TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Trung Tuần Tháng 8 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 11/8/2010

Đèn sáng cho mọi người

Lớp người già nua hầu như bị áp lực nặng nề của tuổi tác: be cái nhìn đức tin mờ dần trong bóng tối, những bước đi luân lý như đang trơn trượt, sức lực cường tráng đền hồi báo động... Khi Thiên Chúa là Đấng Thương Yêu nhân loại, phục hồi nét mới mẻ của các Dòng Tu Thánh từ các kho tàng từ ái của Ngài, Ngài đã cung ứng cho nhân trần nhiều trợ lực về đức tin lẫn phương cách rèn luyện để làm sống lại các nền tảng luân lý. Tôi đoan chắc rằng các vị tu sĩ tân thời này cùng các đệ tử của các ngài đều là ánh sáng chiếu soi thế gian, là những người dẫn đường, là bậc thày linh hướng đời sống... Vì thế Thiên Chúa Từ Ái đã đào tạo nên Thánh Nữ Đồng Trinh Clara, và Ngài đã thắp lên nơi thánh nữ ngọn đèn soi cho các thiếu nữ, Thiên Chúa đặt thánh nữ lên đế cao để chiếu sáng cho cả nhà trong hàng chư thánh. Chính vì vậy các đấng nam nhi hãy sống theo gương các người môn đệ tân thời của Chính Ngôi Lời Nhập Thể, và các thanh nữ hãy bắt chước thánh nữ Clara, là hiện thân của nếp sống theo gương Thánh Mẫu Thiên Chúa, một người lãnh đạo mới của các thiếu nữ.

Anonymous The Legend of St Clare
Clare of Assisi: Early Documents, New York 2006, p. 277


Ngày 12/8/2010

“Con muốn Chúa, chỉ một mình Chúa mà thôi”

“Con muốn Chúa, chỉ một mình Chúa mà thôi” Xin cho tâm hồn con luôn nhắc lại mãi câu nói như thế Mọi ước vọng ngày đêm làm con bận tâm đều là vu vơ giả dối Và đêm tối mù mờ ẩn dấu sự mong mỏi ánh sáng thế nào Thì thẩm cung vô thức của con cũng muốn gào lên rằng: “Con muốn Chúa, chỉ một mình Chúa mà thôi” Cơn bão tố đã từng nổi dậy dữ dằn chống lại an bình Thế mà cũng đang vội tìm đến đoạn đường kết thúc là bình an Phần con dù bao phen nổi loạn chống lại tình thương yêu Chúa Thế nhưng từ đáy lòng con vẫn luôn văng vẳng tiếng kêu gào: “Con muốn Chúa, chỉ một mình Chúa mà thôi”

Rabindranath Tagore
Gitanjali (Song offerings)


Ngày 13/8/2010

Hãy nương tựa vào Thiên Chúa mà thôi

Người Kitô hữu nương nhờ mọi sự vào một mình Thiên Chúa, không nương cậy vào ai khác mà chỉ một mình Ngài. Quả thực là như vậy, nhờ cầu nguyện người công chính luôn sống bền vững... Một điều quan trọng mà chúng ta nhận thấy rằng ngay khi nào chúng ta lơ là việc cầu nguyện, chúng ta sẽ mất đi hương vị các niềm vui trên trời, mà chỉ nghĩ đến sự vui thú trần gian. Còn như chúng ta bắt đầu trở lại với đời sống cầu nguyện, chúng ta sẽ nghiệm thấy rằng những ý nghĩ và khát mong các niềm vui thiên đàng tiến vào đời sống ngày một nhiều hơn. Quả vậy, nếu có diễm phúc sống trong ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta sẽ vừa biết cậy nhờ vào cầu nguyện để mà sống, vừa xác tín chắc rằng đường dẫn đến thiên đàng chẳng còn phải chờ đợi lâu nữa. .

