TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Tháng 7 Năm 2010
Từ 01 đến 10 Tháng 7 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 1/7/2010

Một linh mục đoàn duy nhất

Nếp sống thiêng liêng bao gồm hình thức hiệp thông và tình gắn bó huynh đệ tương thân tương ái. Chính Chúa Giê-su đã mời gọi các môn đệ đến sống với mình, nhưng không phải là để sống cá nhân riêng rẽ. Sống theo Chúa Giê-su là sống với tinh thần cộng đoàn. Chính Ngài thiết lập nếp sống hiệp thông. Thật ra nếp sống này ứng dụng vào đời sống linh mục một cách đặc biệt. Qua việc thụ phong linh mục, chúng ta sát nhập vào một linh mục đoàn duy nhất. Chúng ta gọi nhau là anh em. Các linh mục phải sống mật thiết với nhau, thăm viếng nhau, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm mục vụ tốt cũng như xấu, an ủi và nâng đỡ nhau, nhất là cùng nhau gắn bó và trợ lực cho nhau. Các linh mục phải gầy dựng nên một tình bạn chân thật với nhau. Trong thực tế, chủ nghĩa cá nhân tân thời và trưởng giả đã thấm nhập cả vào các linh mục, đây là một điều xấu. Cộng đoàn linh mục theo đường lối “Jesus-Caritas” với tinh thần cộng đoàn theo thánh Charles de Foucauld, với tinh thần huynh đệ linh mục theo tu hội Schonstatt, hay tinh thần tương thân tương trợ theo phong trào Focolare-Foyer, đều có thể cung ứng sự nâng đỡ tốt đẹp và cũng làm cho cuộc sống linh mục phong phú thêm. Ngày 02/07/2010 Người mục tử và người làm thuê

Hồng Y Walter Kasper Servitori della gioia. Esistenza sacrdotale- Servizio sacerdoltale Brescia 2007, pp. 85-86
Chuyển dịch từ Tiếng Ý: Lm Trịnh văn Phát


Ngày 2/7/2010

Người mục tử và người làm thuê

Khi so sánh một mục tử thực thụ với người làm thuê, sự khác biệt xem như là quá rõ ràng trong những hoàn cảnh khó khăn. Trong các hoàn cảnh thuận buồm xuôi gió, thì cung cách người làm thuê cũng người mục tử trung thực chẳng khác nhau bao nhiêu. Thế nhưng vào trường hợp chó sói đến, chúng ta sẽ biết họ ứng phó khác nhau thế nào trong việc bảo vệ đàn chiên. Chó sói tấn công đàn chiên được ví như tay bạo chúa áp đảo người tín đồ và người khiêm nhường. Người làm thuê bày tỏ ra là mục tử mà thực sự không phải là mục tử chính hiệu nên sẽ bỏ mặc đàn chiên mà chạy trốn, để khỏi lụy vào thân, mà cũng chẳng đoái hoài gì việc đối đầu với cảnh bất hạnh. Người làm thuê trốn đi không những để thoát thân, mà còn phá bỏ đi những gì có thể che chở đàn chiên. Người ấy nhìn thấy cảnh bất hạnh nhưng lại giữ thái độ yên lặng, nên đã muốn thoát thân bằng cách âm thầm ẩn trốn. Dấn thân bảo vệ có nghĩa là dùng tiếng nói tự do để chống lại bất cứ người thế lực nào có hành vi sai trái. Chúng ta đi vào cuộc chiến bảo vệ nhà Israel... xây dựng một bức tưởng nếu chúng ta đứng về thẩm quyền bảo vể chính nghĩa và bênh vực những người tín đồ vô tội đang là nạn nhân của cảnh bất hạnh do đối phương gây nên. Người làm thuê thì không hành động như thế khi thấy chó sói tới.

