TƯ TƯỞNG MỖI NGÀY
Năm Linh Mục

Trung Tuần Tháng 9 Năm 2010
Từ 11 đến 20 Tháng 9 Năm 2010
Nguồn Trích: Daily Thought
Focolare Movement: wwww.focolare.org
Bản Dịch: Nam Nguyên

Ngày 11/9/2010

Nét mới mẻ của Mầu nhiệm

“Các bạn đừng hướng chiều theo tâm thức của thế kỷ này, nhưng hãy thay đổi tâm trí mình để vừa thích nghi vừa có thể phân biệt được đâu là ý muốn của Thiên Chúa, đâu là điều tốt được Ngài chấp nhận, và đâu là hoàn thiện.” Các bạn đừng coi trọng các đường lối của các trào lưu đang thịnh hành: hãy coi trọng cơn khát vọng và tiềng kêu cầu của con người đăng trên đường tìm kiếm, không phải tìm kiếm đường lối của trào lưu hiện tại mà Ngài cho rằng chẳng qua chỉ là sự biện minh cho những chuyện đang làm phiền lòng Ngài mà thôi. Các bạn đừng sống theo đường lối sống của thế kỷ này, thay vì vậy hãy biến đổi bản thân mình bằng một cuộc biến đổi liên tục, mà điểm căn bản của nó là sự canh tân, là một sinh động chính yếu và liên tục. Các bạn hãy canh tân để đổi mới cách nhìn ra sự vật, cách suy nghĩ, cách đánh giá vấn đề và cả cách cảm thức của lương tâm mình nữa thì mới phân biệt được thánh ý Chúa cũng như nhận thức được sự ảnh hưởng mà Mầu Nhiệm có thể mang lại ngay lúc đó như: sự thúc đẩy sau lưng, cái nhoi nhói của lương tâm, chuyển động khác thường của trái tim. Vào một giây phút nào đó và qua Thần Khí linh ứng, Mầu Nhiệm tác động những chuyện tương tự như thế, nhờ đó các bạn sẽ thêm lòng quyến luyến và nếm hưởng trước điều thực sự là tốt lành, làm đẹp lòng Đấng Tự Hữu, là điều thiện hảo được hành động theo sự toàn hảo của Ngài.

Luigi Giussani Parole ai preti
Torino 1996, p. 64


Ngày 12/9/2010

Thánh hóa theo hoàn cảnh riêng

Người đời nhiều khi cứ tưởng rằng thánh thiẹn là hệ tại ở những lời cầu nguyện và giảng khuyên đầy sốt mến, và phải sống xa cách thế gian. Họ có linh cảm từ các hình ảnh về những linh mục và nam nữ tu sĩ của qúa khứ. Các linh mục và nam nữ tu sĩ thường hay hiểu sự thánh thiện theo hoạt động xã hội và chính trị: họ muốn ganh đua với người đời. Như thế khiến chúng ta phải đi vào một vương quốc đầy xáo trộn! Thế giới sẽ chẳng được canh tân nếu con người coi sự thánh thiện như là điều gì đó khác biệt với bổn phận chúng ta phải làm trong cảnh ngộ riêng của mình. Người công nhân sẽ được thánh hóa ngay trong nơi làm việc; người chiến sĩ trở nên sống thánh thiện trong đời sống binh ngũ; hoặc như bệnh nhân ở trong nhà thưong, sinh viên học sinh trong việc học hành; người nông phu trong đồng ruộng, linh mục trong sứ vụ; công chức trong văn phòng. Mọi bước đi mới trên đường tiến đến thánh thiện đều là bước đi hy sinh trong việc hoàn thành bổn phận riêng của mình.

Card. François-Xavier Van Thuan
Spera in Dio! Roma 2008, p. 25


Ngày 13/9/2010

Hiệp nhất đời sống

Còn các Linh Mục, vì bị vướng mắc và phân tán bởi nhiều trách nhiệm của chức vụ, nên không khỏi lo lắng tìm phương cách nào để có thể phối hợp đời sống nội tâm của mình với những đòi hỏi của hoạt động bên ngoài. Việc thống nhất đời sống này không thể được thực hiện nguyên bằng cách tổ chức hoàn toàn bên ngoài các công việc của chức vụ hoặc bằng cách thực thi những việc đạo đức này, tuy những việc này giúp phát triển sự thống nhất đời sống Linh Mục. Nhưng các Linh Mục có thể kiến tạo sự thống nhất đời sống khi các ngài theo gương Chúa Kitô trong việc chu toàn chức vụ: lương thực của Người là làm theo ý muốn của Ðấng đã sai Người, để Người hoàn thành công việc của mình... Ðể có thể kiểm soát sự thống nhất đời sống cả trong những hoàn cảnh cụ thể, các ngài phải xét đoán mọi hoạt động của mình cho biết rõ đâu là ý muốn của Thiên Chúa