Saint Jean Marie Vianney
Primavera nell’anima. 100 pagine del Curato d’Ars Roma 2006, p. 26


Ngày 14/8/2010

Thiên Chúa thăm “địa ngục”

Căn phòng tù bị bỏ đói ấy không nói lên được sự thất bại của Thiên Chúa. Căn phòng ấy trở thành một Nhà Tạm. Thay vi nhà tù, căn phòng ấy trở thành ngôi nhà tạm. Khi Thiên Chúa hiện thân đến qua một Tu Sĩ Phanxicô có tâm hồn khiêm cung như thề thi chẳng khác gì Ngài xuống thăm “hỏa ngục”. Sự hiện diện của Cha Maximilian tại nơi tù đầy quả thực là cần thiết cho người khác. Ngài thu xếp thế nào để giao tiếp thuận hảo với mọi người, và tất cả đều đến với ngài và cùng nhau cầu nguyện lớn tiếng. Tất cả cứ mường tượng là mình đang ở trong một ngôi thánh đường nào đó. Các tù nhân chết dần hết người này đến người khác cho tới khi chỉ còn lại bốn người trong số này có cha Kolbe. Cả bốn người vẫn còn tỉnh táo. Nhóm SS cho người đến chích cho cha một mũi thuốc tẩy uế. Một nhân chứng kể lại: “Tôi trông thấy Cha Kolbe, đang cầu nguyện, tự đưa cánh tay cho họ... Ngay sau khi nhóm SS rời khỏi căn phòng tù, tôi đi vào phòng. Các thi thể khác nằm trên sàn nhà, gương mặt hằn sâu những nỗi thống khổ. Cha Kolbe vẫn ở trong tư thế ngồi. Thân xác Cha sạch sẽ và toát vẻ trong sáng. Mắt Cha vẫn mở, Gương mặt Cha tinh tuyền sáng lạng và thanh thản. Khi đứa cánh cánh cho họ, Cha Kolbe lẩm bẩm lòi :”Kính mừng Maria.” Đó là những lời nói cuối cùng của ngài.

From an eyewitness account
Enrico Pepe, Martiri e Santi Roma 2006, pp. 472-473


Ngày 15/8/2010

Thày muốn thấy lại hình ảnh Thày trong con

Một hôm tôi đi nhà thờ, và với tâm hồn đầy lòng tin tưởng, tôi lên tiếng hỏi: “Sao Chúa lại muốn ở lại dưới trần gian, ở mọi nơi mọi chỗ dưới trần gian trong bí tích quá ngọt ngào là Bí Tích Thánh Thể như thế, mà sao - Chúa là Thiên Chúa - lại không tìm ra một cách thế nào đó để Mẹ Maria cũng ở lại đây, hay mang Mẹ đến đây, người Mẹ của mọi người chúng con là những lữ hành dưới thế?” Thế rồi trong thinh lặng, hình như Ngài trả lời: “Thày không để thánh mẫu ở lại bởi vì Thày muốn nhìn thấy Mẹ Thày hiện thân ở nơi con. Cho dù con không phải là người diễm phúc vô nhiễm nguyên tội, tình thương yêu của Thày cũng biến con trở thành người nữ đồng trinh, Thày biến con cũng như mọi người khác mỗi khi các con biết mở rọng vòng tay và tâm hồn mình ra trong vai trò làm các bà mẹ của nhân loại, của những người mà suốt chiều dài của lịch sử đã từng khát vọng Thiên Chúa và mong ước người mẹ. Giờ đây chính các con phải là những người làm nguôi bớt các nỗi khổ đau, xoa dịu những vết thương, lau khô đì những giọt lệ sầu tủi của nhân loại. Các con hãy hát nguyện những lời “kinh cầu” lên Thánh Mẫu, và hãy nỗ lực trở thành tấm gương phản chiếu bản thân mình trong lời kinh cầu ấy.

