TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Tháng 6 Năm 2010
Từ 01 đến 10 Tháng 6 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 1/06/2010

Trọn vẹn khi chúng ta có thể nói “chúng ta”

Hai điều “sống cho”, và “sống với” nhằm đạt tới điểm tụ hiệp thông, hay để đạt tới nếp sống tương thân tương ái, là ý niệm đề cập đến cả cuộc sống khổ hạnh của người Kitô hữu, một hình thức cao nhất của nhân phẩm con người, bởi vì nếp sống này nói lên hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là một thân thể (thân thể của Chúa Kitô) được điều động bởi một linh hồn (đức ái phú bẩm bởi Chúa Thánh Thần). Do đó ý niệm này muốn nói đến chính Giáo Hội, và cũng còn hàm chứa ý nghĩa là phát triển cách đầy đủ bởi vì như thế chúng ta mới thực sự là chính chúng ta khi có thể nói “Chúng Ta”
Đây là triết lý Kitô Giáo mà Thánh Justin và Thánh Clement of Alexandria đã đề cập đến, cũng được Thánh Gregory of Nazianzen gọi là “triết lý sống” (Oration VI)
Thần học, triết học, lịch sử, khoa chú giải, luân lý thần học... gom lại cũng không đủ để tạo nên nhân cách con người. Đời sống khổ hạnh cá nhân – dù có ướp đượp bằng cầu nguyện và hãm mình – cũng chưa đủ để làm nên toàn diện con người. Khi biến chuyển từ cõi chết sang cõi sống thì con người thực sự sẽ trở thành là con người mới, bởi vì con người ấy được tháp nhập thành một chi thể trong Chúa Kitô, nên đương sự sẽ yêu thương và sống cho các chi thể khác của cùng một Chúa Kitô.


Ngày 2/06/2010

Ơn gọi tối hậu của mọi người

Cồng Đồng Vatican II Thực sự là chỉ nhờ vào mầu nhiêm của Ngôi Lời nhập thể thì mầu nhiệm con người mới được sáng tỏ. Con người Adong thứ nhất của nhân loại là hình ảnh của Đấng sẽ phải đến (Rm 5:14), Đấng ấy chính là Đức Kitô là Thiên Chúa. Chúa Kitô là người Adong cuối cùng qua mạc khải về Chúa Cha và Tình Thương Yêu của Thiên Chúa, là mặc khải giữa người (Thiên- Chúa-làmngười) với chính con người một cách đầy đủ, và làm cho lời gọi đầu tiên đựợc sáng tỏ... Sáng tỏ là nhờ vào việc Ngài nhập thể, nên Con Thiên Chúa đã kết hợp bản thân nhân loại của Ngài với mọi người theo cách thức nào đó... Hơn nữa cũng là nhờ vào việc Chúa Kitô chết cho mọi người, và nhờ vào ơn gọi tối hậu của con người, một ơn gọi thực sự chỉ có một và mang tầm vóc thần linh, thế nên chúng ta phải tin tưởng rằng Chúa Thánh Thần theo cách thức mà chỉ mình Thiên Chúa mới biết, đã ban cho con người hồng ân khả dĩ liên kết con người mình với mầu nhiệm phục sinh.

Cồng Đồng Vatican II


Ngày 3/06/2010

Thần Thánh hóa vũ trụ

Teillard de Chardin Cả thế giới qui tụ lại và được thăng hóa trong niềm mong đợi kếp hợp vói Thiên Chúa. Đồng thời thế giới cũng đối đầu với mổt trở ngại khó mà vuợt qua nổi. Chẳng có ai tới được với Chúa Kitô, nếu không được chính Chúa Kitô nâng lên và cho kêt kợp với Ngài! Cả Vũ Trụ đang rên than, và bị lôi kéo ngược chiều bởi đam mê và tình trạng vô năng lực của mình... Ai sẽ là người đứng ra nói với khối vô hình hài của Thế Giới rằng một linh hồn sẽ ban tặng cho mình? Tiếng nói của ai có khả năng hủy bỏ chướng ngại vật giữa Thiên Chúa và loài thụ tạo đã từng ngăn cản Thiên Chúa đi đến vói thụ tạo? Tiếng nói đó chính là Lời Chúa đã nói “Đây là Mình Thầy!” là lời được nhắc lại hôm nay, ngày mai và mãi mãi về sau cho tới khi hoàn tất sự biến đổi thần linh. Khi Chúa Kitô kéo dài mầu nhiệm Nhập Thể qua việc Ngài nhập vào Tấm Bánh để mặc lấy bản thể của Bánh, hành động của Ngài không có giới hạn trong miếng bánh hiện tại .... sự biến dổi bản thể này bao bọc toàn Vũ Trụ bằng một hào quang tuy có thực nhưng chưa trọn vẹn đó là sự thần thánh hoá.