Second Vaticano Council
Presbyterorum ordinis 14


Ngày 14/9/2010

Điều Thiên Chúa làm, Ngài làm tốt

Đừng nên coi gánh nặng mình đang chịu cần phải báo động! Thiên Chúa sẽ chịu đau khổ cùng với chúng ta. Thiên Chúa nhân từ làm tốt những gì Ngài làm, chẳng hạn như khi ban cho một bà mẹ có nhiều con cái, Ngài cũng quan phòng để ý đến khả năng của bà có thể nuôi nấng được được các con. Đây là dấu chứng của việc Ngài tín nhiệm. Các bạn hãy làm những việc theo một cách thức nào đó để một ngày kia con cái mình sẽ nhớ lại những việc mà quí bạn đã làm hơn là những điều mình đã nói với chúng. Lậy Chúa Giêsu, con xin kết hợp sự đau khổ con với những đau khổ của Chúa. Xin Chúa ban ơn cho con luôn luôn biết hài lòng với cảnh ngộ mà Chúa đặt vào cuộc sống của con. Con sẽ chúc tụng Danh Thánh Chúa và trân trọng đón nhận mọi sự Chúa gửi đến cho con.

Saint Jean Marie Vianney
Scritti scelti Roma 1975, p. 99


Ngày 15/9/2010

Mang Mẹ Maria đi theo với mình

Khi Chúa Giêsu hấp hối, Ngài quay sang Mẹ Maria và nói về đến thánh Gioan rằng : “Lậy Mẹ, đây là con của Mẹ!”(Jn 19:26), rồi Ngài cũng quay về thánh Gioan nói thêm: “Đây là Mẹ của con!” (Jn 1:27). Chúng ta thấy rõ ràng một điều là Chúa Giêsu ủy thác Mẹ Maria cho mọi người Kitô hữu qua thánh Gioan, và còn một điều nữa cũng không ai chối cãi được rằng thánh Gioan là linh mục. Chính vì vậy mà ngày hôm đó, qua thánh Gioan, các linh mục đón nhận từ Chúa Giêsu lời mời gọi, nói đúng hơn một mệnh lệnh: phải coi Mẹ Maria như mẹ mình và đưa mẹ về nhà để phụng dưỡng... Mẹ Maria sống chung với các linh mục. Các ngài luôn phải nhớ như vậy. Dù cho có nhiều lúc các ngài quên đi việc mang Mẹ Maria theo mình, thế nhưng thân mẫu Chúa Giêsu thì chẳng bao giờ quên cả: suốt chiều dài của bao thể kỷ, Mẹ chẳng khi nào quên được lời mà Người Con của Mẹ nhắn nhủ lúc hấp hối. Thực ra Mẹ Maria là sự trợ giúp tốt đẹp nhất mà Chúa Giêsu đã ban cho các linh mục trong sứ mạng phục vụ Giáo Hội. .

Chiara Lubich
Il sacerdote oggi, il religioso oggi Gen’s 12 (1982) n. 6, p. 6


Ngày 16/9/2010

Sắp xếp hoạt động của bạn cho khéo léo

Có nhiều lúc và trong nhiều cảnh ngộ, sự việc cần ngay đến hành động và sự trợ giúp cấp bách. Tuy nhiên vào nhiều trường hợp khác thì nhiều hoạt động cung ứng lại xem chừng đã diễn tiến sai lầm, một điều khó mà tránh được, khiến cho uổng phí thời giờ, cũng nhu gây thiệt hại cho đời sống tinh thần và nội tâm... Có nhiều linh mục để mình hướng chiều theo chủ nghĩa hiếu động của thời đại, và còn coi đó như bổn phận phải thi hành, mà đúng ra các ngài không được yêu cầu phải làm như thế, bởi vì thực sự các hoạt động loại này có thể hoãn lại hay bỏ qua đi được, hoặc ít ra nên coi đó là sinh hoạt thứ yếu. Trong cuộc sống sinh động, nhiều khi người ta lại thấy dễ dàng chậy theo trào lưu thái qúa là những xu hướng cần phải tránh bất cứ giá nào. Các linh mục không nên sao nhãng kinh nguyện hàng ngày là phương thức giúp mình tìm thấy ánh sáng cũng như tìm thấy phương dược sửa chữa các nết xấu. Các ngài nên đặt Chúa trên hết mọi sự, mà để làm được như thế các ngài cần biết thu xếp cuộc sống của mình sao cho có trật tự... Điều tốt đẹp là nên dấn thân phục vụ tha nhân mà không so đo, thế nhưng các ngài chỉ có thể làm được như thế khi mà các ngài biết củng cố linh hồn mình nhờ vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, và sau khi nhận được sự tinh tuyền, sức mạnh, ánh sáng và tình thương yêu của Ngài