Chiara Lubich
Meditations London 2005, p. 69


Ngày 16/8/2010

Chỉ mình Chúa Giêsu là sự sống

Các hành động của anh em sẽ thành công theo tỷ lệ những dự trữ đã tăng trưởng của tânm trí mình. Đó là nếp sống nội tâm mang lại sức mạnh cho hoạt động tông đồ, bởi vì đó là căn bản của sự thánh thiện và của các chiến sĩ Phúc Âm. Nếp sống này trang bị trước cho họ vốn liếng để đối phó với các nguy cơ của thứ tác vụ bên ngoài, khôi phục và làm gia tăng nghị lực, đem lại niềm an ủi và vui mừng, chấn chỉnh sự ngay lành của tâm hồn. Đó cũng chính là khiên thuẫn chống lại sự thất vọng, là điều kiện cần thiết mang lại hoa trái tốt tươi của các việc làm, có sức lôi kéo ân phúc từ Thiên Chúa, đã từng biến người tông đồ thành người biết sống hy sinh, và tỏa chiếu sức sống siêu nhiên từ người tông đồ ấy. Thiên Chúa muốn Chúa Giêsu ban sự sống cho công cuộc cứu rỗi. Chính Thày Chí Thánh khi nói: “Ego veni ut vitam habeant = Thày đến để họ có sự sống” (Jn 10: 10), và nói :”Ego sum via, veriats et vita = Thày là đường, là sự thật và là sự sống” (Jn14: 6), Ngài muốn ghi khắc vào tâm trí các tông đồ của mình một nguyên lý căn bản. Duy mình Chúa Giêsu mới là sự sống, và do đó để chia sẻ Sức Sống này và chuyển đạt tới người khác, các tông đồ luôn phải tháp nhập vào Vị Thiên Chúa làm người.

Paul VI
To the Pontifical Brazilian College 28 April 1964


Ngày 17/8/2010

Thử thách của tình yêu

Theo gương Chúa Giêsu, linh mục là một “người điều động các mầu nhiệm của Thiên Chúa.” Linh mục chỉ là linh mục đích danh khi sống “cho tha nhân”. Cầu nguyện đem lại cho ngài tâm tình nhậy bén với tha nhân, chú tâm đến các nhu cầu của tha nhân, đến đời sống và định mệnh của tha nhân. Cầu nguyện giúp cho các linh mục nhận ra được những người mà “Chúa Cha đã trao phó cho mình” Những người này theo nguyên tắc chính là các người mà Chúa Chiên Lành đã đặt để cho vị linh mục coi sóc vê phương điện mục vụ... Theo phương diện tinh thần, những người rất gần gũi với linh mục và cũng luôn sẵn sàng cộng tác trong các hoạt động tông đồ, thế nhưng họ còn sống quá xa cách, còn vắng mặt nơi các hoạt động, còn tỏ ra thờ ơ lãnh đạm các sinh hoạt tong đồ. Họ là những người đang đắn đo hay còn mong đợi một điều gi khác. Linh mục làm sao có thể trở thành người sẵn sàng cho “mọi người”, và cho “mỗi người” theo như mẫu mực Chúa Kitô đòi hỏi? Làm sao linh mục có thể phục vụ những người mà “Chúa Cha đã trao phó cho chúng ta,” ủy thác cho chúng ta để chúng ta dấn thân phục vụ? Chúng ta sẽ luôn đặt mình trong một thử thách tình yêu, một cuộc thử thánh mà chúng ta phải chấp nhận, trước hết là trong phương diện cầu nguyện... Đồng thời khi nào cự thử thách xem chừng như vượt trên cả sức chịu đựng của chúng ta, thì hãy nhớ điều mà Thánh Sử nói về Chúa Giêsu trong vườn Giệt-si-ma-ni: “Người lâm vào cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng cầu nguyện tha thiết hơn”.(Lk 22:44)