Teillard de Chardin


Ngày 4/06/2010

Chúa Kitô của vũ trụ

Khi Thiên Chúa ở trong mọi ngưòi và mọi vật (1Cor 15:28), sự hiệp nhất giữa con người và vụ trụ sẽ trọn vẹn. Soloviev tìm cách dùng đường lối giáo huấn để tỏ cho chúng ta biết cả vũ trụ tiến triển nhu thế nào, sự tiến hoá của thiên nhiên từ những nguyên tố đầu tiên lên tới ý thức của con người, và sự tiến trình lâu dài của lịch sử vũ trụ, tất cả đều hướng về Thiên-Chúa-Làm- Người, hướng về Chúa Kitô nhập thể, Chúa Kitô trong vũ trụ. Tạo vật được coi như một khởi đầu, và sự tiến hoá của vũ trụ là một cuộc nhập thể tiến triển tuần tự như Bulgakov cắt nghĩa. Trong mầu nhiệm nhập thể, Thiên Chúa hoàn chỉnh việc sáng tạo của Ngài và đồng thời minh chính hoá thụ tạo đó. Thiên Chúa không thể bỏ mặc thế giới... với sự bất toàn không thể tránh nổi về bản thể, cũng như sự “hệ quả chưa-hoàn-chỉnh”. Một trở ngại mới được đặt ra cho việc sáng tạo thế giới: làm sao lướt thắng được bản chất đã được tác thành rồi, làm sao tạo nên loài thụ tạo với định mệnh của nó là hướng tới một “tạo vật không phải là thụ tạo” hay là một “tạo vật siêu phàm”, Nói cách khác là sao thần thánh hóa loài thụ tạo đó.

Card. Tomáš
Špidlík


Ngày 5/06/2010

Phép Thánh Thể dưới thế

Chúa Giêsu chết và sống lại chắc chắn chính là căn nguyên đích thực cho việc biến đổi của vũ trụ. Thế nhưng từ khi Thánh Phaolô dạy cho chúng ta biết rằng loài người chúng ta có nhiệm vụ hoàn tất việc khổ nạn của Chúa Kitô (cf Col1:24), và mọi loài thụ tạo khắc khoải chờ đời sự mặc khải của con cái Thiên Chúa (Rom 8:19), Thiên Chúa cũng mong đợi sự đóng góp của những người đã từng được Kitô hóa bằng bí tích Thánh Thể của Chúa Kitô để hình thành việc canh tân bộ mặt địa cầu. Chính vì vậy chúng ta có thể nói rằng qua tấm bánh trong bí tích Thánh Thể, con ngưới trở nên “thánh thể” đối với vũ trụ trong ý nghĩa là cùng với Chúa Kitô là Đấng được coi là hạt giống biến hình của vũ trụ. Thực ra, nếu bí tích Thánh Thể là nguyên do cho sư phục sinh của con người, thì phải chăng thân xác của con người đã được thần thánh hóa qua bí tích Thánh Thể, mà theo định mệnh thân xác này sẽ thối rữa trong đất bụi lại có hiệu năng giúp vào việc canh tân vũ trụ? Vì vậy chẳng lẽ chúng lại không có thể nói được rằng sau khi chúng ta chết và chết cùng với Chúa Giêsu chúng ta sẽ là bí tích thánh thể của vũ trụ sao? Trái đất ăn nuốt chúng ta như chúng ta ăn nuốt Thánh Thể. Do đó, trái đất ăn nuốt chúng ta không phải là để biến chúng ta thành đất nhưng mà trái đất biến thành “Trời Mới và Đất Mới”... Thánh Thể ban ơn cứu độ và biến chúng ta trở thành Thiên Chúa. Chúng ta khi chết rồi sẽ cùng với Chúa Kitô có công đóng góp vào việc can tân bộ mặt vũ trụ.

