TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Hạ Tuần Tháng 8 Năm 2010
Từ 21 đến 31 Tháng 8 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 21/8/2010

Yêu mến Ngài là Đấng tôi đang có lúc này

Các thánh cũng như các vĩ nhân đều công nhận về tầm quan trọng của giây phút hiện tại. Các ngài sống kết hợp với Chúa Giêsu từng giây từng phút trong cuộc sống của mình theo lý tưởng sống đã hòa nhập vào con người của mình. Đối với thánh Inhaxiô, lý tưởng sống là làm sao cho vinh danh Thiên Chúa được cả sáng hơn (ad majorem Dei gloriam). Đối với thánh Isave của Ba Ngôi Thiên Chúa là ca ngợi vinh quang Chúa (in laudem gloriae). Đối với thánh Gioan Bosco là xin ban cho con các linh hồn (Da mihi animas). Đối với Thánh Nữ Têrêsa là Lòng Thương xót Thiên Chúa (Misericordia). Đối với Raul Follereau là nhận diện Chúa Giêsu trong các người phong hủi. Đối với cha thánh Gioan Vanier là nhận diện Chúa Giêsu nơi các bệnh nhân tâm thần.... Khi coi giây phút hiện tại là giây phút lý tưởng để sống, các thánh sống trọn vẹn lý tưởng căn bản này làm lẽ sống của mình. Thánh Phaolô Thánh Gíá viết :”Linh hồn thì quá may mắn khi an tâm nghỉ ngơi trong lòng Thiên Chúa mà không lo nghĩ gì đến tương lai, cứ an nhiên mà sống từng giây từng phút trong Thiên Chúa, và cũng chẳng bận tâm điều gì khác hơn là thực hiện thánh ý Thiên Chúa trong mổi hành vi cử chỉ của mình.” Thánh nữ Têrêsa thành Lisieux quả quyết rằng: “Cuộc sống con là một giây phút, một giờ khắc trôi qua, cái giây phút thoát chốc bay qua khỏi con và đi mất hút. Chúa thấy không, để yêu mến Chúa dưới trần gian này con chẳng có gì hơn là ngày sống hôm nay.”

Card. François-Xavier Van Thuan
Testimoni della speranza Roma 200810, p. 75


Ngày 22/8/2010

Mẹ Maria quá tuyệt vời

Mẹ Maria thật là tuyệt vời trong tâm tình suy niệm theo như Tin Mừng mô tả cho chúng ta biết: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lk 2:19). Tâm tình thầm lặng trọn vẹn này làm say mê các linh hồn có lòng yêu mến. Làm sao có thể sống như Mẹ Maria trong tâm tình thầm lặng thần nhiệm mỗi khi chúng ta được kêu gọi lến tiếng nói để truyền bá Tin Mừng, một sứ vụ cần tiến hành ở mọi nơi mọi lúc, vói người giàu sang cũng như người nghèo khó, từ trong gia đình tới ngoài đường phố, tới học đường cũng như các nơi khác nữa? Mẹ Thánh của chúng ta cũng lên tiếng nói chứ. Có điều Mẹ giữ thầm lặng, bởi vì hai người không thể nói cùng một lúc được. Lời nói luôn cần phải vang lên giữa bối cảnh thinh lặng. cũng như bức tranh nổi bật trên khung cảnh nền nào đó. Mẹ Thánh giữ thinh lặng vì Mẹ là một tạo vật. Sư hư vô thì không thốt ra tiếng nói. Thế nhưng trong khung cảnh hư không ấy, Chúa Giêsu lên tiêng và nói, Chính Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Tạo Hóa, là Tất Cả, Ngài đã nói giữa cảnh hư không của tạo vật. Làm sao tôi có thể sống như Mẹ Maria, làm sao đời sống của tôi dược thắm đượm hương hoa tuyệt vời như Mẹ được? Tạo vật trong con người của tôi cần phải yên lặng, như thế mới nhường chỗ cho Thần Khí Thiên Chúa lên tiếng nói được. Qua cách sống như vậy, tôi sống được tinh thần của Mẹ Maria và sống tinh thần của Chúa Giêsu. Tôi sống tinh thần Chúa Giêsu dựa vào Mẹ Maria, và tôi sống tâm tình Chúa Giêsu là Đấng đã sống dựa vào Mẹ Maria.

