 8 on the Letter to the Romans 8