Conchita Cabrera De Armida
Sacerdoti di Cristo Roma 2008, pp. 310-311


Ngày 17/9/2010

Mọi sự biến đổi thành vang

Một người soi mình trong gương Có thể thấy mắt mình ở trong đó Nếu như không muốn nhìn vào nó Vậy thì có thể thấy cả thiên đàng Khiến hồn xác ta cùng sướng vui Còn gi hạnh phúc hơn như thế Với ta mầu sắc tươi thoáng nhẹ Vươn lên gọn gàng nét xinh tươi Người tôi tớ trong hoàn cảnh tương tự Sẽ biến thành hoạt động của trời cao Người quét phòng như bổn phận đã trao Cứ làm thế vì đây là hoạt động tốt Đó là viên đá cần phải trân quí Sẽ biến đổi mọi sư trở nên vàng Duyên cớ mà Chúa đoái xuống tràn Chẳng sai biệt đối vơi lời Ngài nói

George Herbert
The Temple. Classics of Western Spirituality New York, Ramsey, Toronto 1981, p. 311


Ngày 18/9/2010

Con dâng hiến hồn xác con lên Cha

Lậy Cha, Con phó dâng hồn xác con trong tay Cha: xin Cha sử dụng con như ý Cha muốn. Bất cứ điều gi Cha làm, con xin cảm tạ Cha Con sẵn sàng cho mọi sư, con xin chấp nhận tất cả. Xin cho thánh ý Cha được trọn vẹn nơi con, và trong mọi tạo vật của Cha. Lậy Chúa, ngoài điều này ra con không mong gì khác. Con phó thác linh hồn con trong tay Chúa. Lậy Chúa Con dâng linh hồn con lên Chúa với trọn vẹn tấm lòng con vì lòng yêu mến Chúa, và vì con rất cần dâng hiến bản thân con rất cần phó mình con trong cánh tay Chúa mà không do dự, nhưng với niềm tin cậy vô điều kiện bởi vì Chúa là Cha của con.

Charles de Foucauld
Preghiera di abbandono


Ngày 19/9/2010

Một sự bầy tỏ con người chúng ta

Không phải điều mà các bạn làm là quan trọng, mà chính điều các bạn cam kết mới là quan trọng. Chắc chắn một điều là các bạn phải làm nhiều sự, và không nên để mình chiều theo tính lười biếng trễ nải, thế nhưng mọi việc chúng ta làm sẽ chỉ mang lại được kết quả nếu công việc ấy nói lên được bản chất con người chúng ta cần phải biểu hiện như thế. Nếu việc chúng ta làm biểu lộ được chúng ta đang kết hợp thân mật với Chúa Kitô, biểu lộ được rằng chúng ta là dụng cụ của Chúa Kitô, là ngôn sứ chuyên chở lời nói của Chúa Kitô, là bàn tay để Chúa Kitô sử dụng khi Ngài hành động: chúng ta nên xác tín và chỉ hành động một cách xác tín triệt để rằng việc chúng ta làm chính là kết quả, là sự phản ảnh của bản chất trung thực của chúng ta là người cần phải sống như thế nào.

Pope Benedict XVI
To Priests of the Diocese of Aosta 25 July 2005


Ngày 20/9/2010

Bị chi phối bởi nhiều chuyện

Sự lo lắng về công việc điều hành một khi muốn đảm nhiệm cách chu đáo đôi lúc sẽ chi phối tâm hồn ta dưới nhiều khía cạnh khác nhau, và con người chúng ta cũng sẽ cảm thấy mất quân bình trong việc sử sự các công việc đặc biệt nào đó bởi vì tâm trí chúng ta hay bối rối và bị phân tán do tình trạng đa đoan nhiều chuyện. Do đâu mà một người khôn ngoan biết dự phòng lại lên tiếng khuyên nhủ: này con ơi, đừng nên ôm đồm quá nhiều công việc (Sirach 11:10); lý do là vì tâm trí chúng ta khó có thể tập trung vào tiến trình của một dự án nào đó trong khi đồng thời lại phải phân tâm về nhiều vấn đề khác. Thêm vào đó, khi tâm trí mình phải trải rộng ra do nhu cầu quan tâm cao độ, thường sẽ rơi vào tình trạng thiếu vắng sự hỗ trợ dè dặt nội tâm. Tâm trí cảm thấy lo toan trước những đòi hỏi của các vấn đề, những việc mà mình có thể biết hay không biết được cặn kẽ, mà thực tế cần phải suy nghĩ về nhiều chuyện một lúc khiến cho mình không biết được đầy đủ. Lý do là vì con người ta một khi xả thân trên mức cần thiết vào những chuyện viển vông, thiết tưởng tâm trí mình sẽ quá bận bịu trên đường đạt tới đích đòi hỏi, để rồi cuối cùng chẳng biết mình đang tiến về đâu.

Gregory the Great,
Pastoral Rule, I, 4. Translated by James Barmby. From Nicene and Post-Nicene Fathers Second Series, Vol. 12. Edited by Philip Schaff and Henry Wace. (Buffalo, NY: Christian Literature Publishing Co., 1895.), p. 3


Năm Linh Mục