John Paul II
Letter to Priests Holy Thursday 1987, nn. 11-12


Ngày 18/8/2010

Kết hợp mọi sự trong Thiên Chúa Ba Ngôi

Linh mục phải bắt chước Thiên Chúa Cha, vì linh mục cũng là Cha của mọi hoa trái tinh khiết, là cha trong tình thương yêu đối với các linh hồn, là cha với tất cả phẩm chắt của một người cha, giống như người Cha trên thiên đàng. Là Đấng mà linh mục trong tâm hồn. Linh mục phải bắt chước Thiên Chúa Con, Chính là bản thân NGÀI, là Ngôi Lời làm Người đã biến bản thân linh mục trở thành Ngài. Điều này không có nghĩa là bắt chước Chính Ngài Là Thiên Chúa, nhưng là Ngài Nhập Thể nơi dương thế để tôn vinh Chúa Cha trong mọi hạnh động trong đời sống nơi dương trần của mình và đem các linh hồn về thiên đàng cho Chúa Cha. Linh mục phải bắt chước Chúa Thánh Thần, là Thần Sốt Mến, Đấng truyền đạt tình yêu, làm cho các linh hồn say mến Chúa Tình Yêu. Được tan biến trong tình bác ái, được thấm nhần tình yêu mến, linh mục phải truyền đạt tình yêu mến., làm nhân chứng cho Ngôi Lời bằng tình yêu mến, đồng thời kết hợp các linh hồn về Thiên Chúa Ba Ngôi, là nguồn mạch tình yêu đã từng khơi nguồn vô tận cho mọi thành quả đạo đức . Hợp nhất: là sự liên đới trong các phán đoán, các .ý kiến, các quyết định: là kết hợp mợi sự, cả ý tưởng lẫn tâm hồn trong Thiên Chúa Ba Ngôi .

Conchita Cabrera De Armida Sacerdoti di Cristo
Roma 2008, pp. 68-69


Ngày 19/8/2010

Những người chuyên môn về sử thánh

Không ai sống gần gũi Thày chí thánh của mình hơn là người tôi tớ của Ngài. Người tôi tớ của Ngài đạt tới mức độ thân thiết nhất trong đời sống. Tư tưởng “để phục vụ” có nghĩa lả quen thuộc và sống than mật. Sự quen thuộc này cũng mang đến một nguy hiểm: khi chúng ta cứ liên tục tiếp cận thường xuyên với sự thánh, thì sẽ có thể xẩy ra nguy cơ lả chúng ta dễ cảm thấy nhàm chán với sự thánh. Thái độ sợ hãi cung kính theo đó cũng không còn nữa. Vì bị lôi cuốn vào cảm giác nhàm chán, chúng ta dễ đi đến tình trạng không còn cảm nhận ra nét cao trọng của sự thánh kỳ diệu và mới mẻ là chính Ngài đang hiện diện, đang nói với chúng ta, đang hiến mình cho chúng ta. Chúng ta cần phải phấn đấu không ngừng để chống lại thói quen cho là nhàm chán đối với thực tại thánh thiện phi thường đó, chống lại thái độ thờ ơ lãnh đạm của tâm hồn, cần phải xét mình luôn để mà nhìn nhận sự bất xứng cố hữu của mình, và quan trọng hơn nữa là phải cảm nhận ra ơn phúc mà không ai có thể chối cãi được rằng chính Ngài đang trao thân mình vào bàn tay của chúng ta

Benedict XVI
Chrism Mass 20 March 2008


Ngày 20/8/2010

Để mình tan biến trong Thiên Chúa

Múc độ yêu mến Thiên Chúa phải có là yêu mến Ngài vô giới hạn. Tình yêu mến trong sạch và vô bờ bến này giúp con người tiến đến sự hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa, dẫn chúng ta đến gặp gỡ Ngài, và nói lên được sự liên đới mật thiết giữa ý nguyện tự do và tình bác ái của con người, nói cách khác đó chính là hồng ân Thiên Chúa. Khi nào linh hồn tôi mới say mến tình thương yêu của Thiên Chúa, và sẵn sàng quên mình đi... để rồi chỉ biết ngước vọng tìm đến Thiên Chúa một cách trọn vẹn, và kết hiệp với Ngài, hợp một lòng một ý với Ngài? Cho đến khi nào linh hồn tôi mới thốt được lên lời: “Thân xác và tâm hồn tôi trở nên yếu nhược, nhưng Thiên Chúa mãi mãi là sức mạnh của tâm hồn và định mệnh tôi ” Tôi muốn tôn kính Ngài là Đấng Cao Cả, và rất thánh thiện đối với người hằng khát mơ niềm hạnh phúc được hứa ban trong đời sống đạo đức như vậy, bởi vì từng giây phút bạn từ bỏ bản thân mình chẳng khác gì bạn trở thành hư không, để mình tan biến đi, rồi chìm đắm trong Thiên Chúa, thì lúc ấy tình yêu mến không còn mang sắc thái thế trần nữa mà là tình yêu mến mang nhiệm sắc trời cao.

Saint Bernard of Clairvaux
On the love of God nn. 16. 27


Năm Linh Mục