The shepherd and the hireling
Saint Gregory the Great Homily II Sunday after Easter La teologia dei padri/4, Roma 1975, p. 128


Ngày 3/7/2010

Tha nhân chỉ cần đến một điều

Ôi lậy Chúa, những linh hồn mà Chúa gởi đến cho con đây, họ sống xa Chúa quá rồi! ... họ chằng còn màng tới hồng ân Chúa ban theo như ân sủng và chân lý mà Chúa sai con đem đến cho họ. Dù sao con cũng đã có gắng nhiều lần trở lại để gõ cửa nhà họ. lần nào cũng không may mắn như mấy người bán hàng rong chào hàng tận nhà với những đồ nữ trang rẻ tiền. Giả như con được biết chắc rằng họ không muốn đến với Chúa chỉ vì họ không chấp nhận con, thì con cũng cảm thấy an ủi phần nào rồi. Những điều kiện giúp con đi vào được đời sống cùa họ là gì? Lậy Chúa, họ lại hoàn toàn muốn những sự khác hẳn với những điều mà con mang từ Chúa đến cho họ. Nếu không mong tìm tiền bạc hay giúp đỡ vật chất, hoặc niềm an ủi cảm thông, thì họ cũng chỉ coi con như một đại lý bảo hiểm giúp họ bảo đảm được đời sống sau khi chết. Lậy Chúa, xin dậy cho con biết cầu nguyện và yêu mến Chúa! Thế rồi trong Chúa con sẽ quên đi những nỗi niềm khổ sở của con... Và chỉ như thế con mới trở nên người anh em của mọi người, trở nên một ai đó giúp đỡ họ tìm ra Chúa, là Đấng duy nhất mà họ cần đến, là chính Thiên Chúa của anh chị em con.

Karl Rahner
Tu sei il silenzio Brescia 1969, pp. 63-64, 69


Ngày 4/7/2010

Cùng một sức mạnh thôi thúc như thuở ban đầu

Để nuôi dưỡng chúng ta bằng Lời Chúa trong việc trở thành “các tôi tớ phục vụ Lời Chúa” trên đường truyền bá Tin Mừng: đây chắc chắn đối với Giáo Hội chính là điểm ưu tiên hàng đầu của thiên niên kỷ mới này. Ngay cả trong các quốc gia đón nhận Tin Mừng hằng nhiều thế kỷ xa xưa rồi, thực trạng của “một xã hội Kitô giáo” đã vắng bóng rồi, mà xem chừng cũng phải thú nhận rằng vẫn còn tồn đọng lại rất nhiều yếu kém hiện hiển trong đời sống con người, nếu đem so sánh với các gía trị của Tin Mừng. Ngày nay chúng ta phải can đảm đối diện với tình trạng càng ngảy càng gia tăng nhiều dị biệt với những đòi hỏi đa dạng trong bối cảnh ‘toàn cầu hóa’ cũng như trong bối cảnh của một hệ quả giao thoa tất yếu mới mẻ nhưng lại không bền chặt giữa nhiều dân tộc và nhiều nền văn hóa khác nhau. Qua nhiều năm tôi đã thường xuyên lập lại những những lời kêu gọi hãy tiến đến một sinh hoạt mới về truyên bá Tin Mừng. Bây giờ tôi muốn lập lại một lần nữa đặc biệt là nhấn mạnh vào điểm chúng ta cần phải hâm nóng lại trong tâm hồn chúng ta sức nóng mãnh liệt của thời buổi Giáo Hội sơ khai, đồng thời chúng ta cũng cần phải để bản thân mình hòa nhập vào tình thần hăng say trước bài giảng của các tông đồ sau ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúng ta phải làm bừng cháy tinh thần cửa Thánh Phao Lô sau khi trở lại. Thánh nhân lớng tiếng kêu lên rằng” Thật khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9:16).