Chiara Lubich
Meditations London 2005, p 20


Ngày 23/8/2010

Trở nên hoàn hảo trong tiếng ‘xin vâng’ ấy

Kết hợp với Chúa Kitô cần phải từ bỏ mình. Điều này không có nghĩa là áp đặt trên ý muốn và cách thế cư xử của chúng ta để rồi biến thành một người nào đó. Thực ra điều ấy có ý nói là chúng ta nên dâng mình cho Ngài bằng mọi cách, ở mọi nơi mà Ngài muốn sử dụng chúng ta ... Khi nói lên tiếng “xin vâng” là tiếng đoan hứa khi lãnh thánh chức linh mục, chính chúng ta đã tuyên thệ từ bỏ ước vọng của mình để trở thành người độc lập và “tự lập.” Thế rồi từ ngày này sang ngày khác trong cuộc sống, tiếng “xin vâng” lớn lao ấy được áp dụng vào đời sống theo các tiếng “xin vâng” nhỏ bé khác cùng với những hy sinh nho nhỏ kèm theo. Những tiếng “xin vâng” nhỏ bé là những bước sống kết lại với nhau và trở thành tiếng “xin vâng” lớn lao đã nguyện hứa, một lời nguyện hứa chỉ có thể sống được trọn vẹn một khi có Chúa Kitô thực sự là trung tâm điểm của đời sống, và như thế đời sống không còn gì là cay đắng hay thương hại cả. Nếu chúng ta tiến vào nếp sống thân mật thực sự với Ngài rồi, chúng ta sẽ vui nhận và cảm nghiệm thấy những hy sinh lúc đầu có thể là đau đớn nhưng rồi sẽ phát triển thành niềm vui nhờ vào tình thân hữu giữa Ngài và chúng ta, cùng với những cảm nghiệm lớn hay nhỏ của tình thương yêu Ngài dành cho chúng ta như chính Ngài đã nói: “Ai để mất sự sống mình vì Thày, thì sẽ tìm lại được sự sống.” Một khi chúng ta dám để mất mạng sống mình vì Thiên Chúa, chúng ta sẽ cảm nghiệm được nhưng lời nói này trở thành sự thật..

Benedict XVI
Chrism Mass 9 April 2009


Ngày 24/8/2010

Hai chốt điểm của hiệp nhất

Nhờ ơn Chúa giúp sức, chúng ta phải đem tinh thần hiệp nhất vào đời sống thực hành của mình. Chúng ta cần phấn đấu mỗi ngày để tích chúa, để đào sâu, và luôn tái tạo tinh thần hiệp nhất. Người Kitô hữu phải chọn hai điểm nội tại quan trọng và căn bản của hiệp nhất: - Kết hợp nếp sống của mình với nếp sống thần thánh của Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng đang cư ngụ trong lòng chúng ta. - Hãy kết hợp nên một với Chúa Kitô như chúng ta đã tháp nhập vào nhiệm thể của Ngài khi lãnh nhận bí tích rửa tội. Hai điểm của hiệp nhất, điểm này nối tiếp điểm kia, hoặc cả hai hợp lại có thể giúp chúng ta một cách đáng kể trong tinh thần cảnh giác đưa đẩy chúng ta đến chỗ phân tán là sự kiện hay xẩy đến trong nếp sống thường ngày... Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng dù cho mình đã từng quyết tâm hướng đến hiệp nhất với tất cả thiện chí và lòng thành, rốt cuộc chúng ta vẫn thấy tình trạng phân tán thành nhiều bè nhiều mối, chẳng khác gi một phần con người mình thi ở chỗ này, còn phần phách lại thuộc về nơi khác sau một ngày sống qua đi. Còn như ngày nào không làm mất đi sự thanh tịnh và bình an, dĩ nhiên chúng ta sẽ cảm nhận đưọc rằng: loài thụ tạo chỉ là thụ tạo, đất buị là đất bụi, và chúng ta đang cố gắng tích chứa tinh thần hiệp nhất của chúng ta trước khi lên giường ngủ. Cho dù chúng ta chưa đạt được, chúng ta vẫn ngủ bình an với niềm tín rằng chúng ta vẫn có thể đến gặp Thiên Chúa Ba Ngôi một lần nữa, đặc biệt là gặp Chúa Giêsu Kitô trong Thánh Lễ vào sáng hôm sau.

