TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Thượng Tuần Tháng 8 Năm 2010
Từ 01 đến 10 Tháng 8 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên


Chú Thích:
Trong Hạ Tuần Tháng Bẩy
trên Trang Mạng
Focolare Movement: wwww.focolare.org
chỉ có tư tưởng dành cho ngày 21-07-2010
mà không có bài
từ ngày 22-7 đến 31-7,
cũng không có bài
cho ngày 01-08

Nên xin ghép bài 21-7
chung vào Thượng Tuần
Tháng 08 này cho gọn.


Ngày 21/07/2010

Bàn tay trống trước Chúa Tình Yêu

Chúa Tình Yêu mời đón tôi, mà hồn tôi cứ chần chờ Vì cảm thấy mình nhớp nhúa tội lỗi và cát bụi Chúa Tình Yêu nhận thấy tôi sao mãi chần chờ Và chưa màng gì đến gặp lần đầu Ngài tiến lại gần tôi hơn, nhỏ nhẹ thăm hỏi xem tôi có thiếu thốn gì không.
Tôi trả lời chắc Chúa đang chờ vị khách nào đó Chúa Tình Yêu nói vị khách ấy chính là tôi Sao lại là tôi một kẻ bất lương vô ơn vô nghĩa? Ôi Chúa ơi! Có bao giờ con mơ ước thế đâu Chúa Tình Yêu nắm tay tôi mỉm cười đáp lại Ngoài Thày, ai là nguời dựng nên đưọc con mắt?
Lậy Chúa hồn con lỡ vương vấn rồi; thôi xin Ngài để cho kẻ tội lỗi này đến nơi xứng với tội tình Chúa Tình Yêu nói ai là người có đủ thẩm quyền phiền trách nguời tội lỗi được chứ?
Chúa Tình Yêu còn nói: Này con ơi, Thôi để Thày dọn bữa cho con nhé. Con ngồi xuống đi mà nếm hưởng thịt Thày dọn Thế là tôi ngồi xuống và ăn vui vẻ!

George Herbert
from The Temple, 1633 Classics of Western Spirituality, New York 1981
p. 316


Ngày 2/08/2010

Ánh sáng của linh hồn

Không có gì giá trị hơn là cầu nguyện cùng Thiên Chúa và trở về với Ngài, vì cầu nguyện kết hợp chúng ta lại với Thiên Chúa như là người bạn của Ngài.
Con mắt xác thịt của chúng ta được chiều sáng do việc nhìn thấy ánh sáng, nên khi chúng ta chiêm niệm Thiên Chúa thì linh hồn chúng ta cũng được Ngài chiếu sáng. Dĩ nhiên lời nguyện mà tôi có trong tâm trí mình dù là chiếu lệ hay chăng nữa cũng là lời nguyện tự ý và tha thiết. Nó không ràng buộc vào thời khóa biểu nhất định mà là một trạng thái kéo dài suốt cả ngày đêm.
Linh hồn chúng ta nên hướng thẳng về Thiên Chúa, không phải chỉ những lúc ta cầu nguyện, nhưng hướng về Ngài cả những lúc chúng ta đang quan tâm đến bát cứ điều gì khác nữa. Nếu chúng ta đang săn sóc cho người nghèo, nếu chúng ta đang bận bịu vào bấr cứ chuyện nào khác hay chúng ta đang làm công việc từ thiện gì đó, nhất nhất chúng ta nên luyện tập cho các hành động của mình biết hướng vọng và suy tưởng đến Thiên Chúa.
Qua thứ muối tình thương yêu Thiên Chúa này chúng ta tất cả có thể trở nên món ăn ngon ngọt dâng lên Thiên Chúa. Nếu chúng ta rộng rãi dành nhiều thời giờ cho việc cầu nguyện, chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy nhiều lợi ích do cầu nguyện mang lại cho chúng ta trong cuộc sống.

Saint John Chrysostom


Ngày 4/08/2010

Một đời sống tốt đẹp biết bao!

Nếu chúng ta biết Chúa chúng ta thương yêu chúng ta đến mức nào, chúng ta sẽ vui mừng đến chết đi được! Tôi không thể tin rằng có những tâm hồn cứng cỏi đến độ không biết yêu thương là gì, hay không nhận ra chính bẳn thân mình đang được thương yêu.
Chỉ có một niềm hạnh phúc mà chúng ta cần có trên thế gian này là yêu mến Thiên Chúa và nhận biết rằng Thiên Chúa thương yêu chúng ta. Kết hợp với Chúa Giêsu là kết hợp với Thập Tự Gía: đây chính là ý nghĩa của ơn cứu rỗi.
Được Thiên Chúa thương yêu, được kết hợp với Thiên Chúa, được sống dưới sự hiện diện của Thiên Chúa, sống cho Thiên Chúa ... Ôi! Thật là một cuộc sống tốt đẹp biết bao!... và chết cũng tốt lành dường nào... Mọi sự đều xẩy ra dưới ánh mắt của Thiên Chúa... mọi sự diễn ra theo thánh ý Thiên Chúa... mọi sự có mục đích là để làm đep lòng Thiên Chúa ...
Ôi thật là tốt đẹp biết bao! Con người co một mục đích rất tốt đẹp đó là cầu nguyện và thương yêu... Đây chính là hạnh phúch cho mọi người nam cũng như nữ trên trần gian này.