John Paul II Novo millennio ineunte 40


Ngày 5/7/2010

Thế giới này thuộc về những ai biết yêu mến

Chúng ta thường phàn nàn rằng sự hiện diện người Kitô hữu ngày một trở nên mờ nhạt trong xã hội ngày nay. Thật là khó truyền bá đức tin cho người trẻ, và tình trạng ơn kêu gọi cũng ngày một giảm sút. Thế rồi chúng ta cứ tiếp tục liệt kê thêm nhiềự khác để mà lo lắng. Trong thực tế không phải là chuyện hiếm hoi mới có dịp chúng ta cảm thấy mình thua kém trong xã hội này. Thế nhưng con đường mạo hiểm của niềm hy vọng dẫn chúng ta đi xa hơn thế nữa. Một hôm tôi đọc đưởc những lời sau đây viết trên một tờ lịch: “Thế giới này thuộc về những người biết yêu thương và những người biết biểu lộ được tình thương yêu nhiều nhất.” Vậy thì trong tâm hồn mỗi người đều có niềm khát mong tình thương yêu, nên chúng ta có thề làm giãn cơn khát tình yêu của tha nhân bằng chính tình thương yêu mà Thiên Chúa đổ xuống tâm hồn chúng ta. Tuy nhiên, tình thương yêu của chúng ta phải có “nghệ thuật” một nghể thuật vượt trên cả khả năng con người có thể yêu thương. Thực ra mọi vấn đề tùy thuộc vào đó. Chẳng hạn, tôi thấy điều này nơi Mẹ Terêsa thành Calcuta. Bắt cứ ai gặp Mẹ đều đem lòng yêu mến mẹ. Tôi cũng nhìn thấy điều này nơi Đức Giáo Tông Gioan XXIII, nhiều năm sau khi ngài lìa đời, sự hồi tưởng về ngài luôn sống động nơi người đời.

Card. François-Xavier Van Thuan


Ngày 6/7/2010

(Hôm nay không có bài trên www.focolare.org)




Ngày 7/7/2010

Chót đỉnh của chức linh mục

Các linh mục thường dấn thân vào nhiều hoạt động khác nhau, thế nhưng khi nhận thức được rằng mình phải thành đạt cả trăm thì mới đạt đến điểm chính yếu, các ngài mới cảm thấy thấy vọng, trải nghệm nhiều căng thẳng và thế là nhiều hoài nghi bắt đầu xuất hiện, Phải chăng tôi chọn lựa sai ơn kêu gọi? Đời sống độc thân thực sự có giá trị nào đó chăng? Sao đời sống gia đình lại không chấp nhận cho một người linh mục? Tôi đã từng có những suy nghĩ thế này khi chính quyền ngăn cấm tôi tham gia vào bất cứ sinh hoạt nào trong Giáo Hội, nên tôi làm công việc lau cửa sổ cho các tiệm bán hàng trên các đường phố Prague suốt cả mười năm trời. Hoàn cảnh sống đòi buộc tôi phải đi tìm căn tính chức linh mục của tôi – là linh mục mà tôi không được thực hành thừa tác vụ, mục tiêu của đời sống không được trong sáng, và tôi cũng không được quyền dẫn dắt ai. Chúa Kitô cũng vậy, khi bị đóng đinh trên cây thập tự Ngài không thể làm được phép lạ, cũng không giảng dậy được, thế nhưng – khi bị bỏ rơi - chỉ có thể giữ thái độ yên lặng và chịu đau khổ, đó là lúc Ngài đạt đến chót đỉnh chức linh mục của mình. Tôi đã tìm thấy nơi Ngài căn tính chức linh mục của tôi, khiến cho tôi cảm nghiệm niềm vui mừng và an bình. Thế rồi tôi đã hiểu được rằng căn tính đó không thể có được trong những lúc mình sống đầy ân sủng trong sáng, mà phải liên tục đi tìm kiếm trong những giây phút tăm tối và đau khổ của cuộc đời.

Card. Miloslav Vlk


Ngày 8/7/2010

Những Đức Kitô đích thực

Điều mà thời đại hôm nay cần đến hơn bao giờ hết đó là sự đích thực. Việc phong chức linh mục cho con người mà thôi không nên coi như thế là đủ, chúng ta cần đến Đức Kitô linh mục và những nạn nhân linh mục cho nhân loại. Những Đức Kitô đích thực luôn sẵn sàng chết cho mọi người. Giả như đây là thước đo lường tình thương yêu trong đời sống linh mục, thì ngài không còn phải sợ lãng phí thời gian, ngài cũng không còn phải sợ khi phải thay đổi công việc. Ngài sẽ nhìn thấy phần tác vụ của Giáo Hội đã được ủy thác cho mình biến thành một thửa vườn. Thửa vườn có thể mọc cỏ lồng vực, đó là điều chắc chắn, và có cả hận thù, thế nhưng cũng xuất hiện hoa trái thương yêu mà các ảnh hưởng của chúng sẽ chẳng khi nào ngưng ngay nơi bên lề và cũng còn tiến vượt xa hơn cả các bờ lề nữa. Cũng giống giáo xứ Ars, phải đúng vậy giống như giáo xứ Ars. Tại đây ngoài Thiên Chúa ra, cha sở là tất cả mọi sự cho mọi người, và nhiều người đã từ phương xa tìm đến để hít thở hương vị của Chúa Kitô, để nương vào Ngài mà nuôi dưỡng tâm hồn mình, và để sống đạo thực sự. Chúng ta hãy nói lên một điều, mà nói lớn lên rằng: hô đế đê sống. Vậy thì không có Chúa Kitô, không có Chúa Kitô linh mục, thế giới ngày nay dù đạt đến vô vàn khám phá kỳ diệu phi thường đi nữa cũng chẳng sống được. Thế giới mà như vậy thì đang hấp hối và sẽ chết thôi. Chỉ mình Chúa Kitô mới là sự sống thật.