Dom Helder Camara
Roma, due del mattino. Lettere dal Concilio Vaticano II Cinisello Balsamo 2008, p. 134


Ngày 25/8/2010

Thiên Chúa trên hết mọi sự và mọi người

Ngoài Thiên Chúa nhân từ ra... không có gì là bền vững, không có sự gì và cũng không có vật gì bền vững cả. Nếu là sự sống, sự sống sẽ qua đi. Nếu là tiền tài, tiền tài cũng tan biến. Nếu lả sức khỏe, sức khỏe cũng mai một. Nếu là tiếng tốt, tiếng tốt cũng sẽ lu mờ. Chính bản thân chúng ta cũng sẽ qua đi như cơn gió thoảng. Vạn sự đều chóng qua, mọi sự đều bị cuốn trôi đi mất dạng. Ôi lậy Thiên Chúa là Thiên Chúa của con! Thật là đáng thương cho những người để cho lòng mình quyến luyến mọi sự!... Họ để lòng mình vương vấn sự vật, bởi vì họ quá yêu thương bản thân mình. Có điều họ yêu bản thân mình một cách thiếu suy nghĩ. Họ yêu bản thân mình cũng như của cải thế gian để mà tìm lợi ích cho bản thân mình mà thôi, chỉ lo tìm đến loài thụ tạo hơn là tìm đến Thiên Chúa. Thế nên họ chẳng bao giờ được thỏa nguyện mong ước của mình. Họ lúc nào cũng lo lắng, tâm hồn thì luôn bị dằn vặt và luôn luôn dồn dập những lo âu.

Dom Helder Camara
Roma, due del mattino. Lettere dal Concilio Vaticano II Cinisello Balsamo 2008, p. 134


Ngày 26/8/2010

Thiên Chúa: chứ không phải công việc của Ngài

Trong thời kỳ gian khổ lâu dài của tôi, chín năm trời bị giam biệt lập trong một căn phòng không có cửa sổ, nhiều ngày chỉ sống dưới ánh sáng đèn điên hay trong bóng tối, tôi cảm thấy nghẹt thở vì nóng lực và ẩm ướ... bên mép chiếc nệm giường... Tôi không thể ngủ được. Tôi thấy áy náy lương tâm với ý tưởng mình bỏ rơi giáo phận của tôi, để các chương trình đã bắt đầu làm vì danh Chúa, nay hóa ra tan tành... Vào một đêm, từ đáy tâm hồn tôi nghe như có tiếng nói với lòng mình rằng: “Tại sao bạn lại tự hành hạ mình vậy chứ? Bạn phải phân biệt giữa Thiên Chúa và những công việc của Thiên Chúa. Mọi sự mà bạn làm và bạn muốn tiếp tục làm như: thăm viếng mục vụ, đào tạo các chủng sinh cũng nhu các nam nữ tu sĩ, thanh thiếu niên, xây trường học, tổ ấm sinh viên học sinh, cùng những hoạt động truyền bá Tin Mừng cho những người ngoài Kitô Giáo... Các loại công việc này đều tốt, đều là những công việc của Thiên Chúa, nhưng tất cả không phải là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ ủy thác công việc của Ngài cho những người khác có khả năng hơn cả chính bạn. Bạn hãy chọn chính Thiên Chúa chứ không chọn công việc của Ngài.” Tia sáng này mang lại sự bình an mớí cho tâm hồn tôi.