Chiara Lubich


Ngày 6/06/2010

Trước Nhà Tạm

Điều quan trọng là anh chị em đã được tham dự vào Nhiệm Tích Thánh Thể, trong đó Chúa Giêsu hiến trao bản thân mình cho chúng ta, đó chính là tâm điểm của đời sống anh chị em. Đấng đã chết cho tội lỗi của mọi tham vọng để đi vào tình hiệp thông với mỗi một người trong anh chị em, Ngài đang gõ cửa tâm hồn anh chị em để ban cho anh chị em ân sủng của Ngài. Anh chị em hãy đến gặp gỡ Ngài trong Nhiệm Tích Thánh Thể Thần Linh, hãy đến quỳ gối trước Nhà Tạ mà tôn thờ Ngài trong các nguyện đường: Chúa Giêsu sẽ đổ xuống cho anh chị em đầy tràn tình yêu thương của Ngài, và sẽ tỏ bầy Tâm Tình của Ngài cho anh chị em. Nếu lắng nghe Ngài, anh chị em sẽ cảm thấy niềm vui sâu đậm hơn bao giờ hết đó là được tùy thuộc vào Nhiệm Thể của Ngài, là Giáo Hội, chính la gia đình các môn đệ Ngài đã từng sát cánh bên nhau bằng tình hiệp nhất và thương yêu. Anh chị em cũng sẽ biết được cách giao hòa với Thiên Chúa như Thánh Đông Đồ Phaolô đã dạy bảo. Đặc biệt trong bí tích Hòa Giải, Chúa Giêsu chờ anh chị em đến gặp Ngài để qua năng quyền của linh mục Ngài sẽ tha thứ mọi tội lỗi của anh chị em, cùng giúp anh chị em giao hòa với Ngài trong tình yêu thương. Mỗi khi xưng ra tội lỗi mình một cách khiêm nhường và thành thật, anh chị em sẽ lãnh nhận ơn tha tội từ chính Thiên Chúa qua thừa tác viên của Ngài.

Đức Giáo Tông
Benedict XVI


Ngày 7/06/2010

Phạm vi ân sủng của Giáo Hội

Bất cứ khi nào Chúa Thánh Thần can thệp, Ngài luôn để cho người ta kinh ngạc. Ngài tạo nên những biến cố mới mẻ kỳ diệu. Ngài thay đổi con người và cả dòng lịch sử. Đây chính là kinh nghiệm chẳng bao giờ có thể quên được về Thánh Công Đồng Vatican II, trong đo dưới sự hướng dẫn bởi cùng Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, Giáo Hội phục hồi lại được nguồn ơn sủng như một trong những yếu tố xây dựng chủ yếu: “Chúa Thánh Thần thánh hóa con người không chỉ qua các bí tích và các thừa tác viên của Giáo Hội, Ngài hưóng dẫn và tô điểm mọi người với các ơn thánh đức của Ngài. Ngài có thể ban phát hồng ân của Ngài khi nào Ngài muốn (cf. 1 Cor 12:11), Ngài cũng ban ơn đặc sủng cho các tín hữu thuộc mọi thành phần... Ngài chuẩn bị cho họ thích ứng và sẵn sàng đảm nhiệm các công việc cũng như vai trò khác nhau trong chương trình canh tân và xây dựng Giáo Hội (LG 12). Hai phương diện cơ cấu và đặc sủng đều là yếu tô căn bản như nhau và được coi là cần thiết trong việc xây dựng Giáo Hội. Dưới hình thức khác nhau các ơn sủng này trợ giúp cho chính đời sống, canh tân và thánh hóa Dân Chúa.

Đức Giáo Tông John Paul II


Ngày 8/06/2010

Thửa vườn thênh thang của Giáo Hội

Giáo Hội la một thửa vườn rộng thênh thang: các luống hoa trong vườn tỏa ngát mùi hương hiếm quý nhất từ các loại hoa thông thuờng nhất, đơn sơ nhất và du nhập đến tư nhiều nơi nhất. Những bông hoa này chính là các gia đình sống đạo đức, những Dóng Tu và những Phong Trào đảm nhiệm hai sứ vụ: khôi phục nếp sống sống đạo của Giáo Hội sơ khai trở lại với thời đại chúng ta đang sống: đồng thờinhắc nhở cho mọi người sống đạo theo lời Chúa Giêsu dậy, theo thái độ cư xử trong nếp sống của Ngài, theo các biến cố sinh dộng trong cuộc đời dương gian của Ngài, bởi vì những ngày sống của Giáo Hội sơ khai là mẫu mực nên được sống theo... Những ngày sống ấy bao gồm nhiều cảnh sống khác nhau, đồng thời là những nếp sống trung thực và nhất loạt như nhau. Như vậy, anh chị em đã cung cấp thuốc chữa tinh thần cho thế gian giống như các chuyên viên trong Tin Mừng.