Saint Jean Marie Vianney
Scritti scelti
Roma 1975, p. 82


Ngày 5/08/2010

Mặt đối mặt

Không có gì thay thế được lời kinh nguyện cá nhân, bời vì sẽ đến một thời điểm mà mỗi cá nhân được gọi đến gặp Thiên Chúa mặt đối mặt trong một cuộc gặp gỡ linh thiêng. Cuộc gặp gỡ này có thể xẩy ran gay trong căn pjòng thinh lặng của mình, trước Nhà Tạm, đước gốc cây, hau ở trên một ngọn núi, hoặc ngoài bờ biển. Cũng có thể là lúc bạn đang lái xe.
Còn có thể xẩy ra vào nhiều lúc khác nhau trong Thánh Lễ, chẳng hạn như lúc chuẩn bị, trước khi quyên tiền, sau các bài đọc sách thánh hay bài giảng, và chắc chắn là sau khi rước lễ và vào giây phut tạ ơn sau khi cử hành bí tích Thánh Thể
Lời cầu nguyện cá nhân của chúng ta phải là lời cầu nguyện riêng tư. Phải xuất phát từ đáy tâm hồn mình. Tâm tư cầu nguyện này có thể nói lên thành lời hay không nói lên thành lời, cũng không cần buộc phải nhắc lại những lời nguyện được viết ra bởi các thánh hay các vị linh hướng, mặc dầu những lời nguyện có sẵn này có thể giúp chúng ta đi đến lời nguyện cá nhân mình.


Ngày 6/08/2010

Một bổn phận ngọt ngào

Là thừa tác viên, chúng chính ta là dụng cụ sống động của Thiên Chúa, nói cách khác chúng ta là người diễn dịch, là tiếng vang vọng của Lời Ngài nói. Là Nhà Tạm của Ngài, là dấu chứng lịch sử và xã hội về sư hiện diện của Ngài nơi nhân loại, là lò lửa cháy bừng sáng của tình thương yêu Chúa với mọi người nam cũng như nữ.
Từ sự kiện nhiệm màu này nẩy sinh bổn phận tiêt khởi và ngôt ngào của đời sống linh mục chúng ta: một đời sống thân mật với Chúa Kitô, trong Chúa Thánh Thần và với Chúa Cha (cf Jn 16:27). Nếp sống cá nhân của người có đời sống nội tâm chân chính, không những chỉ đơn thuần được che chở đặc biệt với trạng thái đầy ơn sủng, thế nhưng là một ý nguyện được được biểu lộ trong một hành vi liên tục của sự hiểu biết, của những cuộc đàm thoại, của tâm tình yêu thương và chiêm niệm siêu thoát
Lời Chúa Giêsu nhắc lại trong bữa tiệc ly “Các con hãy ở lại trong tình thương yêu của Thày!” (Jn 15:9, 15:4, etc) là câu Ngài muốn nói với chúng ta. Sự khát mong kết hợp với Chúa Kitô và với điều Ngài mạc khải cho chúng ta về thế giới siêu nhiên và trần thế đó chính là thái độ đặc biệt đầu tiên của một thừa tác viên đã thành người đại diện Chúa Kitô

Paul VI
Homily for the ordination of two hundred priests
and deacons
Bogotà,
22 August 1968


Ngày 7/08/2010

Được mời gọi thánh hóa

Anh em linh mục rất thân mến, chúng ta chẳng bao giờ thể hiện thế nào cho đủ sự hưởng ứng của mình đối với lời mời gọi nên thánh, một lời mời có tính cách quyết định và rất là quan trọng. Đây không những chỉ là điều kiện cho đời sống hoạt động tông đồ của chúng ta, mà xét theo phương diện bao quát hơn, còn là điều hệ trọng cho bộ mặt của Giáo Hội phản chiếu được ánh sáng của Chúa Kitô (x LG 1), để rồi dìu dắt người khác biết nhận ra Chúa và thờ phượng Ngài.
Trước hết tận đáy lòng chúng ta phải chấp nhận lời thỉnh cầu của thánh Phaolô là chúng ta hãy hoà giải bản thân mình với Thiên Chúa (x 2 Cor 5: 20), cầu xin Chúa với tâm hồn chân thành và thái độ cương quyết để bỏ đi mọi chướng ngại đang ngăn cách chúng ta với Thiên Chúa, cũng như cả những điều gì đi ngược lại sứ mệnh mà chúng ta được trao phó. Chúa là Đấng giàu lòng thương xớt nên chắc chắn Ngài sẽ đoái nhận lời chúng ta cầu nguyện.