Card. François-Xavier Van Thuan
Testimoni di speranza Roma 200810, pp. 61-62


Ngày 27/8/2010

Trong lãnh vực hắp dẫn của Chúa Giêsu

Sống theo Chúa Giêsu có nghĩa là phải bước vào, hay biến mình thành người có thể bước vào con đường đi ngược lại những mãnh lực hấp dẫn tự nhiên của con người, đi ngượi lại sức lôi kéo ích kỷ, chống lại chiều hướng muốn đi săn tìm của cải vật chất và hưởng những thú vui mà đôi khi lầm lẫn với vận may. Sống theo Ngài là tiến vào con đường đầy phong ba bão táp như ngoài biển khơi. Chúng ta chỉ có thể đi theo con đường này nếu chúng ta ở lại trong lãnh vực hấp dẫn đầy tình thương yêu của Chúa Giêsu Kitô, cũng như con mắt chúng ta lúc nào cũng phải hướng lên Ngài, đồng thời phải bền vững nhờ vào sức mạnh của nguồn ơn thánh ngọt ngào. Chính điều này khiến chúng ta có thể lên đường tiến gần đến chân lý và Thiên Chúa, là cứu cánh mà chúng ta chẳng bao giờ đạt được nhờ vào sức mạnh riêng của mình.

Card. Joseph Ratzinger
Servitori della vostra gioia Milano 2002, p. 81


Ngày 28/8/2010

Tại sao tôi cần san sẻ kinh nghiệm của tôi

Đối với những người tốt lành, thì thật là điều thích thú khi nghe đến thời dĩ vãng đầy tội lỗi của những người vừa mới được giải thoát khỏi những ngày tháng tối tăm ấy: thích thú không phải về những điều xấu mà do những điều ắy đã một thời đã hiện hữu mà nay không còn nữa... Có điều thắc mắc là những người muốn nghe biết như thế thi họ hy vọng đạt được cái gì? Phải chăng họ chúc mừng cho con khi nghe biết rằng bao nhiêu sự tiến tới mà con đang thực hiện để tìm vế cùng Chúa nhờ vào hồng ân của Chúa, hay họ sẽ cầu nguyên cho con nếu như tự mình con lại cứ thói nào tật ấy, mà sống như ngựa quen đường cũ? Đối với những người như vậy, con sẽ bộc lộ tâm tư mình ra, bởi vi nó sẽ mang lại lợi ích không phải là nhỏ. Ôi lậy Chúa là Thiên Chúa của con! Giá như có nhiều người dâng lời cảm ta lên Chúa cho chúng con. Vâng xin để cho mỹ ý của anh em con yêu mến ở nơi con nhưng điều mà Chúa dậy dỗ chúng con sốnng sao để xứng đáng với tình thương yêu, xin để cho họ biết ăn năn về những điều mà Chúa dậy chúng con đáng phải ăn năn. Thế nhưng cũng xin Chúa để cho anh chị em con biết rằng nếu có tâm tình như vậy thì họ đừng nên giống như tâm tình của người xa lạ, mà đừng nên giống như những địch thù khác nói lên những lời sai trái và dùng thế lục mình làm cho sự yếu ớt càng bị yếu ớt hơn. Con cũng xin cho tâm hồn anh chị em con nếu có tâm tình như vậy thì một khi chấp nhận con, họ sẽ vui mừng về con, còn như nếu họ không tán thành về con thi cũng san sẻ nỗi buồn của con, bởi vì cho dù họ chấp nhận để tán thành hay không tán thành con, thì họ cũng vẫn thương yêu con. Đối với những lớp người như thế con luôn sẵn sàng chia sẻ tâm tình của con.

Saint Augustine
Confessions Book X, 4.5


Ngày 29/8/2010

Nhà riêng của bạn ở khắp nơi

Bất cứ ai theo Chúa Giêsu đều không phải là theo để mà muốn sống ở một nơi đặc biệt nào đó (tại nhà cha Sở chẳng hạn), hay ít ra cũng ở một nơi phía trong hàng rào. Bất cứ ai theo Chúa Giêsu đều theo Thiên Chúa, nên không có chỗ nào khác để cư ngụ, mà chỉ ở trong chính Thiên Chúa. Nếu nhìn sự việc theo khía cạnh tiêu cực, thì đây là việc từ bỏ mọi sư, còn nhìn theo mặt khác, thì ở đây đích thực còn mang một ý nghĩa tích cực. Mọi nơi mọi chỗ trên thế gian này, mọi nhà cửa nơi trần thế này thực ra đều thuộc về chúng ta, bởi vì Chúa xuống làm người là Đấng làn chủ tể của vụ trụ, nên nhà của Ngài không thể chỉ coi là một căn nhà nhỏ ở trong một thị trấn nhỏ bé nào đó được. Người sống theo Chúa Giêsu thì thấy mọi nơi đều là nhà, là xứ sở của mình. Đây chính là khía cạnh khá dồi dào của ơn kêu gọi: chúng ta không theo Chúa Giêsu để đi đến cư ngụ ở một nơi nhất định nào đó, ở một căn nhà đặc biệt nào đó. Chúng theo Chúa Giêsu để trở thành con cái Ngài và trở thành anh chị em của Ngài trên khắp hoàn cầu.