Pope Benedict XVI


Ngày 9/06/2010

Ai cũng nghe được tiếng nói Chúa Thánh Thần

Đối với cá nhân tôi dó là một kinh nghiệm quí giá vào thập niên 1970 lúc mà tôi có dịp đằu tiên tiếp xúc với các phong trào như Tân Phương Pháp Dậy Giáo Lý, Hiệp Thông & Giải Cứu, và cả Phong Trào Focolare. Tôi cảm nghiệm được nguồn nghị lực và lòng nhiệt thành đã giúp họ sống đạo cũng như niềm vui của đức tin mà họ thấm nhuần, tất cả đã giúp họ biết chia sẻ với người khác những hồng ân mà mình đã nhận được. Vào thời điểm đó, sau một thời gian nở hoa kết trái của Thánh Công Đồng, thì mùa xuân lại bị màn sương mù bao phủ, và sinh động mới cũng sa sút đến độ mệt nhoài kiệt sức,,, Những lúc ấy Thiên Chúa ở đâu? Sau nhiều cuộc thảo luận cũng như sau bao nhiêu cố gằng đi tìm những cấu trúc mới phải chăng Giáo Hội đã trở nên quá yếu mệt và mát tinh thần? Thế rồi một điều gi đó thình lình xuất hiện ngoài dự trù của mọi ngưởi. Có thể nói ngưòi ta lại nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần một lần nữa. Niềm tin đã tỉnh dậy, đặc biệt là nơi các bạn trẻ, là những người biết đáp lại tiếng gọi ấy mà không vin cớ “nếu” hay “nhưng” gì cả, không né tránh mà cũng không è dè, nhưng đều đón nhận với trọn vẹn tâm hồn và coi đó như một hồng ân quý báu, một hồng hiến đi mạng sống mình.

Card. Joseph Ratzinger


Ngày 10/06/2010

Thế Thế kỷ của hồi sinh

Hình như có sự mâu thuẫn là trong thế kỷ 20, một thế kỳ đầy khó khăn, bất an và tục hóa thì đời sống người Kitô hữu được hồi sinh. Thế ký ấy như rộn rang nở hoa trong những hoàn cảnh khó khăn trắc trở, và cũng nở hoa trong nhiều hoàn cảnh thuận tiện mà xem chừng chúng ta có thể đạt đươc mà không cần đến đức tin. Tuy nhiên thề thế kỷ ấy rất cần Tin Mừng và tình thương yêu... Chuyên này dã diễn ra như thế nào? Có nhiều khi trong cảnh nghèo khó hay khổ đau, thi các mặt bí tích và tâm linh của Giáo Hội đã tỏa sáng... Trong một thế giới phản bội Thiên Chúa, thì mặt đặc sủng của Giáo Hội càng phát đạt dưới hình thức các Phong Trao và nhiều đoàn nhóm mới... Đường hướng cùa tứng phát triển mới nảy sinh trong một gia đình cũng gây nhiều khó khăn và căng thẳng, thế nhưng... thời kỳ đầy ân sủng như thế đã góp phần cải tiến cơ cấu của Giáo Hội một cách sâu sắc và cũng phức tạp hơn và cũng nới rộng phạm vi gia đình thêm hơn nên đã củng cố được tình thương yêu được vững mạnh... Giáo Hội được chào mừng hội nhập vào thế giới nên dường như đã rời xa Thiên Chúa, Những Người Kitô hữu Bình Thường nhưng lại thấm nhuần trong ân sủng của sứ mệnh tông đồ đã biết dấn thân vào cuộc sống hằng ngày của thế giới với nếp sống Lời Chúa, nếp sống chứng nhân và noi gưong sáng.

Andrea Riccardi


Năm Linh Mục