Chiara Lubich
Il celibato sacerdotale
Città Nuova 14 (1970/3) p. 9


Ngày 9/7/2010

Dẫn dắt ra khỏi sa mạc

Có nhiều loại sa mạc.Có sa mạc nghèo khổ, sa mạc đói khát, sa mạc bị bỏ rơi, sa mạc cô đơn, sa mạc thất tình. Cũng có sa mạc tăm tối vắng bóng Thiên Chúa: sự trống rỗng trong tâm hồn khiến con người không còn biết gì đến nhân phẩm hay cứu cánh đời sống con người. Các sa mạc bên ngoài trong thế giới này thì ngày một bành trướng, bởi vì sa mạc nội tâm đã trở thành rộng lớn, thế nên các kho tàng của trái đất không còn dùng vào việc chăm sóc thửa vườn của Thiên Chúa để mưu ích cho mọi người sinh sống, mà chỉ dùng vào việc phục vụ cho những thế lực bóc lột và phá hoại. Giáo Hội nói chung cùng với các Mục Tử của mình phải theo gương Chúa Kitô khởi sự ngay việc dẫn dắt dân chúng thoát ra khỏi các sa mạc để tiến vào nơi có sư sống, tiến đến tình hữu nghị với Con Thiên Chúa, tiến đến Đấng đã ban sức sống cho chúng ta, một sức sống dồi dào phong phú.

Benedict XVI
Homily at the inaugural masss of his Pontificate 24 aprile 2005


Ngày 10/7/2010

Nguồn nước cho ngày nay

Chúng ta ngày nay chẳng khác gì đang sống trong sa mạc của thế giới, sa mạc của đạo lý và sa mạc của ý niệm sống... Thiên Chúa xuất hiện và nói với mỗi người trong chúng ta như đã nói với Aaron và Moisen rằng: “Nước có thể chảy ra từ tảng đá này không?” Chúng ta là tảng đá này, tim của tảng đá mà Thiên Chúa muốn biến thành trái tim bằng xương bằng thịt. Thiên Chúa nói với mỗi người chúng ta: có thể nào nước, tức là Chúa Kitô, chảy ra từ tảng đá này chăng? Còn chúng ta thì phải trả lời: con tin chắc rằng nước có thể chẩy ra từ tảng đá này. Phải cần đến đức tin. Đức tin mà Me Maria có chính là sự thinh lặng tuyệt đối của một thụ tạo chẳng bao giờ muốn hỏi ý nghĩa tại sao. Đức tin là “sự thinh lặng tuyệt đối.” Bạn có thể tin được không? Còn tôi thì tin thật như thế. Tuy vậy đây là điều Thiên Chúa đang hỏi loài người chúng ta trong sa mạc nhân loại của thời nay. Từ tảng đá này, từ tâm điểm của tảng đá nhân loại này, nước, sự sống có thể chảy ra được chăng? Chúa Giêsu có thể làm giãn cơn khát của nhân loại không? Được lắm chứ, bởi vì toàn thể nhân loại chúng ta sống theo tinh thần của Mẹ Maria nên cùng nhau có thể tạo ra sự hiện diên của Chúa Kitô ngay ở giữa nhân loại một cách cụ thể. Đây là chính thứ nước mà chúng ta cần phải mang đến cho nhân loại

Silvano Cola
Congress for Priestse 6 August 1971


Năm Linh Mục