Benedict XVI
To the priests and deacons of the diocese of Rome 13 May 2005


Ngày 8/08/2010

Được tạo nên bằng cầu nguyện

Cầu ngưyện phát sinh từ sự thánh thiện của Thiên Chúa và đồng thời là sự phúc đáp cho sư thánh thiên này.
Một lần tôi đã viết: “Cầu nguyện tạo nên linh mục và linh mục được tạo nên qua lời cầu nguyện.” Đúng vậy, trước tiên và hơn cả mọi người khác linh mục phải là người của cầu nguyện với niềm xác tìn rằng thời giờ mà mình danh ra để tiếp xúc thân mật với Thiên Chúa là thời gian được sử dụng có ích lợi nhất, bởi vì đó là thời gian mang lại hữu ích cho linh mục củng như công việc tông đồ của mình. Ngày 09/08/2010 Cuộc đối thoại ấy không bị cắt ngưng

John Paul II
Dono e mistero
Città del Vaticano 1996, pp. 98-101


Ngày 9/08/2010

Cuộc đối thoại ấy không bị cắt ngưng

Chúa Giêsu không đơn thuần chỉ tham dự vào những buổi cầu nguyện chung, hay chỉ mô tả các buổi thờ phượng chung mà thôi. Có lẽ là ngược lại, vì khi chúng ta thấy Tin Mừng kể lại bao nhiêu lần Ngài một mình cầu nguyện trong cảnh tĩnh mịch của đêm tối, ngay trên nơi đỉnh đồi trống trải, hay ở sa mạc hoang vắng cách xa mọi người. Đời sống công khai của Chúa Giêsu được chuẩn bị bằng 40 đêm và 40 ngày ăn chay và cầu nguyện. Trước khi Ngài chọn gọi mười hai Sư Đồ, Ngài vào nơi vắng vẻ trên đồi núi. Vào “giờ” của Ngài trong Vườn Cây Dầu, Ngài cũng chuẩn bị cho con đường dẫn đến Đồi Golgota. Một số lời ngắn ngủi trong Tin Mừng kể lại cho chúng ta biết điều mà Ngài cầu xin củng Chúa Cha vào giờ phút khổ sở nhất trong cuộc đời đương thế của Ngài, những lời ấy được để lại cho chúng ta giống như những ngôi sao dẫn đường cho những giờ phút khó khăn của chúng ta trong cuộc sống khi tiến vào Vườn Cây Dầu: “Lậy Cha nếu Cha muốn xin cất chén đắng này xa con. Thế nhưng xin đừng theo ý con mà theo ý Cha mà thôi.” Giống như ánh sáng, những lời này bỗng dưng sáng lóe lên và soi sáng cho chúng ta thấy đời sống nội tâm thần linh của Chúa Giêsu, một mầu nhiệm khó mà hiểu thấu về sự hiện hữu của Thiên-Chúa-làm-người và cuộc nói chuyện tâm tình với Chúa Cha. Chắc chắn rằng cuộc nói chuyện tâm tình đó chằng bao giờ bị cắt ngang cả.

Edith Stein
La preghiera della Chiesa
Brescia 1987 p. 23


Ngày 10/08/2010

Những vấn đề được đơn giản hóa

Linh hồn tôi quá yếu nhược. Hôm qua vừa mới ở Roma về, tôi chỉ nghe kể về các khó khăn: khó khăn về chủng viện, khó khăn từ Hội Đồng đặc trách về Vụ Phong Thánh, v.v. còn tôi thì cái đầu nhức điên lên được. Một điều nẩy ra trong tâm trí tôi là tôi không phải là giám muc thực sự của giáo phận này. Vị giám mục đích thực của giáo phận là Chúa Giêsu. Ngài mang đến khó khăn cho tôi thì Ngài cũng sẽ mang phương thức giải quyết cho tôi.
Chắc chắn một điểm là tôi cũng phải chu toàn phần hành của riêng tôi nữa. Tôi phải là dụng cụ cho chân lý của Ngài, cho lòng nhân hậu và tình thương yêu của Ngài. Đến buổi chiều tôi suy gẫm lại quyết định của tôi để tiến bước trên con đường thánh hoá bản thân. Tôi không được lơ là về đời sống cầu nguyện của riêng mình theo đường lối mà tôi từng sống. Tôi phải chết đi mỗi ngày. Hằng ngày tôi phải chết đi củng với Chúa Kitô.
Nếu tôi thực hiển được lối giải quyết như vậy và hành sự theo đó, các khó khăn của tôi sẽ trở nên đơn giản hơn. Chúng ta hãy cố gắng tiến trên con đường thánh thiện. Mới tháng Năm vừa qua chính Đức Giáo Tông đã thúc giục anh em giám mục chúng tôi làm như thế.

Card. Stefano Kim
Fede e amore del card. Kim Sou Hwan/2
Diario 24.10.1984, Seoul 1997, p. 289


Năm Linh Mục