Pasquale Foresi
Problematica d’oggi nella Chiesa Roma 1970, pp. 94-95


Ngày 30/8/2010

Không phải chỉ dành cho tu sĩ

Thực tế cho thấy là: từ rất lâu rồi các Người Kitô hữu đã từng coi các lời khuyên Tin Mừng là dành riêng cho lớp người có cuộc đời thánh hiến trong các dòng tu. Người ta thường nói: “Những lời khuyên Tin Mừng thật là cao trọng, nhưng chỉ cao trọng cho nếp sống tu dòng. Còn các Người Kitô hữu – hay các linh mục thuộc giáo phận – là những người sống giữa thế gian thì cần đến một nếp sống khác cùng với tinh thần sống khác.” Những lời khuyên Tin Mừng thực ra không phải là nếp sống đạo đức thực tế hoặc là một sáng kiến sống khổ hạnh chỉ dành riêng cho một số ít người nào đó thôi, nhưng chính là phương thế sống có tính cách bó buộc nhằm áp dụng vào cuộc sống chúng ta, đó là lời mời gọi bước đi theo Chúa Giêsu vì chúng ta đều là Người Kitô hữu. Đối với Chúa Giêsu đây không là một vấn đề mang lý thuyết suông. Ngài nói: “Ai muốn theo Thày mà lại không bỏ cha mẹ anh chị em, vợ con, ruộng vườn... và không từ bỏ mình, từ bỏ sự sống của mình thì không thể trở thành môn đệ của Thày được.” Đây là điều kiển căn bản để bắt đầu cuộc hành trình theo Ngài. Nếu chúng ta muốn trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô, chúng ta không thể bỏ qua những lời khuyên của Tin Mừng được.

Silvano Cola
Scritti e testimonianze Grottaferrata 2007, p. 73


Ngày 31/8/2010

Đời sống độc thân, một hồng an của tình yêu

Đời sống linh mục độc thân là một hồng ân chuẩn bị cho chúng ta tiến về đời sống trên thiên đàng. Một tặng vật lớn lao nhất mà một người có thể dâng hiến cho Chúa Giêsu vào ngày mình trở thành linh mục đó là tâm hồn trinh trong, một thân xác trong sạch. Chúng ta gọi đó là đời sống linh mục độc thân, Đây chẳng khác chi tình yêu tinh tuyền của Chúa Giêsu dành cho Giáo Hội của Ngài mà linh mục là người đại diên cho Ngài. Giáo Hội là nhiệm thể của Chúa Giêsu, là hiền thê của Chúa Giêsu. Đời sống độc thân còn mãnh lực hơn cả khả năng để cho đi, đó là khả năng đón nhận hồng ân Thiên Chúa, đón nhận sự chọn lựa của Thiên Chúa. Các bạn hãy suy nghĩ với tấm lòng mộ mến về một thực tại là chính Ngài là Đấng Tạo Dựng Vũ Trụ dành thời gian cho các bạn là một thụ tạo nhỏ bé của Ngài. Đời sống độc thân của linh mục tạo nên mộ khỏng không gian mmà trong đó chúng ta có thể nhận lãnh được một hồng ân kỳ diệu khác mà chỉ duy mình Chúa Giêsu có và ban cho chúng ta mà thôi, đó là tình thương yêu Thiên Chúa. Trước hết Chúa Giêsu hiến ban chính bản thân mình với một tình thân thích thân mật và trung thành bền vững suốt đời , với lòng nhân hậu và thương mến. Không có điều gi lãm cho sự trung thành của Ngài yếu giảm đi được. Ngài luôn là người trung tín.

Blessed Teresa of Calcutta
Solo per amore Cinisello Balsamo 1993, p. 202


Năm Linh Mục