TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Tháng Ba Năm 2010
Từ 29 đến 31 Tháng 3 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 29/03/2010

Tụ Điểm Cao Chót

Chính Chúa Kitô là Đấng đã đón nhận trọn vẹn cái chết của nhân loại. Và cũng chính ngay vì lý do này, Ngài là Đấng đã thay đổi tận ngọn nguồn quan niệm về sự sống. Ngài bầy tỏ cho chúng ta thấy rằng cuộc sống là chỉ sự vượt qua và chuyển vào một cuộc sống mới chứ không dừng lại ở cái hữu hạn là sự chết. Như thế thập giá đối với chúng ta chính là Tụ Điểm Cao Chót của chân lý giữa Thiên Chúa và con người. Thêm vào đó chúng ta hiểu được rằng thánh giá cũng là chiếc nôi của con người mới vậy.

ĐGT Gioan Phaolô II
Easter Homily
for University Students
5 april 1979


Ngày 30/03/2010

Thánh Lễ của Ngài, Thánh Lễ của chúng ta

Nếu bạn đã từng đau khổ, và nỗi đau khổ của bạn dữ dằn đến nỗi bạn không còn làm được bất cứ việc gì, bạn hãy nghĩ đến Thánh Lễ! Chúa Giêsu trong Thánh Lễ, hôm nay cũng như lần đầu thuở xưa, Ngài không hoạt động và cũng không giảng dậy gì cả: Chúa Giêsu hiến chính bản thân mình vì tình yêu. Trong cuộc sống, chúng ta có thể làm được nhiều chuyện, nói được nhiều điều, nhưng tiếng nói của đau khổ có lẽ đã không được ai nghe hay biết đến, đấy mới chính là lời nói mãnh lực nhất, một tiếng nói vang thấu đến Trời cao. Nếu bạn đau khổ, hãy chôn vùi vào cơn đau khổ của Ngài: hãy đi dâng Thánh Lễ; và nếu mà thế gian này không hiểu bạn, bạn không nên lo lắng. Điều hệ trọng nhất đó là bạn được Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Các Thánh thông hiểu, bạn hãy sống với các Ngài, và hãy để cho máu mình cũng đổ ra cho phần cứu rỗi của nhân loại – như chính Ngài. Ôi Thánh Lễ! Hiểu được Thánh Lễ của Ngài, Thánh Lễ của chúng ta, thật là quí trọng đường bao!

Chiara Lubich
Essential Writings
New City,
London 2007,
pp. 130-131


Ngày 31/03/2010

Luôn luôn tha thứ cho nhau

Vậy “rửa chân cho nhau” là phải làm những việc gì? Và nó bao hàm ý nghĩa gì? Đó là: hãy làm mọi điều tốt lành cho tha nhân - đặc biệt cho người đau khổ và những người bị coi là hèn kém - tức là thực hành việc rửa chân cho nhau. Chúa kêu gọi chúng ta thực hiện những việc như là: bớt giận làm lành, sống khiêm nhường, và can đảm sống hiền hòa, đồng thời cũng sẵn sàng chấp nhận khi bị chối từ, dù thế chăng nữa, vẫn cứ tin tưởng và bền tâm bền chí. Tuy nhiên một phạm vi khác xem chừng còn sâu sắc hơn thế. Chúa muốn tẩy sạch bụi đất ra khỏi chân chúng ta qua quyền năng thanh tẩy với lòng nhân ái của Ngài. Rửa chân cho nhau trước hết có nghĩa là luôn luôn tha thứ cho nhau, để cùng nhau bắt đầu lại từ đầu, nhưng không phải tha thứ một cách vô nghĩa. Ý nghĩa tha thứ là thanh tẩy tha nhân bằng việc chịu đựng và tỏ ra khoan dung với họ; thanh tẩy tha nhân là trao cho nhau sức mạnh thanh tẩy của Lời Chúa nói, và giới thiệu nhau đến bí tích của Tình Yêu Thiên Chúa.

ĐGT Biển Đức XVI
Mass of the Lord’s Supper
13 april 2006


Năm Linh Mục